ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch sự kiện tại đà nẵng (Trang 84 - 87)

7. Bố cục của luận văn

2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH

TẠI ĐÀ NẴNG

2.3.1. Những thành công

- Đà Nẵng có thể được coi là bài học điển hình về sự thành cơng trong phát triển du lịch sự kiện của Việt Nam. Đà Nẵng đã hội tụ được các điều kiện về đô thị, về hạ tầng, về cơ sở dịch vụ và sản phẩm du lịch. Sau 15 năm, c ng với sự phát triển về kinh tế và đơ thị, Đà Nẵng đã hình thành nên một diện mạo mới về du lịch, một năng lực mới với chất lượng cao về dịch vụ du lịch. Sự phát triển của Đà Nẵng không chỉ tạo nên một điểm đến mới cho khu vực miền Trung mà còn là động lực thúc đẩy sự phát triển của du lịch Việt Nam.

- Ngoài những bước tiến ngoạn mục về cơ sở vật chất thì điều nổi lên trên hết là lãnh đạo TP.Đà Nẵng c ng cộng đồng doanh nghiệp và người dân đã nỗ lực cho một thành phố du lịch, xây dựng nên một điểm đến có đẳng cấp và có độ lan tỏa rất cao, khơng những trong nước mà cịn trên thế giới. Đà Nẵng đã trở nên đa dạng và trở thành điểm đến của du lịch MICE, du lịch công vụ, du lịch nghỉ dưỡng… Nhiều sự kiện nổi bật như bắn pháo hoa, marathon, đua thuyền buồm quốc tế… khiến cho du khách từ khắp nơi đều hướng về Đà Nẵng.

- Khơng nơi nào ở Việt Nam mà tồn thể lãnh đạo thành phố, ngành du lịch, cộng đồng doanh nghiệp cho đến người dân lại sát cánh để tổ chức thực hiện cả về quản lý nhà nước, xây dựng điểm đến cũng như kinh doanh du lịch như Đà Nẵng.

- Đà Nẵng chủ động trong xúc tiến, hỗ trợ và tạo điều kiện cho việc khai thác thêm nhiều đường bay quốc tế đến với thành phố. Có 30 đường bay trực tiếp trong và ngồi nước. Thành cơng này đã thu hút lượng lớn du khách quốc tế đến với Đà Nẵng.

- Đà Nẵng đã chủ động tạo sự kiện, đặc biệt là các sự kiện quốc tế. Đà Nẵng nổi danh với nhiều pháo hoa, marathon… và sắp tới là hàng loạt tổ chức quốc tế chọn Đà Nẵng để tổ chức các sự kiện lớn như Đại hội Thể thao biển Châu Á 2016, cuộc đua thuyền buồm quốc tế Clipper Race 2015 – 2016, APEC 2017…

 Đánh giá sự phát triển của du lịch sự kiện tại Đà Nẵng dựa theo tiêu chí sau: - Phịng hội nghị, hội thảo có quy mô lớn trên 1000 khách

- Trung tâm hội chợ, triển lãm có diện tích và sức chứa lớn

- Hệ thống khách sạn - nhà hàng tiện nghi, đáp ứng nhu cầu khách - Nguồn nhân lực phục vụ phải được đào tạo, đủ số lượng

- Các sự kiện hấp dẫn và thường xuyên đăng cai sự kiện mới - Có đường bay trực tiếp, giao thông thuận tiện

2.3.2. Những hạn chế tồn tại

Bên cạnh những thuận lợi trên, việc khai thác du lịch sự kiện tại thành phố còn nhiều hạn chế.

- Về mặt khách quan: thành phố nằm khu vực có điều kiện thời tiết khí hậu khắc nghiệt, bão gió, mưa nhiều; về mặt chủ quan: những sự kiện khai thác số lượng cịn hạn chế, đặc biệt quy mơ và tầm ảnh hưởng của các sự kiện chưa lớn so với một số sự kiện của một số quốc gia trên thế giới (Carnaval của Brazil…), doanh thu đem lại chưa lớn, sức hấp dẫn bị giảm dần mặc dù thời gian diễn ra sự kiện chưa lâu. Kế hoạch chi tiết xúc tiến phát triển du lịch sự kiện trên địa bàn thành phố, mạng lưới giao thơng tuy khá hồn chỉnh nhưng hệ thống đường bay Đà Nẵng vẫn còn đang thiếu các chuyến bay quốc tế trực tiếp đến Đà Nẵng, thiếu cơ sở hạ

tầng kỹ thuật phục vụ cho một số lượng lớn khách đến tham dự hội nghị, hội thảo; thiếu các mơ hình đào tạo để phục vụ khách du lịch một cách chuyên nghiệp; số lượng và chất lượng nguồn nhân lực phục vụ du lịch nói chung và du lịch sự kiện nói riêng cịn yếu và thiếu; liên kết để phát triển du lịch trong đó có du lịch sự cịn nhiều hạn chế.

- Đà Nẵng, còn tập trung vào việc tổ chức sự kiện, lễ hội văn hóa, du lịch, thể thao mang tính đại chúng như: Chương trình “Đà Nẵng - Điểm hẹn m a hè”, Giải Marathon quốc tế thường niên, Chương trình “âm nhạc đường phố”, Cuộc thi trình diễn pháo hoa quốc tế Đà Nẵng qua các năm từ 2008 đến nay.

- Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch mặc d được triển khai, tuy nhiên quy mô và chất lượng các hoạt động chưa cao, thị trường khách thiếu tính ổn định và bền vững, chưa thu hút được nhiều khách quốc tế lưu trú dài ngày, có khả năng và sẵn sàng chi trả cao.

2.3.3. Những nguyên nhân hạn chế

2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan

- Nền kinh tế của nước ta bắt đầu đổi mới sau năm 1986 nên ngành du lịch Việt Nam mới chỉ ở giai đoạn đầu của sự phát triển, điểm xuất phát còn thấp so với các nước trong khu vực. Vì vậy, khơng thể tránh khỏi những thiếu sót trong việc đánh giá những điều kiện tiềm năng, xây dựng các chính sách, đường lối phát triển du lịch. Các doanh nghiệp cũng chưa có nhiều kinh nghiệm trong viêc khai thác các loại hình du lịch để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình.

- Việt Nam cịn đang trong quá trình cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước nên cần tập trung vào nhiều lĩnh vực kinh tế khác nhau cho nên cơ sở hạ tầng vẫn chưa được đầu tư đúng mực để đáp ứng nhu cầu du lịch.

- Đà Nẵng nằm trong khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai nên cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật bị tàn phá và phải chi tiêu cho công tác khác phục hậu quả của thiên tai

2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan

- Mặc dù chính quyền thành phố đã định hướng và quan tâm đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, song hiện vẫn chưa có chiến lược tầm nhìn dài hạn hơn trong đó có các chính sách chiến lược cụ thể để phát triển du lịch, đặc biệt nhóm sản phẩm du lịch cốt lõi trong đó có du lịch sự kiện, do đó chưa định hướng và hỗ trợ khai thác tiềm năng của loại hình du lịch tại thành phố.

- Việc phân cấp quyền hạn, chức năng cho các cơ quan chưa khoa học, rõ ràng và còn chồng chéo, nên gặp nhiều bất cập khi giải quyết các vấn đề liên quan đến thủ tục hành chính.

- Các chính sách đầu tư chưa được chú trọng đúng mức. Hoạt động đầu tư vào cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật còn dàn trải, chưa xác định đúng trọng tâm gây ra lãng phí thời gian và tiền của. Chính quyền thành phố chưa có nhiều chính sách đầu tư phát triển nguồn nhân lực du lịch địa phương.

- Việc khai thác, tổ chức các chương trình lễ hội, sự kiện văn hóa cịn bất cập do chưa có một đội ngũ cán bộ quản lý chuyên ngành có am hiểu về sản phẩm du lịch đặc thù và việc phân bổ nguồn nhân lực cũng chưa hợp lý. Điều này dẫn đến việc thiếu các cơng trình nghiên cứu, điều tra, phân tích đánh giá có chun mơn để đưa ra chính sách phát triển du lịch nói chung và du lịch sự kiện tại Đà Nẵng nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch sự kiện tại đà nẵng (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)