Phát triển kinh tế bền vững của vùng kinh tế trọng điểm

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phát triển kinh tế bền vững vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông cửu long trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 35 - 37)

8. Bố cục của luận án

1.2. Phát triển kinh tế bền vững của vùng kinh tế trọng điểm trong bối cảnh biến đổ

1.2.3. Phát triển kinh tế bền vững của vùng kinh tế trọng điểm

Như đã trình bày tổng quan về PTKT bền vững ở trên, đồng tình với ý kiến của các học giả, NCS cho rằng PTKT bền vững có nội hàm là bền vững của bản thân các yếu tố cấu thành nên sự PTKT, gồm: (1) sự bền vững của TTKT; (2) sự bền vững của chuyển dịch CCKT; (3) sự bền vững của mức độ bình đẳng trong việc thụ hưởng thành quả PTKT. Trong đó “tính bền vững” của q trình PTKT thể hiện ở yếu tố phải duy trì phát triển trong thời gian dài, phát triển phải dựa trên yếu tố năng lực nội sinh và ít bị phụ thuộc bởi những điều kiện/ tác động bên ngoài. Tuy nhiên đối với vấn đề PTKT bền vững vùng KTTĐ, NCS nhận thấy cần làm rõ thêm một số nội

dung cụ thể như dưới đây:

Với tư cách là đầu tàu tăng trưởng, có vai trị chi phối đối với nền kinh tế cả nước “PTKT bền vững vùng KTTĐ” ngoài nội hàm PTKT bền vững của bản thân vùng cịn phải có vai trị là cực tăng trưởng, lan tỏa đến các vùng khác trên cả nước, các địa phương trong vùng có mối liên kết chặt chẽ với nhau. Cụ thể các vùng KTTĐ được coi là PTKT bền vững chỉ khi đáp ứng được các yếu tố sau:

Thứ nhất, bền vững về kinh tế của chính bản thân các vùng KTTĐ: Là một bộ

phận lãnh thổ quốc gia, nội hàm của PTKT bền vững bản thân vùng KTTĐ cũng bao hàm những yếu tố bảo đảm PTKT bền vững xét trên khía cạnh quốc gia nhưng xét trong khuôn khổ một vùng kinh tế, bao gồm các tiêu chí liên quan đến quy mơ và tốc độ tăng trưởng GRDP, mật độ kinh tế (GRDP/ km2), cấu trúc tăng trưởng GRDP và cơ cấu ngành kinh tế. Tuy nhiên với tư cách là lãnh thổ đầu tàu, dẫn dắt TTKT của cả nước, yêu cầu PTKT bền vững của vùng phải được đặt ra với yêu cầu cao hơn, phải thực sự trở thành vùng kinh tế phát triển năng động, có tốc độ tăng trưởng nhanh và cao hơn các vùng trong cả nước, đi đầu trong một số lĩnh vực quan trọng, đặc biệt là những lĩnh vực được xác định là thế mạnh của mỗi vùng.

Thứ hai, có tác động lan tỏa: PTKT của vùng KTTĐ phải có khả năng lan tỏa

đến các lĩnh vực môi trường và xã hội, đồng thời lan tỏa tới các vùng khác, nhất là các vùng khó khăn, vùng kém phát triển, và cuối cùng có vai trị chi phối TTKT của cả nước thơng qua q trình phân bố lại các cơ sở kinh tế, tạo việc làm cho người lao động, đóng góp cho ngân sách để bổ sung nguồn vốn cho phát triển sản xuất và kết cấu hạ tầng, lan truyền tiến bộ cơng nghệ... Tính chất lan tỏa cũng được phản ánh ở chính kết quả hoạt động của bản thân vùng KTTĐ.

Thứ ba, liên kết kinh tế: Các địa phương trong nội bộ vùng KTTĐ phải thực

hiện được ngày càng nhiều hơn sự chung sức, trợ giúp lẫn nhau nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của mỗi địa phương và tồn vùng, phải có mối quan hệ chặt chẽ giữa khơng gian kinh tế với không gian tự nhiên, sinh thái, xã hội và khơng gian chính sách, thể chế để tạo ra lợi thế cạnh tranh cho vùng, là cơ sở để PTBV. Xét đến cùng thì LKKT phản ánh một khía cạnh của khả năng nâng cao chất lượng TTKT, cụ

thể là bảo đảm tính hiệu quả trong PTKT vùng.

Thứ tư, ứng phó với BĐKH: trong bối cảnh BĐKH ảnh hưởng đến TTKT và

PTKT của các quốc gia, các vùng như hiện nay, PTKT bền vững vùng KTTĐ cần phải thể hiện được khả năng ứng phó với BĐKH. Theo đó, PTKT của vùng KTTĐ cần duy trì được tốc độ tăng trưởng trên cơ sở chuyển dịch CCKT từ những ngành/ hoạt động có khả năng bị ảnh hưởng tiêu cực bởi BĐKH sang các ngành/ hoạt động ít bị ảnh hưởng, thậm chí tận dụng được các cơ hội của BĐKH để phát triển mạnh hơn, tạo ra giá trị sản xuất cao hơn, tạo nhiều việc làm và đóng góp nhiều hơn vào GRDP, đồng thời góp phần vào giảm phát thải KNK, sử dụng hiệu quả hơn các TNTN và BVMT của vùng. Mơ hình PTKT bền vững đối với các vùng KTTĐ được NCS đề xuất như ở Hình 1.1.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phát triển kinh tế bền vững vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông cửu long trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)