Tổng doanh thu du lịch Đà Nẵng giai đoạn 2010-2014

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch sự kiện tại đà nẵng (Trang 58 - 62)

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 Tăng trung

bình năm

Doanh thu (tỷ đồng) 3.100 4.600 6.000 7.784 9.870 33,6%

Nguồn: Sở Văn hoá, Thể thao & Du lịch TP.Đà Nẵng

Qua bảng 2.4, có thể thấy rằng tổng thu du lịch từ năm 2010 đến 2014 có sự gia tăng đáng kể với tốc độ tăng trưởng cao. Cụ thể là tổng thu du lịch năm 2014 cao gấp 3 lần so với năm 2010. Từ năm 2010 đến năm 2011, tổng thu du lịch có sự gia tăng rõ nét, năm 2010 so với năm 2009 là 37,21% và năm 2011 so với năm 2010 là 43,28%, có được sự tăng trưởng mạnh như vậy là nhờ Đà Nẵng đã đầu tư tập trung vào việc phát triển cơ sở hạ tầng và triển khai đồng bộ có hiệu quả các đề án, các chương trình thu hút du khách đến với Đà Nẵng.

Tổng thu du lịch ngày càng tăng, tăng trưởng bình quân 33,6% năm, đặc biệt tăng mạnh vào năm 2012. D tình hình kinh tế chung cịn khó khăn, nhưng tổng thu du lịch từ năm 2012 của thành phố vẫn vượt kế hoạch, tăng tới 54,1% so với năm

2011; và năm 2013 tăng 39,07% so với năm 2012. Theo Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Đà Nẵng, tổng thu từ du lịch tăng mạnh là do trong những năm qua, thành phố đã tổ chức và phối hợp tổ chức nhiều sự kiện lớn, hấp dẫn du khách như: Cuộc thi người đẹp Đà Nẵng, Cuộc thi bắn pháo hoa quốc tế, Cuộc thi Hoa khôi thể thao, Dù bay quốc tế, cuộc thi maratơng. Quốc tế, và các chương trình kích cầu du lịch vào mùa thấp điểm của các doanh nghiêp...

Hoạt động kinh doanh du lịch tuy thu được hiệu quả cao nhưng những đóng góp cho xã hội vẫn còn thấp. Trong cơ cấu tổng thu du lịch thì nguồn thu từ dịch vụ lưu trú và ăn uống luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so với nguồn thu từ dịch vụ lữ hành. Trong giai đoạn này, tỷ trọng của doanh thu từ dịch vụ lưu trú và ăn uống luôn giữ mức trên 60% trong tổng thu du lịch, với tốc độ tăng trưởng bình quân năm là 27,65%, trong khi đó tốc độ tăng trưởng bình qn doanh thu từ hoạt động lữ hành là 26,53%.

2.2.3. Thực trạng hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch sự kiện

2.2.3.1. Về đơn vị kinh doanh lưu tr

Là địa phương có nhiều tiềm năng và lợi thế cho phát triển du lịch, trong những năm qua Đà Nẵng đã chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, đặc biệt là các cơ sở lưu trú. Hiện nay trên địa bàn thành phố có 435 khách sạn tiêu chuẩn từ 1-5 sao, trong đó có 10 khách sạn 5 sao với 2.509 buồng, 11 khách sạn 4 sao và tương đương với 1.806 buồng, 50 khách sạn 3 sao và tương đương với 3.312 buồng, 358 khách sạn 1-2 sao với 7.751 buồng, 6 khu căn hộ, biệt thự với 247 buồng.

Bảng 2.5: Thực trạng cơ sở lưu trú tại thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2010 - 2014

Số TT Hạng Đơn vị 2010 2011 2012 2013 2014 So sánh I Tổng số sơ cở lƣu trú Khách sạn, resort 181 278 326 391 435 +65 hotel Phòng 6.089 8.663 10.570 13.634 15.625 +3.064 rooms 1 5 sao và tương đương Khách sạn 4 6 8 10 10 +2 hotels Buồng 2.041 2.509 2.059 +468 rooms 2 4 sao và Khách sạn 3 3 3 9 11 +6 hotels

tương đương Buồng 496 496 496 1.495 1.806 +999 rooms 3 3 sao và tương đương Khách sạn 21 29 41 45 50 +4 hotels Buồng 2.547 2.863 3.312 +316 rooms 4 1-2 sao và tương đương Khách sạn 153 240 274 321 358 +47hotels Buồng - - 5.486 6.520 7.751 1231 rooms 5 Condos, Villas Condo/Villa - - - 6 6 +6 Buồng - - - 247 247 +247 rooms

Nguồn: Sở Văn h a, Thể thao & Du lịch TP. Đà Nẵng

Nhìn vào bảng trên ta thấy được số lượng cơ sở lưu trú tăng dần qua các năm từ 2010 đến năm 2014. Tổng cộng cơ sở lưu trú tại Đà Nẵng tính đến cuối năm 2014 có 435 cơ sở, tăng 254 cơ sở so với năm 2010; với tổng số buồng lên đến 15.625, tăng 9536 buồng so với năm 2010 (có 181 khách sạn với tổng số buồng là 6.089).

Tuy nhiêu, trong khi các khách sạn từ 1-2 sao đang thừa thì các khách sạn từ 3-5 sao vẫn còn cơ hội để phát triển, nhưng con số vẫn cịn khiêm tốn. Điều đó khẳng định lượng khách du lịch đến Đà Nẵng tăng trưởng tốt, nhu cầu sử dụng dịch vụ tiêu chuẩn từ 3 - 5 sao tăng trưởng đều. Nhiều khách sạn cao cấp đạt cơng suất bình qn từ 65 - 75%, thậm chí có khách sạn đạt đến 90%. Lượng khách của phân khúc này cũng tăng trưởng đều nên nhà đầu tư vẫn còn cơ hội phát triển.

Với thực trạng trên, các đơn vị kinh doanh, nhà nước nên có định hướng cho các doanh nghiệp xây dựng thêm hệ thống khách san từ 3-5 sao để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách.

2.2.3.2. Hệ thống nhà hàng, cửa hàng bán đồ lưu niệm.

Hiện nay, tại Đà Nẵng, số cơ sở kinh doanh dịch vụ đạt chất lượng cao chưa nhiều, chưa đáp ứng được nhu cầu mua sắm, ăn uống của khách du lịch. Tồn thành phố có khoảng 35 có cơ sở được công nhận danh hiệu “Đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch”, trong đó có 22 cơ sở ăn uống và 13 cơ sở mua sắm.

Hệ thống các nhà hàng tại Đà Nẵng phát triển khá nhanh, đa dạng, phong phú. Hệ thống nhà hàng với hơn 200 nhà hàng ăn uống, thực đơn ẩm thực phục vụ khách khá đa dạng. Tuy nhiên, các nhà hàng, quán ăn thường phục vụ các món nhậu, chủ yếu phục vụ cho khách tại chỗ, ít có nhà hàng để lại ấn tượng cho du

khách. Với các nhà hàng có quy mơ lớn, một số ít nhà hàng đạt tiêu chuẩn đã đáp ứng được nhu cầu ẩm thực của nhiều đối tượng du khách khi đến Đà Nẵng, trong đó đáng chú ý là chuỗi nhà hàng đặc sản Trần, các nhà hàng hải sản ven biển Mỹ hê…. Ngồi ra, những nhà hàng lớn, có thương hiệu trong ngành kinh doanh ẩm thực của Đà Nẵng như: Apsara, Phì Lũ, Trúc Lâm Viên… ln chu đáo trong việc trang trí khơng gian, phong cách phục vụ thực khách và công tác vệ sinh an toàn thực phẩm. Du khách đến với Đà Nẵng không chỉ để tham quan, nghỉ dưỡng mà cịn để thưởng thức những món ăn, những đặc sản tại địa phương, đến với Đà Nẵng du khách không thể nào bỏ qua được những món ăn như bánh tráng cuốn thịt heo, hay 1 tơ mì quảng, đặc biệt hải sản dọc đường biển là món khơng thể thiếu trong những buổi tối ăn uống cùng bạn bè khi đến với Đà Nẵng. Ẩm thực là một phần không thể thiếu trong một tour du lịch. Ẩm thực là một loại hình thu hút khách du lịch đến với Đà Nẵng rất đơng. Có nhiều du khách biết đến Đà Nẵng qua những đặc sản, những món ăn chứ khơng phải là điểm đến. Có rất nhiều cơng ty truyền thơng đã xây dựng những website du lịch dành riêng cho việc quảng bá ẩm thực Đà Nẵng đến khách du lịch trong và ngoài nước. Bên cạnh việc ăn uống hoặc vui chơi giải trí du khách cũng không thể nào bỏ qua được việc mua sắm những mặc hàng lưu niệm, những món hàng lưu niệm là những sản phẩm đặc trưng riêng của từng địa phương, từng vùng miền. Các cơ sở bán hàng lưu niệm trên địa bàn thành phố tuy còn nhiều hạn chế nhưng cũng đã phần nào đóng góp vào du lịch Đà Nẵng và làm thỏa mãn được nhu cầu mua sắm của du khách. Trên địa bàn Đà Nẵng các doanh nghiệp kinh doanh hàng lưu niệm với một số sản phẩm là: đá mỹ nghệ Non Nước, tranh (sơn mài, thêu...), vải tơ tằm, hải sản khô, nem tré… Tuy nhiên, các điểm kinh doanh hàng lưu niệm cịn rải rác, thiếu tập trung, gây khó khăn cho du khách trong việc tìm kiếm, đặc biệt đối với khách quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch sự kiện tại đà nẵng (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)