Tác động của thuốc BVTV đến sinh vật sống trong đất 1 Tác động của thuốc BVTV đến các sinh vật sống trong đất:

Một phần của tài liệu Giáo trình Hoá bảo vệ thực vật (Nghề: Bảo vệ thực vật - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng động Đồng Tháp (Trang 45 - 46)

6.1. Tác động của thuốc BVTV đến các sinh vật sống trong đất:

Một số thuốc trừ sâu làm giảm số lượng cá thể của các loài động vật sống trong đất ngay cả ở liều sử dụng. Một số khác không những không gây hại, mà cịn làm tăng các lồi động vật sống trong đất. Tác hại nặng nhẹ của các thuốc trừ sâu đến các loài động vật sống trong đất phụ thuộc chủ yếu vào loại thuốc, liều lượng và nồng độ, phương pháp sử dụng thuốc và điều kiện ngoại cảnh. Nhìn chung các thuốc trừ nấm ít gây hại đến những động vật khơng xương sống có ích sống trong đất. Có một số trường hợp đặc biệt: Nồng độ đồng trong đất 2000ppm đã giết chết 100% giun đất ở vườn cây ăn quả. Các thuốc trừ nấm xông hơi khi dùng xử lý đất, đã làm giảm số lượng bọ đi bật, và các lồi rết, cuốn chiếu trong đất.

6.2. Tác động của thuốc BVTV đến hệ vi sinh vật ( VSV) đất:

VSV đất giữ vai trò chủ yếu trong q trình chuyển hố vật chất trong đất. Số lượng và thành phần của VSV đất phản ánh độ phì nhiêu của đất và ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của cây. Thuốc BVTV gây tác động rất khác nhau đến quần thể VSV sống trong đất. Thuốc trừ sâu ở liều thông dụng thường ít tác động xấu đến quần thể VSV đất, nhiều khi ở liều này, thuốc cịn kích thích VSV đất phát triển. Nhưng ở liều lượng cao, thuốc trừ sâu ảnh hưởng xấu đến VSV đất, kéo dài thời gian tác động của thuốc (Raglu & Mac Rae,1967; Tu,1970; Wolfe, 1973). Cũng có loại thuốc trừ sâu ngay ở liều thấp cũng hạn chế sự gây hại của VSV đất.

Thuốc trừ bệnh tác động mạnh đến quần thể VSV đất. Các sinh vật có ích như vi khuẩn nitrit và nitrat hố, vi khuẩn phản nitrat, vi khuẩn cố định đạm, vi khuẩn phân giải chitin rất mẫn cảm với thuốc trừ bệnh (cả thuốc trừ bệnh xông hơi lẫn thông dụng). Nhiều nấm đối kháng như nấm Trichoderma viride chống chịu được nhiều loại thuốc trừ bệnh (Ruhloff & Burton 1954; Martin,1957; Domsh, 1959; Brown, 1978).

Thuốc trừ cỏ tác động rất khác nhau đến quần thể VSV đất, tuỳ theo loại thuốc, liều lượng dùng và nhóm sinh vật. Một số thuốc trừ cỏ chỉ tác động xấu đến một số nhóm VSV này, nhưng lại ít ảnh hưởng đến các các nhóm VSV khác.

Nhìn chung, ở liều trừ cỏ, thuốc không tác động xấu đến hoạt động của VSV đất ( Zemaneck, 1971; Fryer & Kirland, 1970; Nguyễn Trần Oánh, 1983).

6.3. Phương hướng khắc phục những ảnh hưởng bất lợi của thuốc BVTV đến quần thể sinh vật sống trong đất: quần thể sinh vật sống trong đất:

Dùng thuốc đúng đắn và kết hợp hài hồ với các biện pháp phịng trừ khác trong hệ thống phòng trừ tổng hợp là phương hướng cơ bản khắc phục các tác hại xấu của thuốc BVTV gây ra cho quần thể sinh vật sống trong đất.

Tạo điều kiện thuận lợi cho các loài sinh vật trong đất phát triển như pH thích hợp, đủ dinh dưỡng và chất hữu cơ, giữ đủ độ ẩm đất, xới xáo tạo điều kiện cho đất thoáng, cũng làm giảm được tác hại của thuốc BVTV đến đất đai.

Cấy thêm các loài vi sinh vật hay các enzym ngoại bào để tăng khả năng phân huỷ thuốc trong đất, thay đổi tính keo tụ của đất cũng có thể làm giảm ảnh hưởng xấu của thuốc đến đất .

Một phần của tài liệu Giáo trình Hoá bảo vệ thực vật (Nghề: Bảo vệ thực vật - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng động Đồng Tháp (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)