Thuốc trừ bệnh

Một phần của tài liệu Giáo trình Hoá bảo vệ thực vật (Nghề: Bảo vệ thực vật - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng động Đồng Tháp (Trang 102 - 106)

- Khơng cân đong, pha thuốc, rửa bình bơm gần nơi giếng nước, ao hồ hoặc

6. Thuốc trừ bệnh

Thuốc trừ bệnh còn gọi là thuốc trừ nấm, trừ vi khuẩn…gồm các hợp chất có nguồn gốc hố học và sinh học, có tác dụng ngăn ngừa hay diệt trừ các loài vi sinh vật gây hại cho cây trồng và nông sản...Từ giữa thập niên 90 của thế kỷ 20, đã xuất hiện một số chế phẩm thuốc trừ bệnh có khả năng phịng trừ một số bệnh do virus gây ra trên cây họ cà; một số thuốc trừ bệnh cịn có khả năng trừ tuyến trùng, trừ sâu và trừ cỏ.

Thuốc trừ bệnh có tác dụng bảo vệ cây trồng tốt hơn là diệt nguồn bệnh. Trừ một số thuốc trừ bệnh thuỷ ngân hữu cơ, rất độc với động vật có vú; nói chung, độ độc cấp tính của các thuốc trừ bệnh thấp hơn các thuốc trừ sâu.

6.1. Phân loại theo kiểu tác động: thuốc trừ bệnh được chia thành 3 nhóm:

 Thuốc trừ bệnh có tác dụng diệt trừ: là các thuốc có tác dụng nội hấp và kháng sinh, hoặc các sản phẩm chuyển hố của chúng có khả năng ngăn ngừa hoặc tiêu diệt các giai đoạn sinh sản của nấm, vi khuẩn ở cả bên ngoài và bên trong cây. Một số khác, thuốc có thể gây nên những biến đổi trong quá trình sinh lý, sinh hố của cây, tạo nên miễn dịch hoá học của cây đối với vật gây bệnh. Chúng có tác dụng cả phịng và trừ bệnh.

 Thuốc trừ bệnh có tác dụng bảo vệ cây: là các thuốc có tác dụng tiếp xúc hay lưu tồn, có khả năng ngăn chặn sự lây lan của nấm và vi khuẩn, nhưng khơng có tác dụng tiêu diệt nấm bệnh khi chúng đã xâm nhập vào bên trong cây trồng. Các thuốc trừ nấm hiện nay phần lớn nằm trong nhóm này.

 Thuốc trừ bệnh có tác dụng ngăn cản khả năng hình thành cá thể mới: là các thuốc trừ bệnh, có tác động làm tăng sức đề kháng cho cây, ngăn cản vi sinh vật gây hại khơng hình thành được các cơ thể mới, kéo dài thời gian ủ bệnh, giúp cây vượt qua được giai đoạn nhiễm bệnh. Hiện có 7 hoạt chất thuốc diệt virus đều nằm trong nhóm này.

Phân loại theo nguồn gốc hóa học: 6.1. Nhóm thuốc chứa thủy ngân

Bao gồm các hợp chất thuỷ ngân vô cơ và hữu cơ, được dùng để phun lên cây, xử lý hạt giống lúa cho nhiều loại cây màu, cây ăn quả, cây công nghiệp; một số rất ít được dùng để xử lý đất (ngồi tác dụng trừ nấm và vi khuẩn, cịn có tác dụng trừ sâu). Các thuốc trừ bệnh hữu cơ thuỷ ngân có hiệu lực trừ bệnh khơng cao bằng các hợp chất vô cơ. Ðộ bay hơi của thuốc càng cao, hiệu lực trừ bệnh càng mạnh.

Tất cả các thuốc trong nhóm này đều rất độc đối với người và động vật máu nóng, tồn lưu và tích luỹ trong mơi trường. Trong cơ thể động vật có vú, chúng gây hại hệ thần kinh trung ương, gây rối loạn cử động, giọng nói run, sức nhìn và độ nghe bị giảm, hoạt động của tim, phổi, gan, thận bị thay đổi, gây ngộ độc tồn thân. Tuy có độ độc với dịch hại cao, nhưng do thuốc quá độc với động vật và tồn tại lâu trong môi trường, nên hiện nay, nhóm thuốc này hầu như khơng cịn được dùng trong nơng nghiệp. Ơ Việt nam, các thuốc trong nhóm đều nằm trong danh mục cấm sử dụng.

Các hợp chất vô cơ (HgCl, HgCl2): thuốc làm ngưng tụ nguyên sinh

chất, nồng độ dùng để xử lý vỏ hạt là 0,1% HgCl2.

Các hợp chất hữu cơ: hữu hiệu hơn vô cơ do thuốc dễ thấm qua màng

tế bào của tác nhân gây bệnh và dễ thấm qua vỏ hạt giống hơn. Các chế phẩm thông dụng trước đây là Granosan, Mercuzan, Aretan, Ceresan, Panogen, Semesan, falizan.

6.2. Nhóm thuốc chứa đồng

Là nhóm thuốc trừ bệnh lớn, được dùng từ lâu. Các thuốc được dùng phổ biến trong nhóm là các hợp chất vơ cơ. Ðây là những thuốc có phổ tác động rộng, ngoài tác dụng trừ nấm và vi khuẩn, chúng cịn có hiệu lực cao với rêu, tảo và là thuốc gây ngán cho cơn trùng. Ngồi ra thuốc cịn được dùng để xử lý vải, da thuộc...

- Thuốc trừ bệnh tiếp xúc, được dùng phun lên lá, xử lý hạt hoặc xử lý đất có tác dụng bảo vệ. Các thuốc trong nhóm ít độc với động vật máu nóng, khơng ảnh hưởng xấu đến cây trồng khơng tích luỹ trong đất.

- Ức chế nấm bệnh bằng tác động tiếp xúc và lưu tồn.

- Hầu hết các chế phẩm đều ít tan trong nước (1ppm), khi tác dụng lên đồng ruộng, dưới tác động của CO2 trong khơng khí, acid hữu cơ do nấm bệnh và cây trồng tiết ra, các hợp chất này từ từ tan ra, giải phóng ion Cu (II), Cu (II) sẽ tác động lên bào tử nấm hoặc khuẩn ty. Ion này làm kết tủa hoặc biến tính các protein, là bất hoạt các enzym. Đặc biệt các enzym cần có nhóm Sulfhydryl để hoạt động rất nhạy cảm với Cu (II).

Ưu điểm: giá thành rẻ, phổ tác động rộng, tương đối an toàn đối với người và động vật máu nóng.

Nhược điểm: có thể gây độc cho thực vật nếu hàm lượng ion Cu tự do cao, nhất là khi có sương giá. Các cây táo, lê mẫn cảm mạnh với thuốc này. Triệu chứng ngộ độc: lá vàng úa, xuất hiện những vết trắng, sau chuyển sang nâu và

tím, gân lá màu tím, lá rụng. Xuất hiện những đốm nâu và tím trên quả, làm chậm chín.

Bordeaux:

 Nguyên tắc và cách pha chế:

4CuSO4 + 3Ca(OH)2  CuSO4.3Cu(OH)2 + 3CaSO4

Lượng vôi thường dùng lượng dư để tạo pH trung tính hoặc kiềm. Dạng thường dùng là Bordeaux 1% được pha theo tỷ lệ CuSO4 : Ca(OH)2 : H2O = 1:1:100. Đối với cây trồng có độ mẫn cảm cao với đồng, tác động có thể giảm tỷ lệ đồng (0,5:1:100)

 Cơng dụng và cách dùng: thuốc có tác động vạn năng, tuy nhiên ít hiệu lực với bộ nấm phấn trắng Erysiphales

- Dùng để phun lên lá: phòng trừ nhiều loại nấm gây bệnh đốm lá, cháy lá. Bordeaux 1% có hiệu quả trên bệnh mốc sương hại cà chua, khoai tây, bệnh rỉ sắt hại cà phê, bệnh đốm đen hại cam, bệnh đốm mắt cua thuốc lá. Dùng để quét lên vết thương bằng Bordeaux 5%, sau khi cạo sạch phần nấm gây hại, hoặc xử lý vườn ươm.

Copper Zinc (Zinc - copper)

 Dạng chế phẩm:- Zinc-copper: 35% Oxychlorua đồng + 15% Zineb + 50% phụ gia

Copper-Zinc: 60% Bordeaux khô + 25% Zineb + 15% phụ gia.

 Tính chất: thuốc ở dạng bột mịn, màu xanh lục nhạt, không tan trong nước, nhưng hịa tan trong các acid yếu. Thuốc bám dính tốt, ít bị mưa rửa trôi. Thuốc bị acid và kiềm phân hủy.

 Cơng dụng và cách dùng: thuốc có nhiều ưu điểm nhờ sự tác động hỗ tương giữa Oxychlorua đồng và Zineb nên có phổ tác dụng rộng, khơng gây cháy lá kích thích tàn cây phát triển, có thể pha chung với nhiêu loại thuốc khác. Thuốc phòng trị được nhiều loại nấm và vi khuẩn gây bệnh trên lá, thân như đốm vằn, cháy bìa lá lúa, bệnh rỉ, đốm phấn, chấm đỏ lá, héo cây con, đốm nhũn lá trên đậu nành…nồng độ phun 0,25-0,4% (20-30g/bình 8 lít). Có thể phun định kỳ 15 ngày/lần vào mùa nắng hoặc 7 ngày/lần vào mùa mưa.

 Khử độc hạt giống: trộn 2-4g thuốc/kg hạt trong 1 giờ trước khi ngâm ủ hoặc gieo. Có thể tưới vào đất pha ở nồng độ 0,1% tưới vào gốc cây

 Tính chất: thuốc dạng tinh thể màu xanh lá cây. Tan ít trong nước và các DMHC

 Thuộc nhóm độc III, ít độc với cá và ong. Thuốc rừ nấm và vi khuẩn, phổ tác dụng rộng, có tác động tiếp xúc.

 Cơng dụng: phịng trừ bệnh bạc lá, lem lép hạt lúa, lở cổ rễ bắp cải, đậu nành, đậu phộng, dưa hấu, tuyến trùng cà rốt, hồ tiêu, bệnh sưng rễ bắp cải.

 Chú ý không pha chung với thuốc trừ sâu vi sinh.

Copper Sulfate (Tribasic)

 Tên thương mại: Bordocop super 25WP, Cuproxat 345SC

 Tên hóa học: Copper Sulfate. Cơng thức hóa học CuSO4.5H2O.

 Tính chất: chất rắn, màu xanh dương. Tan trong nước, dung dịch có tính acid nhẹ, tương đối bền trong mơi trường. Thuốc thuộc nhóm độc II, LD50 qua miệng = 472 mg/kg, không thấm qua da, không độc với cá và ong. TGCL 7 ngày. Thuốc có tác động tiếp xúc, phổ rộng, phòng trừ nhiều loại nấm, vi khuẩn, rong tảo.

 Cơng dụng và cách dùng: phịng trừ bệnh sương mai cây vải, phấn trắng nho, sẹo cây có múi, bạc lá lúa. Cuproxat 345SC pha nước với tỷ lệ 0,3-0,5%.

Copper-B:

 Dạng chế phẩm: 45% Bordeaux khô + 20% Zineb + 10% Benomyl +25% phụ gia

 Tính chất: thuốc có tính tiếp xúc và lưu dẫn lên

 Công dụng: thuốc phòng trị được nhiều bệnh như bệnh đốm vằn lúa, cháy lá lúa, héo cây con, thối nhũn lá, đốm nâu, đốm đen, cháy lá, vàng lá …

Hydroxid đồng (Copper Hydrocide)

 Dạng chế phẩm: Champion, Ajily 77WP, Kocide 61DF, Funguran 50WP. Tên hóa học Copper Hydrocide. Cơng thức Cu(OH)2.

 Tính chất: thuốc dạng bột rắn, màu xanh lá cây, tan ít trong nước và DMHC. Phản ứng trung tính. Thuộc nhóm độc II, LD50 qua miệng = 1.000mg/kg, độc với mắt, ít độc với cá và ong. TGCL 7 ngày.

 Cơng dụng: phịng trừ mốc sương cà chua, khoai tây, bệnh sương mai, mốc xám và các bệnh do vi khuẩn rau màu…nồng độ 0,2-0,3% phun lên lá hoặc tưới rễ.

Oxychlorua đồng (Copper oxychloride)(COC 85WP, đồng Oxychlorua 80BTN, 50HP, Bacba 86WP, Isacop 65,2WG, Vidoc 30, 80BTN, 50HP)...Công thức: 3Cu(OH)2.CuCl2 hoặc 3CuO.CuCl2.4H2O.

 Tính chất: thuốc dạng tinh thể, màu xanh lá cây, khơng mùi, ít tan trong nước, tan trong acid yếu và không tan trong DMHC. Phân hủy ở nhiệt độ cao, bền ở điều kiện bình thường, dễ bị kiềm phân hủy thành những chất ít độc đối với nấm và dễ tác dụng với những muối amin tạo thành phức chất bền.

 Nhóm độc III, LD50 qua miệng = 1.470mg/kg, LD50 qua da = 1.200mg/kg, rất ít độc với cá và ong. TGCL 7 ngày.Thuốc trừ bệnh cây, tác động tiếp xúc, phổ tác dụng rộng. Phòng trừ được nhiều loại nấm, vi khuẩn và rong tảo cho nhiều loại cây trồng.

 Cơng dụng và cách dùng: phịng trừ các bệnh đốm đen, đốm nâu, ghẻ, bồ hóng trên cam, qt, chanh… bệnh đốm nâu, sương mai cà chua, bệnh rỉ trên đậu…liều lượng sử dụng 5-7 lít/ha, nồng độ 1:100:150.

 Khơng dùng chung với thuốc có tính acid hoặc kiềm.

6.3. Nhóm thuốc chứa lưu huỳnh

Một phần của tài liệu Giáo trình Hoá bảo vệ thực vật (Nghề: Bảo vệ thực vật - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng động Đồng Tháp (Trang 102 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)