Các cơ sở bán đồ lưu niệm chính tại Đà Nẵng 2014

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch sự kiện tại đà nẵng (Trang 62 - 65)

STT Quận Tên cơ sở kinh doanh Sản phẩm

1

Hải Châu

Công ty SXTM Quế Trà My Đồ mỹ nghệ

2 Cơ sở Nam Hải Khung ảnh - Tranh

3 Gốm Hạ Long - Chi nhánh miền Trung Gốm

4 Phòng tranh XQ Nghệ thuật thêu tay

truyền thống

5 Phòng tranh Kiều Tranh

6 Cơ sở Hoàng Kiệt Mỹ nghệ đất nung

7

Ngũ Hành Sơn

Công ty điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước Đá mỹ nghệ

8 Cơ sở Tiến Hiếu Đá mỹ nghệ

9 Cơ sở Xuất Ánh Đá mỹ nghệ

10

Thanh Khê Cơ sở Việt Trí Tranh mỹ nghệ - Thư pháp

Nguồn: Trung tâm Xúc tiến Du lịch Đà Nẵng

Trong các mặt hàng lưu niệm, sản phẩm đá mỹ nghệ Non Nước là mặt hàng nổi tiếng trong và ngoài nước và thường được du khách chọn mua làm quà. Các sản phẩm được làm bằng đá với rất nhiều hình dáng, mẫu mã đa dạng nhưng lại ít mang đặc trưng điển hình của thành phố Đà Nẵng.

Lượng du khách đến với Đà Nẵng bằng tàu biển trong thời gian gần đây có xu hướng tăng mạnh và nhu cầu mua sắm hàng lưu niệm mang dấu ấn Đà Nẵng ngày càng nhiều. Tới đây, Đà Nẵng sẽ tổ chức thí điểm khoảng 10 ngày quầy hàng lưu niệm và đặc sản khô của Đà Nẵng tại Quảng trường trước nhà hát Trưng Vương là nơi thường xuyên tổ chức đưa đón khách du lịch tàu biển đến Đà Nẵng nên việc hình thành điểm mua sắm tập trung tại đây sẽ rất thuận tiện cho du khách mua sắm các sản phẩm hàng lưu niệm và đặc sản của Đà Nẵng để góp phần quảng bá hình ảnh Đà Nẵng rộng rãi hơn cũng như hình thành một điểm bán hàng thuận lợi cho du khách (trong thời gian chờ đợi đầu tư hình thành một Trung tâm mua sắm tập trung phục vụ cho du khách).

Theo đó các quầy này chỉ tổ chức vào thời gian có tàu du lịch cập cảng (khơng tổ chức và các ngày khác). Tham gia bán hàng tại đây là các doanh nghiệp, cá nhân có uy tín

về chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đội ngũ nhân viên có khả năng giao tiếp, có trình độ ngoại ngữ nhằm góp phần phục vụ tốt cho du khách.

2.2.3.3. Về đơn vị kinh doanh lữ hành

Tính đến hết năm 2014 thì trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có 183 đơn vị. Cụ thể như sau:

Bảng 2.7: Các công ty lữ hành trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2010-2014

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 Tổng cộng 101 108 138 151 183

Công ty lữ hành quốc tế 30 32 41 48 60

Công ty lữ hành nội địa 32 40 54 58 72

Chi nhánh lữ hành nội địa 0 0 0 1 2

Chi nhánh lữ hành quốc tế 24 22 28 28 32

Văn phòng đại diên nội địa 0 0 0 0 0

Văn phòng đại diên quốc tế 15 14 15 16 16

Đại lý lữ hành 0 0 0 1 1

Nguồn: Sở Văn h a, Thể thao & Du lịch TP. Đà Nẵng

Qua bảng số liệu ta thấy các đơn vị kinh doanh lữ hành tại Đà Nẵng tăng đều qua các năm, cụ thể năm 2010 có 32 cơng ty lữ hành nội địa, 30 cơng ty lữ hành quốc tế, 24 chi nhánh lữ hành quốc tế, 15 văn phòng đại diện quốc tế; đến năm 2014 có 72 cơng ty lữ hành nội địa, 60 công ty lữ hành quốc tế, 32 chi nhánh lữ hành quốc tế… Và với số liệu trên cho thấy doanh nghiệp lữ hành tư nhân ngày càng đóng vai trị chính trong hoạt động kinh doanh lữ hành, đặc biệt là lữ hành nội địa. Điều này thể hiên được sự năng động và nhạy bén của thành phần này đồng thời cũng thể hiện được chính sách của nhà nước khuyến khích mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội tham gia vào sản xuất kinh doanh có hiệu quả tích cực.

Trong thời gian qua, hoạt động các doanh nghiệp lữ hành ngày càng sôi động và phát triển cả về số lượng và chất lượng. Nhiều doanh nghiệp đã đạt được hiệu quả kinh doanh lớn như Saigontourist, Vitours, Vietravel… đây chính là động lực cho sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch thành phố.

2.2.3.4. Nguồn nhân lực ngành du lịch

Công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch trong những năm qua và đang được quan tâm. Tốc độ tăng trưởng của lực lượng lao động có trình độ tham

gia vào lĩnh vực du lịch đang ngày càng tăng lên.

Tống số lao động trong ngành dịch vụ du lịch có hơn 21 ngàn người trong đó tập trung vào khách sạn (50,2%) và nhà hàng (24,8%) trong năm 2014. Lượng lao động trực tiếp trong ngành du lịch có xu hướng gia tăng về số lượng lẫn chất lượng, đặc biệt trong những năm gần đây, từ 560 người năm 2011 lên 1.608 người năm 2014. Nhóm nhân lực trong lữ hành, khu điểm du lịch chiếm tỷ lệ khoảng 5,2% và 5,4 % trong tổng số lao động của ngành năm 2014. [36]

Bảng 2.8: Cơ cấu lao động trong ngành du lịch tại Đà Nẵng (2011 - 2014)

Số

TT Nhóm nhân lực 2011 2012 2013 2014

Tỷ lệ phân trăm trên tổng số lao động của ngành năm 2014 1 Khách sạn 6.564 8.000 9.500 10.595 50,2 2 Nhà hàng 4.755 4.900 5.000 5.231 24,8 3 Lữ hành 796 1.090 1.360 1.089 5,2 4 hu điểm du lịch 966 1.006 1.060 1.129 5,4 5 Hướng dẫn viên 560 594 825 1.608 7,6 6 Lái xe vận chuyến đạt chuẩn du lịch 0 152 856 974 4,6 7 Cán bộ quản lý du lịch 69 220 240 240 1,1 8 Giáo viên 193 193 193 230 1,1 Tổng cộng 13.903 16.155 19.034 21.096 100

Nguồn : Sở Văn h a, Thể thao & Du lịch TP. Đà Nẵng 2.2.3.5. Các địa điểm mua sắm, vui chơi giải trí về đ m

Du khách đến Đà Nẵng có thể ghé: Làng đá Non Nước mua quà lưu niệm truyền thống của Đà Nẵng là đồ đá mỹ nghệ, tiệm tré bà Đệ hay vào chợ Hàn mua hải sản khô và các hàng lưu niệm khác. Mua sắm cao cấp ở Đà Nẵng chưa có nhiều, đây cũng là hạn chế của thành phố trong việc thu hút chi tiêu của khách du lịch.

Hiện nay ở Đà Nẵng có các vũ trường như: Phương Đông, Vegas Club, Vip Club, Camel, Timinao, IP Club và các quán bar như: Festival Club, Tivi Club, Seventeen Saloon, Café Hợp Phố, Hai Van Lounge của Furama Resort, khu giải trí Dana Beach…, trong đó 5 điểm giải trí về đêm được cấp phép hoạt động đến 2h

sáng: Phương Đông, Vegas Club, Camel, Seventeen Saloon và câu lạc bộ trẻ No.1… Tuy nhiên, Đà Nẵng vẫn chưa có nhiều quán bar vũ trường dành cho khách du lịch, chỉ có Seventeen Saloon, Hai Van Lounge của Furama Resort được khách du lịch tin tưởng lui tới thường xuyên, các quán bar khác là dành cho giới trẻ, khơng khí xơ bồ, ồn ào.

2.2.4. Thực trạng tổ chức khai thác loại hình du lịch sự kiện tại Đà Nẵng

2.2.4.1. Thị trường nhà cung cấp dịch v du lịch sự kiện và hướng đầu tư phát triển ph c v du lịch sự kiện

* Hệ thống khách sạn phục vụ du lịch sự kiện tại Đà Nẵng

Đà Nẵng có khoảng hơn 400 cơ sở lưu trú, trong đó có khoảng 10 khách sạn, khu nghỉ mát, nghỉ dưỡng 5 sao chạy dọc ven biển, 11 khách sạn 4 sao và 50 khách sạn 3 sao với nhiều loại phòng hội nghị đủ tiêu chuẩn phục vụ đa dạng các nguồn khách khác nhau như Intercontinental, Furama, Vinpearl Luxury Da Nang, Crowne Plaza, Pullman... Cùng với đó, việc đạt nhiều giải thưởng lớn về du lịch và tổ chức nhiều hội nghị quốc tế cao cấp trong thời gian qua đã giúp Đà Nẵng dần trở thành địa điểm du lịch sự kiện - MICE lý tưởng ở khu vực châu Á.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch sự kiện tại đà nẵng (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)