Phương pháp chuẩn hoá số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phát triển kinh tế bền vững vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông cửu long trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 74 - 77)

CHƯƠNG 2 ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.3. Phương pháp chuẩn hoá số liệu

Như đã trình bày tại phần tổng quan, Bộ tiêu chí đánh giá PTBV nói chung hay đánh giá PTKT bền vững nói riêng là rất đa dạng với các chỉ tiêu mang tính đa ngành, đa lĩnh vực nên có tính đa dạng cao về miền giá trị cũng như hệ quy chiếu và đơn vị thứ ngun của các tiêu chí. Vì vậy để có thể đánh giá mức độ bền vững, các giá trị cần chuẩn hoá về một giá trị chung để tính tốn. Có 3 phương pháp chuẩn hóa thường được sử dụng nhất khi xây dựng các bộ chỉ số tổng hợp, đó là (1) chuẩn hóa khoảng cách tới giá trị tham chiếu, (2) chuẩn hóa Z-score và (3) chuẩn hóa Min-Max.

Đơn giản nhất là phương pháp (1), chuẩn hoá khoảng cách tới giá trị tham chiếu, được tính tốn theo cơng thức:

I = I Thực tế

I Tham chiếu (2.2)

Trong đó giá trị tham chiếu là giá trị hướng đến của mục đích tính tốn, nghiên cứu. Tuỳ theo trường hợp cụ thể, giá trị tham chiếu có thể là giá trị lớn nhất của chuỗi giá trị, giá trị trung bình hoặc giá trị nhỏ nhất. Phương pháp chuẩn hoá theo khoảng cách thường được áp dụng đối với các chuỗi giá trị có sự biến thiên nhỏ hoặc tương đồng về hệ quy chiếu đánh giá. Hạn chế của phương pháp này là khi so sánh các giá trị khác nhau sẽ có miền giá trị tính tốn và hệ tham chiếu khác nhau dẫn đến mất cân đối giữa các giá trị và khó khăn trong việc tính tốn chỉ số tổng hợp.

Đối với phương pháp (2), chuẩn hố Z-score, số liệu được chuẩn hố thơng qua giá trị thực tế giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của miền số liệu. Cơng thức tính tốn chỉ số Z-score như sau:

Z − score = I Thực tế − I Trung bình

I Tham chiếu (2.3)

tuyệt đối của các giá trị theo thứ hạng cao thấp và không bị ảnh hưởng bởi các giá trị cực trị hay còn gọi là giá trị biên của chuỗi số liệu. Tuy nhiên giống như phương pháp (1), phương pháp chuẩn hố Z-score cũng có hạn chế là các giá trị sau khi chuẩn hoá của từng số liệu khác nhau sẽ nằm ở các miền tính tốn riêng dẫn đến khó khăn trong việc tính tốn chỉ số tổng hợp. Ngồi ra do phương pháp chuẩn hố Z-score sử dụng giá trị trung bình và phương sai nên chỉ có thể áp dụng để so sánh giữa các địa phương trong một năm mà không thể so sánh, đánh giá trong nhiều năm. Trong khi để đánh giá q trình phát triển nói chung thơng thường cần phải đánh trong nhiều năm.

Phương pháp (3), chuẩn hóa Min - Max hiện nay là phương pháp được nhiều chuyên gia, tổ chức sử dụng phổ biến để chuẩn hố số liệu khơng chỉ trong đánh giá PTBV, PTKT bền vững mà còn trong nhiều lĩnh vực khác. Các bộ chỉ tiêu áp dụng phương pháp chuẩn hố min-max có thể kể đến như: Bộ chỉ tiêu phát phát triển con người (HDI), Bộ chỉ tiêu cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam (PCI), Chỉ số chất lượng dân số của Phạm Đại Đồng, Bộ chỉ thị PTBV của dự án VIE/01/021; Bộ chỉ thị PTBV về các lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường Tây Nguyên của Ngơ Đăng Trí; Bộ chỉ tiêu dễ bị tổn thương do BĐKH của Mai Văn Trịnh, Bộ chỉ tiêu Đánh giá tác động của BĐKH đến lĩnh vực sử dụng đất và một số giải pháp thích ứng với BĐKH tỉnh Bình Phước của Lê Hồi Nam, Bộ tiêu chí đánh giá khả năng thích ứng với BĐKH tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu của Hồ Minh Dũng; Bộ chỉ tiêu thích ứng với BĐKH phục vụ cơng tác quản lý nhà nước về BĐKH của Huỳnh Thị Lan Hương.

Phương pháp chuẩn hóa Min - Max giữ được ưu điểm của phương pháp chuẩn hoá khoảng cách tới giá trị tham chiếu cũng như phương pháp chuẩn hoá Z-score là vẫn giữ nguyên được giá trị so sánh giữa các giá trị của chuỗi số liệu đồng thời chuẩn hoá theo phương pháp Min-Max còn giúp chuyển đổi giá trị tất cả các số liệu vào một miền giá trị chung [0-1], [0,10] …(miền giá trị chung được xác định tuỳ theo mục đích nghiên cứu đánh giá) do đó việc tính tốn tổng hợp chỉ số từ các chỉ thị trở nên đơn giản và thuận lợi hơn so với các phương pháp chuẩn hóa khác.

Thực tế cho thấy trong hệ thống các chỉ tiêu nói chung, và chỉ tiêu đánh giá bền vững nói riêng có những chỉ tiêu càng tăng càng phản ánh mức độ tích cực (ví dụ như

chỉ tiêu NSLĐ xã hội, GRDP, GRDP bình quân đầu người,…); ngược lại có những chỉ tiêu càng gia tăng càng thể hiện mức độ tiêu cực (thiệt hại do thiên tai, tỷ lệ hộ nghèo, phát thải KNK….). Ngoài ra cịn một số chỉ tiêu có giá trị huớng tâm, càng gần giá trị tối ưu đạt được càng thể hiện giá trị tối ưu bền vững (tỷ lệ thất nghiệp…,);

Đối với các chỉ tiêu thuận, chỉ tiêu nghịch và các chỉ tiêu hướng tâm, tác giả sử dụng phương pháp chuẩn hóa min-max để chuyển giá trị của các chỉ tiêu thành các chỉ số riêng biệt nhận giá trị trong khoảng [0-1]. Cơng thức tính các chỉ tiêu áp dụng theo cụ thể như sau:

I = Giá trị thực tế−Giá trị tối thiểu

Giá trị tối đa−Giá trị tối thiểu (2.4)

I = ln (Giá trị thực tế)−ln (Giá trị tối thiểu)

ln (Giá trị tối đa)−ln(Giá trị tối thiểu) (2.5)

I = Giá trị tối đa−Giá trị thực tế

Giá trị tối đa−Giá trị tối thiểu (2.6)

I = ln (Giá trị tối đa)−ln (Giá trị thực tế)

ln (Giá trị tối đa)−ln (Giá trị tối thiểu) (2.7)

I = 1 −|Giá trị thực tế−Giá trị trung tâm|

|Giá trị tối đa|−|Giá trị trung tâm| (2.8)

Trong đó:

- Cơng thức (2.4) áp dụng đối với chỉ tiêu thuận khi chỉ tiêu nghiên cứu về thực tế thường chỉ đạt đến một mức độ nhất định và nếu so sánh theo không gian, thời gian, khơng có sự chênh lệch lớn. Các số tương đối thường có sự biến thiên giới hạn trong khoảng từ 0 đến 100%.

- Công thức (2.5) áp dụng đối với chỉ tiêu thuận khi chỉ tiêu nghiên cứu về thực tế ln tăng lên khơng có giới hạn và giữa các mức độ có sự chênh lệch đáng kể.

- Công thức (2.6) áp dụng đối với chỉ tiêu nghịch khi chỉ tiêu nghiên cứu về thực tế thường chỉ đạt đến một mức độ nhất định và khơng có sự chênh lệch lớn.

- Cơng thức (2.7) áp dụng đối với chỉ tiêu nghịch khi chỉ tiêu nghiên cứu về thực tế có sự chênh lệch lớn.

- Công thức (2.8) áp dụng đối với các chỉ tiêu hướng tâm.

- Giá trị tối đa: Xác định dựa theo giới hạn lớn nhất có thể có của các chỉ tiêu. Với những chỉ tiêu khơng xác định được hay khơng có bất kỳ hướng dẫn nào về giới hạn bền vững, giá trị tối đa sẽ sử dụng giá trị xu hướng: giá trị lớn nhất của chỉ tiêu trong khoảng thời gian nghiên cứu.

- Giá trị tối thiểu: Tương tự xác định giá trị tối đa, xác định vào giới hạn nhỏ nhất của các chỉ tiêu. Các trường hợp còn lại lựa chọn giá trị xu hướng làm giá trị tối thiểu, giá trị nhỏ nhất của chỉ tiêu trong thời kỳ nghiên cứu.

- Giá trị trung tâm: Với những chỉ tiêu có thơng tin về giá trị tối ưu đã công bố, lựa chọn giá trị trung tâm chính là giá trị đó. Với những chỉ tiêu cịn lại, căn cứ vào đặc điểm từng chỉ tiêu để có lựa chọn phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phát triển kinh tế bền vững vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông cửu long trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)