Thực trạng về công tác quảng bá xúc tiến du lịch sự kiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch sự kiện tại đà nẵng (Trang 82 - 84)

7. Bố cục của luận văn

2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SỰ KIỆN TẠI ĐÀ NẴNG

2.2.5. Thực trạng về công tác quảng bá xúc tiến du lịch sự kiện

Thời gian qua ngành du lịch Đà Nẵng cũng đã tập trung tổ chức các chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch có hiệu quả như: tổ chức roadshow, famtrip, chương trình quảng bá du lịch, tổ chức các chương trình du lịch làm quen dành cho các hãng lữ hành và báo chí đến Đà Nẵng như: Thái Lan, Nhật, Trung Quốc và Singapore; TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội; phát hành cẩm nang du lịch, bản đồ du lịch, phim du lịch bằng nhiều thứ tiếng Việt, Anh, Trung Quốc, Nhật, Thái Lan..., nâng cấp và liên kết trang website du lịch thành phố với các trang website uy tín trong và ngồi nước; Quảng bá du lịch Đà Nẵng trên phương tiện thông tin đại chúng, Cổng thông tin điện tử Du lịch thành phố Đà Nẵng; xuất bản các ấn phẩm du lịch, xây dựng các quầy tra cứu thông tin du lịch; xúc tiến các đường bay quốc tế trực tiếp đến Đà Nẵng góp phần tăng lượng khách và giảm thời gian di chuyển đến Đà Nẵng rất ph hợp với đối tượng khách du lịch hội nghị vốn khơng có nhiều thời gian.

Một vấn đề hết sức quan trọng đối với việc phát triển du lịch hội nghị là thành phố Đà Nẵng đã có nhiều kinh nghiệm đón tiếp và tổ chức các sự kiện lớn như: đón các đồn khách là nguyên thủ quốc gia, các đoàn khách nước ngoài đến Đà Nẵng để hội họp, mở rộng hợp tác quốc tế, xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch như: Hội nghị Liên minh Nghị viện các nước Đông Nam Á AIPO (2002), Hội nghị Đầu tư Đà Nẵng (2003), Cuộc họp Nội các Việt Nam - Thái Lan (2004), các Hội nghị Bộ trưởng trong khuôn khổ Năm APEC Việt Nam 2006, Hội nghị Doanh nhân iều bào 2006, Tuần lễ Hành lang inh tế Đông - Tây 2007, Cuộc thi bắn pháo hoa quốc tế Đà Nẵng, Diễn đàn Đầu tư Đà Nẵng 2009, và các hội nghị ASEAN tại Đà

Nẵng (2009 - 2010), đã đưa thành phố lên một vị thế mới như là một địa điểm hấp dẫn cho các sự kiện mang tầm khu vực và quốc tế.

Với định hướng phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, Đà Nẵng quyết tâm phát triển thành một “thành phố sự kiện” nhằm quảng bá hình ảnh, tăng sức hấp dẫn và khả năng cạnh tranh của du lịch thành phố. Bên cạnh Cuộc thi trình diễn pháo hoa Quốc tế (DIFC) được tổ chức liên tục trong 6 năm (2008-2013), Đà Nẵng còn chủ động đăng cai những sự kiện lớn như Cuộc thi trình diễn d bay quốc tế DIPR vào năm 2012, 2013, 2014, Chung kết Hoa hậu Việt Nam trong năm 2012 và Cuộc đua Marathon quốc tế năm 2013, 2014, 2015. hông chỉ khẳng định hiệu quả của việc quảng bá thương hiệu và thu hút du khách trong và ngoài nước đến với Đà Nẵng, các sự kiện mà tiêu biểu là DIFC còn mang đến cái nhìn khái quát về năng lực phục vụ du lịch của địa phương.

Thành phố cũng đã phối hợp với ngành hàng không (Vietnam Airlines và các hãng hàng khơng quốc tế có đường bay tới Đà Nẵng) để tăng cường hiện diện tại các sự kiện xúc tiến, quảng bá du lịch, đồng thời, phối hợp với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch tổ chức và tham gia các sự kiện du lịch trong và ngoài nước theo mơ hình hợp tác cơng tư (Public Private Partnerships), góp phần nâng cao tính chuyên nghiệp, hiệu quả, tăng cường xã hội hóa trong cơng tác xúc tiến, quảng bá du lịch thành phố.

Tuy nhiên, công tác truyền thông cho sự kiện mới chỉ tập trung vào cổ động trực quan và quảng bá trong nước. Để quảng bá ra quốc tế, các sự kiện lớn của chúng ta vẫn thiếu tính chính danh, chưa được cơng nhận bởi các tổ chức quốc tế. Chẳng hạn, với một lễ hội pháo hoa kéo dài 6 năm, Đà Nẵng vẫn chưa tham gia một tổ chức pháo hoa quốc tế nào và ít được báo chí, các cộng đồng quốc tế biết đến. Hoặc d được phối hợp tổ chức với thành viên của Hiệp hội Marathon quốc tế AIMS nhưng Cuộc đua Marathon quốc tế 2013 vừa qua không được nhắc đến trong thơng tin chính thức AIMS. Như vậy, hiệu quả xúc tiến du lịch ra nước ngồi thơng qua các sự kiện lớn, ngay cả như DIFC, vẫn chưa đạt được.

Bên cạnh đó, các sự kiện tại Đà Nẵng vẫn chưa thật sự hấp dẫn và chưa khuyến khích được chi tiêu. Sức hấp dẫn của sự kiện ảnh hưởng lớn đến hiệu quả

mà các nhà tài trợ hướng đến. Như vậy đây cũng là một thách thức đối với thu hút kinh phí tổ chức các sự kiện hiện nay, bên cạnh sự khó khăn chung của nền kinh tế. Cịn một điểm hạn chế khác đó là các sự kiện chưa giúp cải thiện tính thời vụ của du lịch Đà Nẵng, chưa có sự kiện nổi bật để thu hút khách m a thấp điểm trong khi lại tăng thêm sức nóng cho m a cao điểm (chẳng hạn, DIFC được tổ chức dịp lễ 30 4, 1 5 vốn đã đông khách).

“Thành phố sự kiện” gợi lên hình ảnh của một thành phố có nhiều sự kiện hấp dẫn có khả năng thu hút du khách đến, lưu trú nhiều ngày, chi d ng và trải nghiệm. Tuy nhiên, vẫn còn một chặng đường khá dài để Đà Nẵng vươn đến danh hiệu này, trong đó điều cần nhất vẫn là tăng cường năng lực quản lý và tổ chức các sự kiện. Điều này giúp Đà Nẵng khai thác tốt các nguồn lực hiện tại như điều kiện hạ tầng, các mối quan hệ hợp tác để hoàn thiện từ nhận thức đến quy trình tổ chức để mang đến những sự kiện hấp dẫn, có sức hút đối với các nhà tài trợ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch sự kiện tại đà nẵng (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)