Thuốc trừ sâu gốc pyrethroit (cúc tổng hợp):

Một phần của tài liệu Giáo trình Hoá bảo vệ thực vật (Nghề: Bảo vệ thực vật - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng động Đồng Tháp (Trang 83 - 87)

- Khơng cân đong, pha thuốc, rửa bình bơm gần nơi giếng nước, ao hồ hoặc

1. Thuốc trừ sâu (Insecticides):

1.5. Thuốc trừ sâu gốc pyrethroit (cúc tổng hợp):

Hoạt chất là Pyrethrin được ly trích từ cây hoa cúc Chrysanthenum cinerariaefolium và Chrysanthenum roseum vào những năm 1960, rất độc đối với

côn trùng và nhện. Cơng thức hóa học có nhiều dạng đồng phân nên rất phức tạp. Trên cơ sở bắt chước của hoạt chất Pyrethrin, người ta đã tổng hợp và phát triển thành nhóm thuốc trừ sâu pyrethroid (hiện có trên 30 hoạt chất) với hoạt tính trừ sâu và độ bền quang học cao hơn. Các hợp chất pyrethroid đều tan mạnh trong chất béo, gần như không tan trong nước, nên chúng có hiệu lực tiếp xúc mạnh, vị độc, xông hơi yếu. Các sản phẩm pyrethroid rất an tồn với mơi trường .

Pyrethroid có phổ tác dụng rộng, chuyên biệt với cơn trùng (CT) chích hút và CT miệng nhai, đặc biệt là côn trùng bộ cánh vãy. Tác động hệ thần kinh, gây thiếu oxy, gây độc cấp tính yếu.

Tác động nhanh: tiếp xúc, vị độc, xơng hơi yếu. Ngồi ra cịn có tác động xua đuổi côn trùng, Sâu nhện bị trúng độc nhanh. Không tồn tại lâu trong môi trường, dễ phân hủy bởi ánh sáng và nhiệt độ

Sử dụng liều rất thấp so với gốc Clo, lân và Carbamat. Chất độc thải ra ngoài qua đường nước tiểu, giải độc giống như nhóm thuốc gốc lân và Carbamat. Ít độc với mơi trường và động vật máu nóng, gây tính kháng nhanh khi sử dụng nhiều . Thuốc có thể hỗn hợp với nhiều thuốc trừ sâu lân hữu cơ để phịng trừ sâu hại trong nơng nghiệp. Không hỗn hợp với các thuốc chứa kiềm. Thời gian cách ly ngắn .

Tuy nhiên, khi dùng các thuốc pyrethroid cần chú ý phịng ngừa sự hình thành tính kháng thuốc của các lồi sâu nhện. Hiện tượng kháng chéo pyrethroid của sâu nhện với các thuốc clo, lân hữu cơ và cacbamat vẫn thường gặp.

Các hợp chất pyrethroid có cấu trúc hố học lập thể phức tạp, sự thay đổi cấu trúc trong các hợp chất pyrethroid quyết định đến hiệu lực của thuốc. Dùng đơn hoặc phối hợp các đồng phân. Căn cứ vào cấu trúc phân tử, người ta chia pyrethroid thành 2 dạng khác nhau và có triệu chứng ngộ độc khác nhau:

- Dạng pyrethroid I: Khơng có nhóm a-cyanopyrethroid gồm pyrethrin tự nhiên, Allethrin, Tetramethrin, Resmethrin, Permethrin, Kadethrin, Phenothrin, v.v...gây bồn chồn, run toàn thân tương tự trúng độc DDT.

- Dạng pyrethroid II: có a-cyanopyrethroid bao gồm Cypermethrin, Deltamethrin, Fenvalerat...gây quằn quại, run toàn thân, tiết nhiều nước bọt, cử

động rời rạc và chết. Biểu hiện hai triệu chứng này ở côn trùng yếu hơn ở động vật máu nóng.

Permethrin (Ambush)

 Tên thương mại:Asitrin 10EC; Map-Permethrin, Fullkill 10EC, 50EC; Peran…

 Tên hóa học: 3-phenoxybenzyl (1RS)-cis, tran 3-(2,2-dichlorovinyl)-2,2- dimethylcyclopropanecarboxylate. Cơng thức hóa học: C21H20Cl2O3

 Tính chất: thuốc ở thể rắn hoặc lỏng, màu nâu vàng nhạt. Ít tan trong nước, tan trong nhiều DMHC. Tương đối bền trong môi trường acid, dễ thủy phân trong môi trường kiềm, không ăn mịn nhơm. Nhóm độc II, LD50 qua miệng = 430mg/kg, LD50 qua da > 3.000 mg/kg độc xông hơi LC50=23,5 mg/l trong khơng khí. Ít độc với cá và độc với ong. Thuốc có tác động tiếp xúc, vị độc có tính xua đuổi cơn trùng. Phổ tác dụng rộng, có thể diệt trứng sâu. TGCL 4 ngày với xà lách, dưa chuột, 7 ngày với bắp cải, 14 ngày với khoai tây và cây ăn trái.

 Cơng dụng: phịng trừ sâu tơ hại rau , sâu xanh, sâu khoang, sâu đục trái hại đậu, bông, thuốc lá, sâu ăn lá hại cây ăn trái (CAT), bọ trĩ, bọ xít, sâu cuốn lá hại lúa, rệp sáp cà phê, sâu vẽ bùa cây có múi. Liều dùng 50-150g a.i/ha. Chế phẩm sữa 10% pha ở nồng độ 0,1-0,2%. Khơng pha chung với thuốc có độ kiềm cao (bordeaux)

Cypermethrin:

 Tên thương mại: Cyper 25EC, Cyperan 5,10,25EC; Cypermap, Cyperkill, Carmethrin, Biperin 100EC; Sherpa; Shertox; Sec-Saigon; Southsher; Superrin; Tiper…Cấu tạo hóa học:

Cl O

C = CH C – O – CH2 –

O Cl CH3 CH3

 Tính chất: thuốc ở dạng đặc sệt, không tan trong nước, tan trong nhiều DMHC. Tương đối bền trong môi trường trung tính và acid nhẹ, thủy phân trong mơi trường kiềm. Khơng ăn mịn kim loại. Nhóm độc II, LD50 qua miệng= 250mg/kg, LD50 qua da > 16.000 mg/kg. Độc với cá và ong. Thuốc có tác động tiếp xúc, vị độc, ngồi ra cịn có tính xua đuổi làm sâu biếng ăn. Phổ tác dụng rộng, có thể diệt trứng sâu. TGCL 7 ngày với rau ăn lá, 3-4 ngày với rau ăn quả, 14 ngày với bắp cải và 21 ngày với hành.

 Cơng dụng: phịng trừ nhiều loại sâu ăn lá, sâu chích hút và nhện cho nhiều loại cây trồng như sâu xanh, sâu tơ, rệp hại rau, sâu xanh da láng, sâu khoang, sâu hồng, bọ xít, rệp, rầy xanh, bọ cánh tơ hại trà, sâu vẽ bùa, sâu đục quả…Liều lượng sử dụng 50-100g.a.i/ha. Chế phẩm 25EC dùng 0,2-0,4 l/ha pha với 300-400 lít nước.

Alpha Cypermethrin

 Tên thương mại: Fastac 5EC, Alpha, Ace, Alphan…

 Đặc tính: thuốc dạng tinh thể, khơng tan trong nước, tan trong DMHC. Tương đối bền trong mơi trường trung tính và chua, phân hủy trong môi trường kiềm và dưới tác dụng của ánh sáng. Nhóm độc II, LD50 qua miệng = 79mg/kg, LD50 qua da < 2.000 mg/kg. Ít độc với cá và tương đối độc với ong. Thuốc có tác động tiếp xúc, vị độc. Phổ tác dụng rộng. TGCL: rau ăn lá 7 ngày, rau ăn quả 3 ngày, CAT 14 ngày và cây có dầu 35 ngày.

 Cơng dụng: phịng trừ nhiều loại sâu ăn lá, sâu chích hút cho lúa, rau, màu, CAT, CCN như sâu cuốn lá, bọ trĩ, bọ xít, sâu tơ, sâu xanh, sâu khoang, dòi đục lá, đục quả, rệp…Liều lượng sử dụng 10-20g.a.i/ha (≈ 0,2-0,4 l/ha). Chế phẩm 25EC dùng 0,2-0,4 l/ha pha với 300-400 lít nước.

Deltamethrin

 Tên thương mại: Bitam 2,5EC; Decis 2,5EC, 25tab, 250WDG; Delta, Deltox, Videci, Toxcis, Wofacis…

Cl O CN C = CH C – O – CH –

O Cl CH3 CH3

 Tên hóa học:(S)–α-cyano-3-phenoxybenzyl (1R,3R)-3-(2,2- dibromovinyl)-2,2- dimethylcyclopropanecarboxylate. Cơng thức hóa học: C21H17O3NBr

 Tính chất: thuốc dạng bột rắn, màu trắng. Tương đối bền trong điều kiện tự nhiên. Không tan trong nước, tan trong nhiều DMHC. Khơng ăn mịn kim loại. Nhóm độc II, LD50 qua miệng = 128,5- 5.000mg/kg, LD50 qua da > 2.000 mg/kg. Độc với cá và ong. Thuốc có tác động tiếp xúc, vị độc. Phổ tác dụng rộng. TGCL 14 ngày với hành, rau ăn lá, 3-4 ngày với rau ăn quả, 28 ngày với cây làm thuốc.

 Cơng dụng: phịng trừ nhiều loại sâu ăn lá, sâu chích hút rau, đậu, CAT, cây cơng nghiệp như sâu tơ, sâu xanh, sâu khoang, sâu đục quả, rầy, rệp, bọ phấn, bọ xít, ve, ruồi, muỗi trong y tế. Decis 2,5EC dùng với lượng 0,3-0,5 l/ha cho rau, đậu, bơng, pha với 300-400 lít nước. CAT, CCN pha 0,03-0,05% phun ướt đều lên lá.

Fenvalerate

 Tên thương mại: Sumicidin, Pydrin, Cantocidin 20EC; Leva, Pathion, Sagomycin, Sudin…

 Tên hóa học: (RS)-α-cyano-3-phenoxybenzyl (RS) – (4-Chlorophenyl)- 3-methylbutyrate. Cơng thức hóa học: C25H22O2NCl.

 Tính chất: thuốc ở thể lỏng, không tan trong nước, tan trong nhiều DMHC. Tương đối bền dưới tác động của nhiệt độ và ánh sáng mặt trời, bền trong acid hơn kiềm, khơng ăn mịn kim loại. Nhóm độc II, LD50 qua miệng = 451mg/kg, LD50 qua da > 5.000 mg/kg. Độc với cá và ong. Thuốc có tác động tiếp xúc, vị độc có tính xua đưổi cơn trùng. Phổ tác dụng rộng. TGCL 14 ngày với rau ăn lá,bắp cải, 21 ngày với khoai tây, ngũ cốc và cây ăn trái. Không dùng cho cây làm thuốc.

 Cơng dụng: phịng trừ sâu tơ, sâu xanh, bọ nhảy, rệp hại rau, sâu xanh, sâu khoang, rệp hại đậu, sâu ăn lá, rệp hại bắp, sâu loang, bọ xít, rầy, rệp hại bơng, sâu vẽ bùa, rệp hại CAT. Liều lượng sử dụng 50-100g a.i./ha, pha 0,1-0,2%.

1.6.1. Các thuốc trừ sâu vi sinh: gồm các loài vi khuẩn, virus, mycoplasma, nấm, protozoa, tuyến trùng, trừ sâu gây bệnh và ký sinh được phân lập, gia công thành sản phẩm thương mại, lây nhiễm cho cây, côn trùng và nhện bị nhiễm bệnh và chết.

Một phần của tài liệu Giáo trình Hoá bảo vệ thực vật (Nghề: Bảo vệ thực vật - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng động Đồng Tháp (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)