Phương pháp kiểm định mức độ liên kết kinh tế vùng

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phát triển kinh tế bền vững vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông cửu long trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 78 - 79)

CHƯƠNG 2 ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.6. Phương pháp kiểm định mức độ liên kết kinh tế vùng

LKKT vùng được thực hiện bằng cách kiểm tra liệu có sự tương tác giữa các địa phương trong vùng với nhau về mặt kinh tế hay khơng, có hay khơng các dịng chảy hàng hoá, luồng di chuyển vốn đầu tư, hiệu ứng lan toả của công nghệ và lan toả về chính sách kinh tế. Mối liên hệ này được gọi là tương quan không gian. Chỉ tiêu phổ biến được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng để đo lường sự tương quan không gian là chỉ số Moran (I). [17]. Chỉ số Moran I lần đầu tiên được giới thiệu bởi Moran, P.A.P (1950). Chỉ số này được tính theo cơng thức sau:

Trong đó:

- n là số địa phương;

- Xi là giá trị của biến nghiên cứu ở địa phương thứ i, i=1,2,3…n .

- Wij là ma trận trọng số không gian. Ma trận trọng số khơng gian có thể được thiết lập bằng ma trận trọng số liền kề theo cách sau: (i) wij= 1 nếu các địa phương là có chung đường biên giới và bằng 0 cho các trường hợp còn lại; (ii) ma trận trọng số khơng gian cũng có thể được xác định dựa trên toạ độ của các địa phương.

Băng tần (bandwidth) bằng một khoảng cách nhất định, wij = 0 nếu khoảng cách giữa các địa phương lớn hơn băng tần, bằng 1 nếu nhỏ hơn (trong các nghiên cứu băng tần thường được xác định bằng khoảng cách trung bình lái xe 1 giờ ở đường trục chính). Giá trị của Moran (I) nằm trong khoảng [-1, 1]. Moran (I) mang dấu dương nghĩa là các địa phương lân cận sẽ có mối tương quan dương với nhau. Ngược lại, Moran (I) mang dấu âm cho thấy sự tương quan không gian âm. Nếu Moran (I) bằng khơng, các địa phương là ngẫu nhiên. Có nghĩa là nếu Moran (I) dương là các địa phương trong vùng có LKKT theo hướng thúc đẩy nhau, ngược lại nếu Moran (I) nhận giá trị âm là các địa phương trong vùng cạnh tranh nhau trong quá trình phát triển, nếu Moran (I) bằng không là các hoạt động kinh tế của các địa phương trong vùng độc lập, khơng có LKKT với nhau. Để kiểm định ý nghĩa thống kê của chỉ số Moran (I) sử dụng Z-score hoặc p- value với giả thuyết H0 là khơng có sự tương quan khơng gian giữa các địa phương về chỉ tiêu được nghiên cứu theo ma trận trọng số được sử dụng. Giả thuyết H0 bị bác bỏ khi z-score nhỏ hơn -1,96 hoặc lớn hơn 1,96. Trong luận án này chỉ số Moran (I) được sử dụng để kiểm định mức độ LKKT của các địa phương trong vùng, vì vậy, Xi được sử dụng là GRDP/người; là giá trị bình quân của Xi.

Luận án sử dụng phần mềm ROOKCASE của đại học Ottawa để tính tốn chỉ số Moran (I) trong việc đánh giá mức độ LKKT của vùng KTTĐ ĐBSCL.

Hình 2.4. Giao diện phần mềm ROOKCASE được luận án sử dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phát triển kinh tế bền vững vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông cửu long trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 78 - 79)