Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế bền vững của vùng kinh tế trọng

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phát triển kinh tế bền vững vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông cửu long trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 37 - 40)

8. Bố cục của luận án

1.2. Phát triển kinh tế bền vững của vùng kinh tế trọng điểm trong bối cảnh biến đổ

1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế bền vững của vùng kinh tế trọng

Nguồn: Tác giả tổng hợp và đề xuất

1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế bền vững của vùng kinh tế trọng điểm điểm

Có nhiều yếu tố có ảnh hưởng tác động tích cực và tiêu cực đến sự PTKT bền vững của bản thân các vùng KTTĐ, đến vai trò lan toả PTKT cũng như LKKT của vùng. Trong đó gồm cả các yếu tố khách quan và các yếu tố mang tính chủ quan.

1.2.4.1. Yếu tố khách quan

+ Điều kiện tự nhiên và TNTN: Các yếu tố điều kiện tự nhiên như vị trí địa lý,

khí hậu, các tài ngun đất, rừng, biển, nước, khống sản, động thực vật… là những yếu tố đóng vai trị quan trọng trong PTKT bền vững của mỗi vùng kinh tế nói chung cũng như vùng KTTĐ nói riêng. Lý thuyết cho thấy những vùng có lợi thế về điều

kiện tự nhiên như có vị trí địa lý thuận lợi cho giao thương kinh tế, có tài ngun đất đai mầu mỡ, khí hậu thuận lợi cho phát triển NN, đa dạng nguồn tài nguyên khoáng sản phục vụ CN chế biến chế tạo, tài nguyên rừng, biển dồi dào… sẽ tác động đến việc hình thành và phát triển các loại hình kinh tế khác nhau của các vùng KTTĐ. Tuy nhiên tác động này bao gồm cả những tác động tiêu cực lẫn tích cực trong việc hình thành các loại hình kinh tế ở các địa phương. Đặc biệt là về vấn đề khí hậu đối với lĩnh vực NN, những địa phương nhiệt đới có lợi thế để phát triển tốt các cây, con nhiệt đới song lại hay gặp bão, gió, tác động tiêu cực tới mùa màng.

+ Văn hóa - xã hội: Yếu tố văn hóa - xã hội cũng như phong tục, tập quán, văn

hóa là yếu tố hình thành từ lâu đời và mang tính đặc trưng của mỗi vùng miền. Đây là yếu tố có ảnh hưởng cả tích cực hoặc tiêu cực tới PTKT bền vững của các vùng KTTĐ. Những vùng có phong tục, tập quán canh tác lạc hậu, trình độ lao động khơng cao thường sẽ khó khăn hơn các vùng khác trong việc áp dụng KHCN vào các biện pháp nâng cao hiệu quả PTKT.

+ Yếu tố bối cảnh quốc gia, khu vực và thế giới: Các yếu tố bối cảnh quốc gia,

khu vực và thế giới đặc biệt là trong bối cảnh tồn cầu hóa, hội nhập quốc sâu rộng và phát sinh những vấn đề toàn cầu như hiện nay gây ảnh hưởng rất lớn đến PTKT bền vững của các vùng kinh tế nói chung cũng như vùng KTTĐ nói riêng. Các hiệp định thương mại tự do được ký kết giữa các quốc gia giúp đẩy nhanh quá trình sản xuất giá trị và giá trị sử dụng; thúc đẩy quá trình phân phối, cung cấp nguồn lực và theo đó kinh tế được phát triển trên phạm vi toàn cầu. Trong thời đại cách mạng CN 4.0 như hiện nay, sử dụng tri thức hiện đại vào sản xuất kinh doanh giúp thúc đẩy PTKT xã hội tăng lên vượt bậc. Ngoài ra những vấn đề tồn cầu như: ơ nhiễm mơi trường, rác thải nhựa đại dương, BĐKH là nhiệm vụ chung của toàn nhân loại giúp thế giới gần nhau hơn từ đó có tác động tích cực, sâu sắc đến PTKT và PTKT bền vững trên toàn thế giới và các quốc gia, vùng kinh tế nói chung cũng như vùng KTTĐ nói riêng. Bối cảnh chung như trên khơng chỉ có tác động tích cực, thúc đẩy PTKT mà chúng cũng có tác động tiêu cực, gây khó khăn cho sự PTKT với nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, điển hình như các vấn đề tồn cầu hiện nay như: Chiến

tranh kinh tế, BĐKH, đại dịch COVID 19…

+ Cơ chế chính sách của nhà nước: Cơ chế chính sách của nhà nước là yếu tố

mang tính chủ quan nhưng vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến PTBV nói chung, PTKT bền vững nói riêng của các vùng KTTĐ. Với tư cách một mặt là bộ phận lãnh thổ cấu thành kinh tế quốc gia, mặt khác, là vùng lãnh thổ đặc biệt với chức năng động lực, đầu tầu phát triển nhanh, tạo sức bật cho cả nước, (i) vùng KTTĐ được quyền có những ưu đãi đặc biệt để đảm lãnh trách nhiệm nặng nề hơn so với các vùng khác về sự tập trung kinh tế; nhưng (ii) vùng KTTĐ cũng phải có “nghĩa vụ và trách nhiệm” khơng chỉ với bản thân vùng mà còn với các lãnh thổ khác và toàn nền kinh tế quốc gia, nhất là khi vùng đã thực sự trở thành khu vực tập trung kinh tế cao. Như vậy, các vùng KTTĐ sẽ chịu sự chi phối hoặc hưởng lợi từ 3 nhóm: (i) cơ chế chính sách trực tiếp cho các vùng KTTĐ; (ii) cơ chế chính sách cho phát triển các lãnh thổ đặc biệt – như khu CN, khu chế xuất, khu cơng nghệ cao… ; và (iii) các cơ chế chính sách áp dụng chung cho tồn quốc. Cơ chế chính sách hợp lý sẽ giúp các vùng KTTĐ PTKT thuận lợi và ngược lại sẽ gây khó khăn, kìm hãm sự phát triển.

1.2.4.2. Các yếu tố chủ quan

+ Các nguồn lực PTKT của vùng KTTĐ: Nguồn lực, bao gồm các nguồn lực

về vốn, con người và KHCN, là yếu tố không thể thiếu trong PTKT, là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến TTKT. Trong đó vốn là yếu tố sản xuất cơ bản trong quá trình PTKT giúp tạo ra các yếu tố vật chất, cơng cụ sản xuất để PTKT. Do đó, việc tăng cường huy động nguồn vốn, sử dụng hiệu quả vốn đầu tư là nội dung vô cùng quan trọng trong PTKT bền vững của vùng KTTĐ. Ngoài ra các nguồn lực về con người và trình độ KHCN cũng là những nguồn lực khơng thể thiếu cho PTKT bền vững của vùng KTTĐ. Trình độ nhân lực cao, KHCN hiện đại sẽ giúp gia tăng NSLĐ, giá trị sản xuất của nền kinh tế và ngược lại.

+ Cơ sở hạ tầng của vùng KTTĐ: Cơ sở hạ tầng đóng vai trị là huyết mạch

trong PTKT của các vùng kinh tế nói chung và vùng KTTĐ nói riêng. Cơ sở hạ tầng tốt sẽ giúp đảm bảo cho sự PTKT bền vững, BVMT. Cơ sở hạ tầng là yếu tố tạo điều kiện cơ bản, cần thiết cho sản xuất, thúc đẩy các hoạt động sản xuất kinh doanh,

LKKT, giao thương kinh tế và xã hội hiện đại.

+ Các thể chế, chính sách trong phát triển của vùng KTTĐ: Các thể chế, chính

sách phát triển của vùng KTTĐ và các địa phương trong vùng là những nhân tố quan trọng gây tác động tích cực hay tiêu cực đến PTTK bền vững của vùng KTTĐ. Nếu các thể chế, chính sách phát triển phù hợp với đường lối, chính sách phát triển của quốc gia, phù hợp với điều kiện tự nhiên, KT-XH của vùng cũng như xu hướng chung của thế giới sẽ giúp nền kinh tế phát triển tích cực và bền vững, phát huy được các lợi thế của vùng. Ngược lại chính sách, đường lối lạc hậu, lỗi thời, không phù hợp với điều kiện thực tiễn, xu hướng phát triển chung sẽ kìm hãm sự PTKT nói chung cũng như PTKT bền vững của vùng KTTĐ nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phát triển kinh tế bền vững vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông cửu long trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 37 - 40)