Đầu tư các dịch vụ và hình thành sản phẩm du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch sự kiện tại đà nẵng (Trang 102 - 104)

7. Bố cục của luận văn

3.4. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SỰ KIỆN TẠI ĐÀ NẴNG

3.4.6. Đầu tư các dịch vụ và hình thành sản phẩm du lịch

Hình thành các dịch vụ và sản phẩm du lịch đặc trưng và có chất lượng cao của Đà Nẵng để phuục vụ tốt hơn khách du lịch sự kiện.

Phát triển mạnh quần thể du lịch sinh thái Bà Nà - Suối Mơ, cơng viên văn hóa Ngũ Hành Sơn các dự án du lịch ven biển, khu pức hợp thương mại- dịch vụ cao tầng tại Sân vận động Chi Lăng, Phố du lịch Bạch Đằng, cụm du lịch snh thái núi - biển là sản phẩm du lịch chủ lực tạo thương hiệu mạnh, làm động lực để phát triển và thu hút khách du lịch đến với thành phố Đà Nẵng. Đây là những điểm đến và sản phẩm thế mạnh của thành phố Đà Nẵng có tính đặc trưng riêng độc đáo để thu hút kéo dài thời gian lưu trú của du khách.

- Xây dựng thương hiệu Đà Nẵng là trung tâm du lịch biển, du lịch sinh thái và du lịch kết hợp hội thảo – sự kiện; cần định vị thành phố Đà Nẵng là điểm đến hấp dẫn cho tổ chức du lịch sự kiện đối với khách du lịch trong nước và quốc tế

- Nâng cấp bổ sung sản phẩm du lịch kết hợp khai thác du lịch văn hóa, chú trọng đầu tư nâng cấp các hoạt động Bảo tàng Chăm, Bảo tàng Đà Nẵng. Triển khai đầu tư xây dựng Bảo tàng Mỹ thuật. Duy trì tổ chức các show diễn nghệ thuật truyền thống (ổn định 2 show diễn hiện nay và bổ sung thêm các show diễn mới như múa rối nước, dân ca bài chịi, hài kịch) hình thành các sản phẩm du lichg phục vụ du khách. Nghiên cứu tổ chức các hoạt động sự kiện, chương trình biểu diễn nghệ thuật đặc sắc và tạp kỹ và ban đêm tại Công viên Biển Đông, Phố du lịch Bạch Đằng nhằm hình thành điểm đến tham qua và giải trí cho du khách.

- Khẩn trương xây dựng bến tàu du lịch đường sơng, hình thành đội tàu du lịch có chất lượng cao kết hợp với đầu tư các điểm dừng chân phục vụ khách tạo điều kiện phát triển du lịch đường sông. Xây dựng cầu tàu, các điểm dừng chân (xây mới và cải tạo nâng cấp) trên biển và trên Bán đảo Sơn Trà, nạo vét khơi thông sông Cồ Cị để kết nối du lịch đường sơng và đường biển phục vụ khách du lịch.

- Xây dựng Đà Nẵng thành trung tâm du lịch tàu biển của cả nước, quy hoạch và đầu tư xây dựng tại cảng Tiên Sa một khu vực cảng dành riêng cho tàu du lịch. Đồng thời thúc đẩy triển khai các dự án đầu tư đã đăng ký về xây dựng cảng du thuyền nhằm thu hút khách tàu biển và doanh nhân đến nghỉ dưỡng tại Đà Nẵng.

Quy hoạch và khuyến khích dịch vụ bổ sug gần các khách sạn, resort ven biển (vị trí phía Tây từ đường Hồ Xuân Hương đến khu danh thắng Ngũ Hành Sơn) với các loại dịch vụ như: khu mua sắm, cửa hàng lưu niệm, quán Bar, vũ trường, kinh doanh ăn uống, khu vui chơi giải trí tạo thành khu vực sầm uất phục vụ nhu cầu khách nhất là đối với khách quốc tế. Quy hoạch và kêu gọi đầu tư Trung tâm ẩm thực có quy mơ lớn và chất lượng cao.

- Kiến nghị vói chính phủ và các bộ ngành liên quan cho phép thành lập doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài về vận chuyển du lịch tại Đà Nẵng nhằm đầu tư phương tiện vận chuyển có chất lượng phục vụ vận chuyển khách du lịch (số lượng khoảng 100 xe ô tô 45 chỗ) nhằm khắc phục tình trạng thiếu xe hiện nay không chỉ trên địa bàn thành phố và các khu vực Miền Trung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch sự kiện tại đà nẵng (Trang 102 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)