Lưu huỳnh vô cơ

Một phần của tài liệu Giáo trình Hoá bảo vệ thực vật (Nghề: Bảo vệ thực vật - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng động Đồng Tháp (Trang 106 - 107)

- Khơng cân đong, pha thuốc, rửa bình bơm gần nơi giếng nước, ao hồ hoặc

a. Lưu huỳnh vô cơ

Lưu huỳnh nguyên tố: Ðược dùng đơn (chủ yếu để xông hơi) hay làm

nguyên liệu để điều chế hay hỗn hợp với các thuốc trừ bệnh khác. Là chất ức chế hơ hấp. Thuốc trừ nấm tiếp xúc, có tác dụng bảo vệ; phổ rộng, ngồi tác dụng trừ nấm cịn có khả năng diệt nhện. Thuốc ít độc với động vật máu nóng. Bị phân huỷ khá nhanh và khơng tích luỹ trong cơ thể. Khơng độc với chim cút, cá, ong và nhiều loài cơn trùng có ích khác, nhưng có thể gây độc cho một số loài ong ký sinh.

Thuốc chứa lưu huỳnh đơn chất (Elosal, Kumulus, Thiovit, Microthiol

supper). Tên hóa học là sulphur, cơng thức hóa học Sx

 Đặc tính: thuốc dạng tinh thể hoặc khơng định hình, màu vàng xám, tan trong carbon disulfur (CS2), ít tan trong các DM khác, phản ứng với sắt và một số kim loại. Lưu huỳnh bốc hơi mạnh ở nhiệt độ cao, khi đốt nóng thì bay hơi, khi để nguội thì thăng hoa, thuộc nhóm độc IV, rất ít độc với người và vật nuôi. TGCL rau ăn quả 3 ngày, dưa , hành, tỏi 4 ngày; rau ăn lá 7 ngày, nho 10 ngày, cây làm thuốc 14 ngày. Thuốc không độc đối với ong mật và cá.

 Cơng dụng và sử dụng: dùng để phịng trừ bệnh phấn trắng cho rau, bắp. Lưu huỳnh phun bột chứa 99,8% liều lượng dùng 15-27kg/ha, hoặc trộn với vôi

tỷ lệ 1:1 hoặc 1:3 (1 vôi:3 lưu huỳnh) rắc cho cây hoặc xử lý đất trừ bệnh ghẻ khoai tây, muội đen hành…

Calcium polysulfide (CaS.Sx): Thuốc trừ nấm và trừ nhện. Ðiều chế

bằng cách nấu 2 phần lưu huỳnh nguyên tố + 1 phần vôi sống + 10 phần nước. Nước cốt thu được ở dạng lỏng, màu mận chín, có mùi trứng thối.Tan tốt trong nước. Bị CO2 và các axit phân huỷ, tạo thành muối sunfua không tan. Sản phẩm phân huỷ là lưu huỳnh, khí H2S và muối sulfua kim loại. Calcium polysulfide có tác dụng trừ nấm và khi phân huỷ tạo thành lưu huỳnh nguyên tố cũng có tác dụng phịng bệnh. Thuốc có tác dụng trừ nấm phổ rộng; ngồi ra còn trừ được rệp sáp và nhện. Hiện nay đã có thuốc gia cơng sẵn bán trên thị trường. It độc với động vật máu nóng.

Calcium polysulfide ( Lime Sulfur).

 Tên hóa học: Calcium polysulfur (lưu huỳnh–vôi). Cơng thức CaS2– CaS2

 Tính chất: thuốc dạng chất lỏng, chứa 15-18g Calcium polysulfur trong 100g dung môi, màu đỏ da cam, tan rong nước.

 Nhóm độc II, LD50 qua miệng 400-500mg/kg. ít độc đối với ong và cá. TGCL 10 ngày. Thuốc có tác động tiếp xúc và xơng hơi.

 Sử dụng: phịng trừ bệnh phấn trắng, nhện đỏ và rệp sáp cho rau màu và CAT. Pha nước với nồng độ 2-3% phun ướt đều lên cây.

Một phần của tài liệu Giáo trình Hoá bảo vệ thực vật (Nghề: Bảo vệ thực vật - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng động Đồng Tháp (Trang 106 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)