Điều kiện kinh tế xã hội và tiềm năng phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phát triển kinh tế bền vững vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông cửu long trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 59 - 60)

CHƯƠNG 2 ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Giới thiệu vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng sông Cửu Long

2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội và tiềm năng phát triển kinh tế

Vùng KTTĐ ĐBSCL tính đến năm 2019 có dân số 6.061 nghìn người, chiếm 36% dân số ĐBSCL và 6,9% dân số cả nước. Mật độ dân số vùng KTTĐ ĐBSCL năm 2019 là 367 người/km2, thấp hơn mật độ dân số trung bình của ĐBSCL nhưng cao hơn gần 1,4 lần so với trung bình cả nước. An Giang và Kiên Giang là hai tỉnh có dân số đơng nhất, chiếm 31,4% và 28,4% dân số của vùng tiếp đó là Cần Thơ và Cà Mau.

Bảng 2.2. Dân số vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sơng Cửu Long Đơn vị tính: Nghìn người Vùng/ Địa phương 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Cần Thơ 1.229 1.238 1.248 1.258 1.273 1.282 1.236 An Giang 2.153 2.156 2.158 2.160 2.162 2.164 1.907 Kiên Giang 1.734 1.746 1.761 1.777 1.793 1.811 1.724 Cà Mau 1.214 1.216 1.219 1.223 1.226 1.230 1.194 Vùng KTTĐ ĐBSCL 6.330 6.356 6.386 6.417 6.453 6.487 6.061 Cả nước 89.759 90.728 91.713 92.695 93.671 94.666 96.484

Nguồn: Tính tốn của NCS và số liệu NGTK

Việc tập trung dân số đông đúc giúp cung cấp lượng lao động dồi dào cho các địa phương trong vùng, tuy nhiên cũng gây áp lực lên sự phát triển KT-XH và môi trường khu vực cũng như chất lượng cuộc sống của người dân. Với vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và KT-XH thuận lợi, vùng KTTĐ ĐBSCL có rất nhiều tiềm năng và thế mạnh trong phát triển KT-XH. Các tiềm năng và thế mạnh của vùng có thể tóm tắt như sau:

Thứ nhất, do vị trí địa lý đặc biệt của vùng KTTĐ ĐBSCL, có rất nhiều lợi thế

cho sự phát triển KTXH và giao dịch thương mại với các khu vực khác trên thế giới và vùng KTTĐ phía Nam và TP. HCM trung tâm kinh tế lớn nhất của cả nước.

Thứ hai, vùng KTTĐ ĐBSCL có khí hậu tốt, đất đai màu mỡ và kênh đào xen

kẽ. Do đó, nó có tiềm năng và thế mạnh của sự phát triển nơng sản và hải sản. Do đó, khu vực này đóng góp tỷ lệ đáng kể để đưa ĐBSCL đứng đầu cả nước về xuất khẩu gạo, cung cấp lương thực cho nhiều khu vực trong cả nước trong năm. Bên cạnh đó,

có nhiều đặc sản ở vùng này, ví dụ cá tra ở An Giang, tôm ở Cà Mau, cá cơm và nước mắm truyền thống ở Phú Quốc.

Thứ ba, vùng KTTĐ ĐBSCL có một số tài ngun khống sản (dầu khí trong

các lưu vực trầm tích: Cửu Long, Nam Cơn Sơn và Thổ Chu - Ma Lai, đá vôi ở Kiên Giang, đá Andezit và đá Granit ở An Giang); công viên sinh thái, khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia (các rừng quốc gia: Mũi Mau, U Minh Hà, U Minh Thượng, ...; các khu bảo tồn thiên nhiên: Đầm Đồi, Hòn Chong, bãi biển Phú Quốc,...) rừng ngập mặn, bãi biển đẹp phục vụ phát triển CN, du lịch.

Thứ tư, vùng KTTĐ ĐBSCL có hệ thống đơ thị phát triển gồm bốn TP và hai

thị trấn, trong đó có TP Cần Thơ là trung tâm thương mại, xuất nhập khẩu, y tế, đào tạo, KHCN, đặc biệt là trong lĩnh vực nghiên cứu về lúa, cây ăn quả, hải sản, ... của ĐBSCL và cả nước. Ngoài ra các TP như Long Xuyên, Rạch Giá và Cà Mau là những trung tâm kinh tế ở phía Tây Nam của đất nước đang phát triển mạnh về các ngành CN và DV. Do mạng lưới đô thị được phát triển nhanh đã tạo ra sức hút mạnh mẽ đối với các nhà đầu tư nước ngoài và thu hút lực lượng lao động từ khu vực nông thôn, tạo ra một triển vọng mới cho TTKT và thương mại quốc tế.

Thứ năm, là một trong bốn vùng KTTĐ quốc gia của cả nước do đó vùng

KTTĐ ĐBSCL rất được Đảng, nhà nước và chính phủ quan tâm, tạo điều kiện về mặt cơ chế và chính sách để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của khu vực.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phát triển kinh tế bền vững vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông cửu long trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 59 - 60)