Đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực đồng bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch sự kiện tại đà nẵng (Trang 100 - 102)

7. Bố cục của luận văn

3.4. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SỰ KIỆN TẠI ĐÀ NẴNG

3.4.5. Đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực đồng bộ

- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch có chất lượng nhằm bảo đảm tính chun nghiệp trong việc phục vụ khách du lịch. Đầu tư nguồn nhân lực ở tất cả các lĩnh vực du lịch: lữ hành, khách sạn, nhà hàng, hướng dẫn viên, thuyết minh viên, vận chuyển, khu điểm du lịch, cán bộ quản lý Nhà nước ở các cấp (thành phố, quận, huyện). Rà soát đánh giá số lượng và chất lượng nguồn nhân lực để xây dựng định hướng và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho phù hợp. Đến năm 2015, 60 - 65% lao động được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn và chuyên môn sâu về du lịch. Đầu tư xây dựng Trường Cao đẳng Nghề du lịch Đà Nẵng thành cơ sở đào tạo nghề đạt chuẩn quốc gia. Xây dựng chương trình giảng dạy ngoại khóa về du lịch cho học sinh, sinh viên, nâng cao nhận thức của cộng đồng, nhất là thanh-thiếu niên, học sinh, sinh viên đối với hoạt động du lịch, nhằm xây dựng Đà Nẵng thành điểm đến an toàn và thân thiện cho du khách…

- Điểm quan trọng để thúc đẩy các nội dung trên là đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực đồng bộ về chuyên môn, tinh thần, thái độ phục vụ khách.

- Hạn chế đối với loại hình du lịch sự kiện ở Đà Nẵng còn thể hiện rất rõ ở yếu tố con người, đó là đội ngũ các cán bộ, chuyên gia và nhân viên. Mặc dù có những bước tiến đáng kể trong việc nổ lực tuyển chọn và đào tạo đội ngũ các chuyên gia, cán bộ, nhân viên có năng lực ở các tổ chức làm du lịch chuyên nghiệp thì nguồn nhân lực ở Đà Nẵng nhìn chung vẫn chưa đủ năng lực, thiếu tính sáng tạo, chưa đáp ứng được các yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ và khả năng giao tiếp ngoại ngữ, đặc biệt vào những lúc diễn ra sự kiện nhân lực du lịch không đáp ứng đủ để phục vụ khách.

- Với khách du lịch sự kiện, giá cả đôi lúc không phải là vấn đề quan trọng mà chất lượng dịch vụ và sự sáng tạo của người cung cấp dịch vụ. Do đó từ các cơ sở lưu trú đến phục vụ ăn uống, kinh doanh vận chuyển, hướng dẫn viên điều phải chuyên nghiệp đòi hỏi đội ngũ nhân lực phải được đào tạo làm du lịch đạt tiêu chuẩn quốc tế.

- Việc hoạch định nguồn nhân lực cho những tổ chức sự kiện nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động quản lý nguồn nhân lực ngắn hạn và dài hạn.Thực hiện việc hoạch định nguồn nhân lực để đảm bảo rằng chất lượng và số lượng nhân viên đáp ứng được mọi nhu cầu của khách du lịch sự kiện có khi lên đến cả hàng trăm ngàn khách

Kế hoạch dành cho nguồn nhân lực của Sở Văn hóa, Thể thao và Du Lịch thành phố Đà Nẵng:

- Gửi nhân viên đi đào tạo, tập huấn ở những quốc gia phát triển loại hình du lịch sự kiện trên thế giới như Hàn Quốc, Singapore…

- Hỗ trợ các doanh nghiệp, các trường đào tạo nghề du lịch liên kết với các trường đào tạo về sự kiện danh tiếng trong khu vực và quốc tế.

- Kế hoạch dành cho nguồn nhân lực của các công ty lữ hành và các đơn vị có liên quan đến các sản phẩm sự kiện tại thành phố Đà Nẵng:

- Chủ động trong việc tìm kiếm và đào tạo có bài bản về trình độ nghiệp vụ của đôi ngũ nhân viên, đặc biệt là trang bị các kiến thức về lễ tâm ngoại giao và ngoại ngữ.

- Tìm kiếm những chuyên gia, nhà điều hành cũng như cán bộ làm du lịch có kinh nghiệm, trình độ kiến thức về sự kiện.

- Gửi nhân viên học một số chương trình đào tạo về du lịch sự kiện trên thế giới. - Các doanh nghiệp du lịch còn phải thành lập nhóm điều hành, các quầy thơng tin có nhân viên ln sẳn sàng cung cấp dịch vụ cũng như phối hợp chặt chẽ với ban tổ chức để giải quyết các vấn đề phát sinh của khách.

Kế hoạch dành cho nguồn nhân lực trong tương lai:

- Tiến tới xây dựng các trường chuyên về sự kiện để đào tạo nguồn nhân lực trong tương lai.

- Thuê chuyên gia sự kiện trong nước và quốc tế xây dựng chiến lược PR và cơ chế chính sách phát triển du lịch sự kiện.

Tạo uy tín đem lại sự hài lịng cho khách hàng, có những ý kiến tốt, góp phần cho việc phát triển dụ lịch sự kiện của thành phố.

Nhiều đại biểu cho rằng giải pháp căn cơ nhất hiện nay là các doanh nghiệp du lịch và cơ sở đào tạo cần có sự liên kết chặt chẽ trong việc xây dựng những mơ hình đào tạo ngắn hạn, trung hạn về du lịch. Đồng thời xây dựng quy hoạch mạng lưới đào tạo, nhân rộng việc ứng dụng “Mơ hình đào tạo thực nghiệm” tạo điều kiện để sinh viên được cọ sát thực tế. Đồng thời, cần có chính sách bồi dưỡng nguồn nhân lực trong lĩnh vực lữ hành, khách sạn, nhà hướng, hướng dẫn viên... Qua đó, nhằm góp phần đáp ứng nguồn nhân lực du lịch của thành phố.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch sự kiện tại đà nẵng (Trang 100 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)