- Khơng cân đong, pha thuốc, rửa bình bơm gần nơi giếng nước, ao hồ hoặc
n. Nhóm dẫn xuất của Acid propionic: Kìm hãm hoạt động của acetyl CoA
carboxylase. Tính chọn lọc phụ thuộc sự chuyển hố khác nhau trong lúa và cỏ. Trừ cỏ hại lúa. Tính mẫn cảm của cỏ lồng vực phụ thuộc vào của sự chuyển hoá nhanh của dạng este thành dạng axit hoạt hoá. Ở Việt Nam, hoạt chất Cyhalofop-
Cyhalofop-butyl
Tên thương mại: Clincher 10EC; Figo 100EC; Koler; Linchor; Linhfro
Tên hóa học: Butyl (R)-2-[4-(4-Cyano-2-flophenoxy) phenoxy]- propionate
Tính chất: thuốc kỹ thuật dạng rắn, màu trắng, tan ít trong nước (0,46mg/l ở 20oC), tan trong một số DMHC.
Thuộc nhóm độc IV, LD50 qua miệng >5.000 mg/kg, LD50 qua da > 2.000 mg/kg. ít độc với cá.
Thuốc trừ cỏ chọn lọc, hậu nẩy mầm, tác động với cỏ từ khi nẩy mầm đến khi có 5-6 lá. Diệt được nhiều loại cỏ hòa bản cho ruộng lúa (lồng vực, đi phụng, cỏ mồm), khơng có hiệu quả với cỏ năn lác, cỏ lá rộng.
Sử dụng: chế phẩm 10% (10g/l) trừ cỏ cho ruộng lúa sạ, liều lượng 0,4- 0,6 l/ha, pha nước nồng độ 0,15– 0,2%. Phun 300-400 l/ha, thời gian sử dụng SKS 7-18 ngày.
8. THỰC HÀNH
8.1 PHƯƠNG PHÁP PHA CHẾ THUỐC TRỪ BỆNH BORDEAUX Mục đích Mục đích
- Giúp sinh viên biết các thao tác kỹ thuật và nguyên tắc pha chế thuốc trừ bệnh (Dung dịch Bordeaux 1%).
8.2. Mục đích yêu cầu
- Giúp sinh viên biết cách pha chế thuốc trừ bệnh bordeaux
- Yêu cầu sinh viên phải nắm các thao tác kỹ thuật và nguyên tắc pha chế thuốc trừ bệnh (Dung dịch Bordeaux).
8.3. Nguyên vật liệu, dụng cụ thực hành
- Bình phun thuốc kiểu bơm tay 2 cái
- Xô đựng nước, que khuấy thuốc, mỗi tổ 1 cái - Sulphat đồng (phèn xanh) mỗi tổ 1kg - Giấy đo pH
- Vôi bột 1kg
8.4. Nguyên tắc và phương pháp thực hiện 8.5.1. Đặc điểm 8.5.1. Đặc điểm
Sulphat đồng dạng tinh thể màu xanh dương, không mùi, dễ tan trong nước. Khi nung sulphat đồng ở nhiệt độ cao, các phân tử nước mất đi để cho các tinh thể màu trắng xám. Khi phun lên cây, sulphat đồng dễ gây hiện tượng cháy lá, làm chết cây, nên chỉ dùng để phun lên một số cây khó mẫn cảm với đồng như khoai tây, trà, cà chua, nho...vì thuốc dễ gây độc cho cây, nên thông thường người ta dùng sulphat đồng hỗn hợp chung với nước vôi để tạo thành hỗn hợp bordeaux. Phản ứng xãy ra như sau:
4CuSO4 + 3Ca(OH)2 → CuSO4.3Cu(OH)2 + 3CaSO4
Bordeaux tương đối an tồn cho cây trồng hơn, nhưng khơng công hiệu đối với nấm bệnh phấn trắng. Thuốc ít độc cho người và gia súc.
8.5.2. Công dụng và cách sử dụng
- Cơng dụng: pha dung dịch chuẩn bc-độ 1% sau đó cần xài bao nhiêu thì pha lỗng tiếp. Sử dụng ở nồng độ 1/500 – 1/1.000, Thuốc có khả năng phịng được các bệnh; sương mai hại cà chua và khoai tây, rỉ sắt cà phê, đốm đen cam, phồng lá chấm xám trà, đốm mắt cua thuốc lá, xì mủ cao su, xử lý vườn ươm có thể tưới lên đất trước khi gieo hạt để phòng bệnh vi khuẩn Pseudomonas sp. gây chết cây con thuốc lá và nhiều nấm bệnh, vi khuẩn khác trong đất.
- Bordeaux sử dụng ở tỉ lệ nồng độ 1:1:100 (1kg sulphat đồng + 1kg vơi +100 lít nước), thuốc có tác động vạn năng, phịng trị được các bệnh giống như sulphat đồng, tuy nhiên ít hiệu lực với bộ nấm phấn trắng Erysiphales
8.5.3. Cách pha thuốc Bordeaux
- Đổ nước đồng vào nước vơi để có dung dịch hơi kiềm
- Cân 1kg sulphat đồng, bọc trong 1 mảnh vải thưa, ngâm trong 1 thùng đựng 80 lít nước đến khi tan hồn tồn.
- Cân 1kg vôi sống (bọc trong 1 mảnh vải thưa khác) ngâm trong 1 thùng đựng 20 lít nước.
- Đổ nước sulphat đồng từ từ vào nước vôi, vừa đổ, vừa khuấy đều. Dung dịch pha phải tương đối kiềm (màu hơi lợt), sử dụng giấy đo pH để đo (pH phải #7)
- Có thể cân đối lượng sulphat đồng - vơi - nước để có được 1 hỗn hợp có thể tích nhỏ đủ dùng.
* Chú ý: thuốc pha xong phải dùng ngay Thực hành:
Pha dung dịch Bordeaux: mỗi tổ pha 50g sulphat đồng + 50g CaO > 5lít nước và phun lên cây bệnh
Câu hỏi ôn tập
Câu 1. Tại sao phải dùng dung dịch bordeaux trừ bệnh? Câu 2. Cách pha dung dịch Bordeaux?
Câu 3. Bordeaux khơng có tác dụng với nấm gì?
Câu 4. Nguyên tắc để pha Bordeaux trừ nấm có hiệu quả.