Thời gian lưu trú trung bình của khách du lịch tại Đà Nẵng 2010 – 2014

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch sự kiện tại đà nẵng (Trang 57 - 58)

Năm 2010 2011 2012 2013 2014

Thời gian lưu trú trung bình (ngày)

1,73 1,78 1,82 1,95 2,0

Tổng số ngày khách 3.062.100 4.184.266 4.840.386 5.085.458 7.637.366

Nguồn: Sở Văn hoá, Thể thao & Du lịch TP. Đà Nẵng

Qua bảng trên, có thể thấy được thời gian lưu lại bình qn tại Đà Nẵng đang có xu hướng tăng lên. Tuy nhiên mức gia tăng chưa cao, với mức thấp là 1,73 ngày năm 2007 và cao nhất 2,0 ngày năm 2014. Cùng với sự tăng lên của số lượng du khách thì thời gian lưu trú của du khách cũng có xu lướng kéo dài hơn, tuy nhiên thời gian lưu trú bình qn của du khách tại Đà Nẵng cịn thấp, thấp hơn một số địa phương trong v ng như Quảng Nam và Thừa Thiên - Huế. Số lượng khách quốc tế sử dụng dịch vụ lữ hành chiếm tỷ trọng khá cao (trên 50%).

Theo kết quả khảo sát, du khách lưu trú tại thành phố ở phần lựa chọn khác (hầu hết đều trên 5 ngày) vẫn chiếm một tỷ lệ khá. Tỷ lệ du khách nội địa lưu trú tại Đà Nẵng dưới 1 ngày chiếm khá thấp. Hiện số khách lưu trú tại Đà Nẵng chỉ ở mức 1,8 – 2,0 ngày. Nếu trừ thời gian khơng phát sinh thêm chi phí (di chuyển theo tour, ngủ nghỉ…) thì khoảng thời gian cịn lại mà du khách có thể “móc hầu bao” mua sắm và sử dụng các dịch vụ khác ở Đà Nẵng càng thấp hơn. Năm 2013 cũng là năm đầu tiên du khách quốc tế chọn nghỉ dưỡng tại các khách sạn 4-5 sao ven biển và tham quan du lịch Đà Nẵng dài ngày hơn dịp tết các năm trước, thời gian lưu lại từ 3,0-3,5 ngày.

Đáng chú ý, tuy được xem là nguồn khách nhiều triển vọng đối với ngành du lịch Đà Nẵng nhưng du khách Nga trên các chuyến bay thuê chuyến (charter) trực tiếp từ sứ sở bạch dương đến Đà Nẵng vẫn không lưu trú nhiều ở Đà Nẵng. Trong mỗi tour du lịch dài 15 ngày thì họ chỉ dành 4 ngày ở Đà Nẵng, còn lại là ở Hội An (4 ngày), Huế (2 ngày), Nha Trang (4 ngày)…. Lý do chủ yếu là do các khu nghỉ dưỡng ven biển thường nằm tách biệt hoàn toàn với dân cư, các điểm mua sắm, hàng lưu niệm phân tán rải rác, khơng tập trung nên mất thời gian và chi phí đi lại của du khách. Trong khi đó, theo phản ánh của du khách thì giá dịch vụ lưu trú Đà Nẵng cao hơn Huế, Hội An nên không phù hợn với khách du lịch dài ngày. Vì vậy chỉ có khoảng 1/3 khách Nga chọn Đà Nẵng là nơi lưu trú trong tour của họ.

Tại Đà Nẵng năm 2013 so với năm 2007, số khách tăng 190% chủ yếu là do sự thu hút lượt khách đến gia tăng chứ khơng phải là thời gian lưu lại bình qn của du khách.

2.2.2. Kết quả kinh doanh du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch sự kiện tại đà nẵng (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)