Nhóm thuốc trừ sâu gốc lân hữu cơ:

Một phần của tài liệu Giáo trình Hoá bảo vệ thực vật (Nghề: Bảo vệ thực vật - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng động Đồng Tháp (Trang 71 - 77)

- Khơng cân đong, pha thuốc, rửa bình bơm gần nơi giếng nước, ao hồ hoặc

1. Thuốc trừ sâu (Insecticides):

1.3. Nhóm thuốc trừ sâu gốc lân hữu cơ:

Thuốc trừ sâu lân hữu cơ (viết tắt OP -) là nhóm thuốc trừ sâu lớn, ra đời sau nhóm Clo hữu cơ. Chúng là dẫn xuất của các ester trung tính hay amid của axit phosphoric mang gốc P-O hay thiophosphoryl (P-S). Cơng thức hóa học có chứa

Dieldrin Endrin O Cl Cl Cl Cl Cl Cl Cl Cl Cl Cl Cl Cl Cl Cl Cl Cl

P,C,H,O,S... phổ rộng diệt được nhiều loại sâu hại thuộc bộ Coleopterra, Lepidoptera, Hemynoptera, Hemiptera. Cấu trúc hóa học:

X O (hay S) Trong đó: P X: nhóm Alkin oxy R: gốc hợp chất hữu cơ X O (hay S) __R

Khác với các thuốc trừ sâu clo hữu cơ, các thuốc lân hữu cơ : Có phổ tác động rộng hơn (trừ sâu, trừ nhện và tuyến trùng).

Tác động nhanh và mạnh đến côn trùng bằng con đường tiếp xúc, vị độc; một số thuốc trong nhóm cịn có tác dụng xơng hơi, nội hấp và xông hơi. Nhiệt độ môi trường tăng cao, hiệu lực của thuốc O-P cũng tăng.

Các thuốc trong nhóm độc với động vật máu nóng; rất độc đối với cá và ong mật; dễ gây hại các loài ký sinh thiên địch và các sinh vật hoang dã; khá an toàn đối với thực vật. Việc dùng các thuốc lân hữu cơ không hợp lý dễ gây hậu quả xấu với môi sinh.

Các thuốc O-P có tính hố học kém bền vững, nên có thời gian hữu hiệu ngắn, khơng tích luỹ trong mơi trường. Ðể tiện sử dụng, các thuốc trừ sâu lân hữu cơ được chia thành 2 nhóm: Thuốc trừ sâu, nhện lân hữu cơ tiếp xúc và thuốc trừ sâu lân hữu cơ nội hấp. Các thuốc lân hữu cơ bị cấm dùng ở Việt nam đến 4/2005: Dimecron, Ethyl Parathion, Methamidophos, Methidathion (trừ cả nhện), Methyl parathion, Monocrotophos.

Methyl parathion (MP) (Metaphos, Wofatox, Folidon M, Metacid,

Baladan-M). Dạng chế phẩm thường gặp 50ND, 1,5BR. Tên hóa học: O,O- Dimetyl-O-(p-nitrophenol) thiophosphat. Cơng thức hóa học C10H14NO5PS , cấu tạo:

NO2 S

CH3O - P – O

 Tính chất vật lý: hoạt chất tinh khiết khơng màu, nóng chảy ở 35-36oC, dễ bay hơi ở nhiệt độ cao, ít tan trong nước, tan tốt trong dung môi hữu cơ (DMHC).

 Tính chất hóa học: thủy phân mạnh trong môi trường kiềm, dễ bị ánh sáng và nhiệt độ phân hủy. Tính độc nhóm I, LD50 (chuột)=25-50mg/kg, độ độc cấp tính cao nhưng khơng tích lũy trong cơ thể động vật, an toàn đối với cây trồng ở liều khuyến cáo.

 Cơng dụng: thuốc có tác động tiếp xúc, vị độc, xơng hơi và thấm sâu có phổ tác dụng rộng, có khả năng diệt trứng, chủ yếu để phòng trừ sâu nhai gặm và một số cơn trùng chích hút, nhện trên lúa, bắp, mía, rau, đậu, trà, cà phê, thuốc lá, bông vải. Không hổn hợp thuốc với các chất kiềm mạnh. Thuốc tăng hiệu lực khi hổn hợp với Bassa, DDT, Toxaphen…không dùng với nồng độ quá cao.

Basudin (Diazinon): tên hóa học là O,O-dietyl-O-(2-isopropyl-4metyl

pyrimidin-6)-thiophosphat. Dạng chế phẩm 10H, 50ND. Cơng thức hóa học C12H21N2O3PS, cấu tạo hóa học:

 Tính chất vật lý: Diazinon tinh khiết dạng dầu khơng màu, ít tan trong nước và tan nhiều trong dung môi hữu cơ (DMHC), khơng ăn mịn kim loại.

 Tính chất hóa học: thủy phân trong mơi trường acid lẫn môi trường kiềm. LD50 qua miệng =1.250mg/kg, LD50 qua da =2.150mg/kg, thuộc nhóm độc II; có tác động tiếp xúc, vị độc, thấm sâu và một phần xông hơi, phổ tác dụng rộng. Thời gian cách ly 14 ngày. Có khả năng hổn hợp với Fenobucarb (Vibaba) Isoprocarb, Chlorpyrifos.

 Công dụng: Basudin 10H dùng để bón vào đất hoặc Diazinon 20- 60ND dùng để trừ sâu đục thân, sâu năng hại lúa, bọ phấn truyền bệnh xoắn lá cà chua

Sumithion (Fenitrothion, Metathion, Methylnitrophos, Folithion).

Dạng chế phẩm 10, 50, 80ND; 3,50B; 25, 40DD…Tên hóa học là O,O-dimethyl 0-4-nitro-m-tolyl phosphorothioate. Cơng thức hóa học C9H12NO5PS, có cấu trúc:

S O – P – OC2H5 (CH3)2CH N N CH3

 Tính chất: rất giống Methyl parathion (MP), nhưng trong nước và môi trường kiềm sumithion thủy phân chậm hơn. Nhóm độc II, LD50 qua miệng=250mg/kg, LD50 qua da=2.500mg/kg, ít độc đối với người và động vật máu nóng, độc TB với cá.

 Sử dụng giống methylparathion

Naled (Bromchlophos, Dibrom 50EC, 96EC; Flibol 50EC, 96EC). Tên

hóa học: 1,2-Dibrom-2,2-dichloroethyl-dimetylphosphate. Cơng thức C4H7Br2Cl2PO4, cấu tạo hóa học:

O

CH3O - P – O – CH – CCl2Br OCH3 Br

 Đặc tính: thuốc kỹ thuật dạng rắn màu trắng, khơng tan trong nước, tan trong DMHC là các hợp chất thơm; thủy phân trong môi trường nước và kiềm, phân hủy dưới ánh sáng mặt trời.

 Nhóm độc I, LD50 qua miệng = 92-191mg/kg, LD50 qua da= 1.100mg/kg TGCL 14 ngày. Tác động vị độc, tiếp xúc có khả năng thấm sâu và xông hơi, phổ rộng.

 Cơng dụng: phịng trừ nhiều loại sâu ăn lá, chích hút và nhện, có hiệu lực cao với các loại ruồi, muỗi hoặc pha vào bả Methyl Eugenol để nhữ ruồi đục quả. Có dạng hổn hợp với Cypermethrin. Chế phẩm 50% EC sử dụng với liều 1- 2 l/ha, pha nước nồng độ 0,2-0,4%. Khi sử dụng có thể pha chung với nhiều loại thuốc trừ sâu bệnh khác.

Trichlorofon (Chlorophos): tên thương mại Biminy 40EC, 90SC; Dilexson 90WP; Dip 80SP; Diptecide 90WP; Sunchlorofon 90SP; Terex 50EC, 90SP. S CH3O –P – O – NO2 CH3

 Tên hóa học: Dimethyl (2,2,2-trichloro- 1- hydroxyethyl) phosphonate. Cơng thức C4H8PO4Cl3, cấu tạo hóa học:

 Tính chất: thuốc kỹ thuật dạng tinh thể màu trắng, tan trong nước, benzene, rượu ethylic và nhiều dung mơi hữu cơ khác, ăn mịn kim loại.

 Nhóm độc II, LD50 qua miệng = 250mg/kg, LD50 qua da = 5.000 mg/kg. TGCL đối với hoa màu 7 ngày, ngũ cốc 10 ngày. Thuốc có tác động tiếp xúc, vị độc, có khả năng xơng hơi và thấm sâu nhẹ, phổ tác dụng rộng, có hiệu lực cao với sâu bộ 2 cánh (ruồi, muỗi).

 Cơng dụng: phịng trừ sâu keo, bọ xít hại lúa, sâu đục thân, sâu ăn lá, châu chấu hại ngô, sâu tơ, sâu xanh, ruồi đục lá hại rau, sâu khoang, bọ phấn hại thuốc lá, bọ xít muỗi, sâu chùm, sâu cuốn lá hại trà, ruồi đục trái hại cây ăn trái; còn dùng làm bã độc diệt sâu xám, sâu keo và ruồi. Liều sử dụng 0,75-1,5 kg a.i./ha, pha nước với nồng độ 0,2-0,3%. Có thể pha chung với nhiều loại thuốc trừ sâu bệnh khác.

Methidathion

 Tên thương mại: Supracide 40EC/ND; Suprathion 40EC

 Tên hóa học: O,O – dimethyl phosphorodithioate, S – ester with 4- (mercaptomethyl)-2-methoxy Δ2-1,3,4- thiadiazolin-5-one. Cơng thức hóa học:

 Đặc tính: thuốc nguyên chất ở dạng tinh thể không màu, không tan trong nước, tan nhiều trong DMHC, khơng ăn mịn kim loại, tương đối bền trong mơi trường trung tính và acid nhẹ, thủy phân nhanh trong môi trường kiềm.

O OH

CH3O – P – CH – CCl3 CH3O

 Nhóm độc I, LD50 qua miệng = 44mg/kg, LD50 qua da = 640 mg/kg, độc với ong và cá. TGCL 21 ngày, cà chua 7 ngày. Thuốc có tác động tiếp xúc, vị độc và thấm sâu mạnh, phổ tác dụng rộng.

 Công dụng: Phòng trừ nhiều loại sâu đục thân, ăn lá, chích hút và nhện, đặc biệt có hiệu lực cao đối với rệp sáp cho nhiều loại cây trồng. Dùng trừ sâu xanh hại rau, sâu tơ, sâu hồng, rầy, rệp, nhện đỏ hại bơng. Có thể pha chung với nhiều loại thuốc trừ sâu khác. Chế phẩm sữa 40% hoạt chất dùng 1-2 lít/ha, pha với nồng độ 0,2-0,3% phun ướt đều lên cây.

Dimethoate

 Tên thương mại: Bi 58, Bian, Tigithion, Bai-58, Binh, Bini; Bitox; arriphos, phosphamid, By – 90 40EC, Thimetion…, dạng chế phẩm thường gặp: 40, 50EC hoặc ND, 20BTN, 3BR

 Tên hóa học: O,O-Dimethyl-S-(N-methylcarbamidomethyl) dithiophos- phate. Cơng thức C5H12NO3PS2, cấu trúc hóa học:

S O

(CH3O)2 – P – S – CH2 – C – NH – CH3

 Tính chất: thuốc dạng tinh thể màu trắng, tan trong DMHC, tan khá nhiều trong nước (39g/l). Tương đối bền trong mơi trường acid và trung tính, thủy phân nhanh trong mơi trường kiềm, ăn mịn sắt.

 Nhóm độc II, LD50 qua miệng =235mg/kg, LD50 qua da > 400 mg/kg. Tương đối độc với ong và cá. TGCL ngũ cốc 21 ngày, rau 7 ngày, lúa và cây ăn trái 14 ngày; độc đối với cá và ong mật. Thuốc có tác động tiếp xúc, vị độc và khả năng nội hấp mạnh, phổ tác dụng rộng.

 Công dụng: trừ nhện và các sâu chích hút như rầy, rệp, bọ xít, bọ trĩ hại lúa, rau, đậu, cây công nghiệp và cây ăn quả. Liều sử dụng 1-2 l/ha, pha nước nồng độ 0,2-0,3% phun ướt đều lên lá. Có khả năng pha chung với nhiều loại thuốc trừ sâu bệnh khác.

Chlorpyrifos Methyl

 Tên thương mại: Monltar 3G, 7.5EC, 20EC, 40EC; Sago-Super 20EC, 3G; Siêu sao 40EC; Taron 50EC.

 Tính chất: Thuốc dạng tinh thể trắng, ít tan trong nước, tan trong aceton, benzene và nhiều DMHC. Nhóm độc II, LD50 (qua miệng) =1.100-2.250 mg/kg, LD50 qua da > 2.000 mg/kg. Tương đối độc với ong và cá. TGCL 7-10 ngày. Thuốc có tác động tiếp xúc, vị độc và xơng hơi. Phổ tác dụng rộng.

 Công dụng: dùng để phịng trừ sâu đục thân, ăn lá và chích hút cho nhiều loại cây trồng, xử lý sâu mọt trong kho. Dạng hạt dùng để rải xuống ruộng lúa, liều 15-20 kg/ha; dạng nhũ dầu pha 0,3-0,4%

Một phần của tài liệu Giáo trình Hoá bảo vệ thực vật (Nghề: Bảo vệ thực vật - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng động Đồng Tháp (Trang 71 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)