XU THẾ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SỰ KIỆN TRONG NƢỚC VÀ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch sự kiện tại đà nẵng (Trang 90 - 94)

7. Bố cục của luận văn

3.2. XU THẾ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SỰ KIỆN TRONG NƢỚC VÀ

3.2.1. Dự báo du lịch thế giới và khu vực giai đoạn 2015 – 2020

Trong những năm qua, tình hình du lịch thế giới và khu vực có sự tăng trưởng liên tục, nhưng khác nhau ở từng giai đoạn. Số lượng khách du lịch quốc tế

toàn cầu đạt 940 triệu lượt (năm 2010), 983 triệu lượt (năm 2011) và chạm mốc 1 tỷ lượt (năm 2012). Trong đó, tính đến năm 2011, châu Âu vẫn là thị trường thu hút nhiều khách du lịch quốc tế nhất (504 triệu lượt), tiếp theo là châu Á và Thái Bình Dương (217 triệu lượt). Tổng doanh thu du lịch quốc tế ước đạt 928 tỷ USD (năm 2010) và 1.030 tỷ USD (năm 2011). Việt Nam hiện nằm trong top 5 điểm đến hàng đầu khu vực ASEAN và top 100 điểm đến hấp dẫn của du lịch thế giới. Mặc d đạt tốc độ tăng trưởng cao trong năm 2010 (34,8%) và năm 2011 (19,1%) nhưng mức tăng tuyệt đối của Việt Nam vẫn chưa bằng Thái Lan và Singapore. Thị trường nguồn của du lịch Việt Nam (năm 2012) theo khu vực là: Đông Bắc Á (46%), ASEAN (20%), Châu Âu (13%), Bắc Mỹ (8%), Thái Bình Dương (5%) và thị trường khác (8%). Mục đích chuyến đi của khách quốc tế đến Việt Nam (năm 2012) là: du lịch, nghỉ ngơi (61%), công việc (17%), thăm thân nhân (17%) và các mục đích khác (5%).

hách du lịch trong thời gian tới trên phạm vi toàn cầu chủ yếu là thế hệ sinh năm 1977 đến 1993. Họ có thói quen phản hồi về chất lượng dịch vụ qua các mạng xã hội và đến năm 2020 sẽ là những nhà lãnh đạo, quản lý và lực lượng tiêu d ng chính. Xu hướng đi du lịch sẽ là theo hoạt động hơn là theo điểm đến; du lịch nội v ng đến các điểm đến gần.Vì vậy, các điểm đến và các nhà cung cấp dịch vụ cần có chiến lược phát triển du lịch ph hợp. Bên cạnh đó, cơng tác xúc tiến quảng bá du lịch ngày càng được đẩy mạnh; các sản phẩm du lịch chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe và du lịch xanh được chú trọng cũng đặt ra yêu cầu đối với công tác quy hoạch, chính sách, tiêu chuẩn hóa ngành du lịch.

Thực trạng và xu hướng du lịch thế giới tạo cho du lịch Việt Nam nhiều cơ hội để phát triển như: nhu cầu du lịch thế giới và khu vực ngày càng tăng; xu thế hợp tác khu vực ngày càng được đẩy mạnh; nguồn khách du lịch nội v ng châu Á - Thái Bình Dương và khách du lịch cao cấp từ châu Âu, châu Mỹ rất lớn. Tuy nhiên, thách thức khơng nhỏ đối với du lịch Việt Nam đó là sự cạnh tranh với các nước có ngành du lịch phát triển trong khu vực, xây dựng sản phẩm đặc th nổi bật đáp ứng nhu cầu của từng phân đoạn khách du lịch, marketing và khả năng tiếp cận từ bên ngoài.

Trên cơ sở phân tích thực trạng, dự báo xu hướng du lịch thế giới cũng như cơ hội, thách thức đối với du lịch Việt Nam, nhóm nghiên cứu đã đưa ra một số đề xuất đối với ngành du lịch Việt Nam như: đề cao vai trị phát triển du lịch; kiện tồn tổ chức bộ máy ngành du lịch, tạo điều kiện đi lại thuận lợi cho du khách, áp dụng chính sách tài chính, marketing điểm đến du lịch, phát triển sản phẩm du lịch, kêu gọi đầu tư, quản lý phát triển du lịch bền vững.

3.2.2. Dự báo về nhu cầu của khách du lịch của Việt Nam và Đà Nẵng

3.2.2.1. Dự báo nhu cầu khách du lịch của Việt Nam

- Năm 2015 thu hút 7,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế, phục vụ 37 triệu lượt khách nội địa; tăng trưởng khách quốc tế 8,4% năm và nội địa 5,7% năm.

- Năm 2020 thu hút 10,5 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 47,5 triệu lượt khách nội địa; tăng lượt khách quốc tế là 7% năm, nội địa là 5,1% năm.

- Năm 2025 thu hút 14 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 58 triệu lượt khách nội địa; tăng trưởng tương ứng 6% và 4,3% năm.

- Năm 2030 thu hút 18 triệu lượt khách quốc tế và 71 triệu lượt khách nội địa; tăng trưởng tương ứng 5,2% và 4,1% năm.

- Tổng thu từ khách du lịch: Năm 2015 đạt 207 nghìn tỷ đồng, tương đương 10,3 tỷ USD; năm 2020 đạt 372 nghìn tỷ đồng, tương đương 18,5 tỷ USD; năm 2025 đạt 523 nghìn tỷ đồng, tương đương 26 tỷ USD; năm 2030 đạt 708 nghìn tỷ đồng, tương đương 35,2 tỷ USD.

- Đóng góp của du lịch trong GDP: Năm 2015, du lịch chiếm 6% tổng GDP cả nước; năm 2020, chiếm 7%; năm 2025, chiếm 7,2% và năm 2030, chiếm 7,5%.

- Số lượng cơ sở lưu trú: Năm 2015 có 390.000 buồng; năm 2020 có 580.000 buồng; năm 2025 có 754.000 buồng; năm 2030 có 900.000 buồng.

- Chỉ tiêu việc làm: Năm 2015 tạo việc làm cho 2,1 triệu lao động trong đó 620 ngàn lao động trực tiếp ; năm 2020 là 2,9 triệu trong đó 870 ngàn lao động trực tiếp ; năm 2025 là 3,5 triệu trong đó 1,05 triệu lao động trực tiếp ; năm 2030 là 4,7 triệu trong đó 1,4 triệu lao động trực tiếp. [53]

3.2.2.2. Dự báo nhu cầu khách du lịch đến Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ

tầm nhìn đến năm 2030 được Tổng cục Du lịch xác định khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của v ng để phát triển du lịch biển, đảo trở thành thế mạnh hàng đầu của du lịch Việt Nam. Đồng thời, sẽ đầu tư xây dựng các đô thị du lịch hiện đại, các khu, điểm du lịch quốc gia với các cơ sở dịch vụ cao cấp.

Phấn đấu đến năm 2020, du lịch vùng Duyên hải Nam Trung Bộ trở thành ngành kinh tế quan trọng và đến năm 2030 trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế của vùng, góp phần khẳng định chủ quyền, quyền quốc gia trên biển và hải đảo Việt Nam.

Đến năm 2020, v ng Duyên hải Nam Trung Bộ phấn đấu thu hút khoảng 14 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt khoảng 4,5 triệu lượt. Đến năm 2030, vùng thu hút khoảng 25 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt khoảng 7,5 triệu lượt.

Dựa vào các căn cứ, dự báo mức tăng trưởng của du lịch v ng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đã xác định:

“Để phát huy các yếu tố thuận lợi của v ng cũng như bảo đảm tính khả thi cao, cần phát triển đồng thời du lịch biển, đảo, du lịch văn h a, du lịch sinh thái, trong số đ lấy du lịch biển, đảo làm mũi nh n và du lịch văn h a với hạt nhân là các giá trị văn h a Chămpa, Sa Huỳnh, văn h a các dân tộc Đông Trường Sơn, văn h a dân cư v ng biển và các di tích gắn với lịch sử chiến tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc làm nền tảng để phát triển các loại hình du lịch đ c thù cho vùng và cho t ng địa phương trong v ng”.

Cũng theo Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam, từ nay đến năm 2030, v ng đầu tư phát triển 3 đô thị là Đà Nẵng, Nha Trang và Phan Thiết trở thành các đô thị du lịch hiện đại; trùng tu, tôn tạo đô thị cổ Hội An thành đô thị du lịch văn hóa điển hình…

Dự báo một số ch tiêu c thể đối với Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ:

- Năm 2015 thu hút 3,1 triệu lượt khách du lịch quốc tế, phục vụ 7,3 triệu lượt khách nội địa; tăng trưởng khách quốc tế 7,4% năm và nội địa 7,0% năm.

- Năm 2020 thu hút 4,3 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 9,8 triệu lượt khách nội địa; tăng lượt khách quốc tế là 6,8% năm, nội địa là 6,1% năm.

- Năm 2025 thu hút 5,8 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 12,5 triệu lượt khách nội địa; tăng trưởng tương ứng 6,2% và 5,0% năm.

- Năm 2030 thu hút 7,6 triệu lượt khách quốc tế và 16,0 triệu lượt khách nội địa; tăng trưởng tương ứng 5,5% và 5,1% năm. [54]

3.2.2.3. Dự báo nhu cầu khách du lịch đến Đà Nẵng

- Năm 2015 thu hút 1,1 triệu lượt khách du lịch quốc tế, phục vụ 2,5 triệu lượt khách nội địa; tăng trưởng khách quốc tế 11,0% năm và nội địa 7,0% năm.

- Năm 2020 thu hút 1,8 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 3,3 triệu lượt khách nội địa; tăng lượt khách quốc tế là 10,4% năm, nội địa là 5,7%/năm.

- Năm 2025 thu hút 2,3 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 4,2 triệu lượt khách nội địa; tăng trưởng tương ứng 5,7% năm và 5,0% năm.

- Năm 2030 thu hút 2,8 triệu lượt khách quốc tế và 5,4 triệu lượt khách nội địa; tăng trưởng tương ứng 4,5% năm và 5,1% năm. [54]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch sự kiện tại đà nẵng (Trang 90 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)