Phương pháp phân tích SWOT

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phát triển kinh tế bền vững vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông cửu long trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 79 - 81)

CHƯƠNG 2 ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.7.Phương pháp phân tích SWOT

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.7.Phương pháp phân tích SWOT

Phân tích SWOT là phân tích 4 yếu tố: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội), Threats (Thách thức) của đối tượng nghiên cứu để đưa ra các kế hoạch, chiến lược hoặc giải pháp phát triển. Trong 4 yếu tố của mơ hình SWOT vận dụng cho phân tích kinh tế vùng, điểm mạnh và điểm yếu là 2 yếu

tố để đánh giá nội bộ vùng, thường các yếu tố có liên quan tới hoạt động của vùng. Đối với 2 yếu tố này, các vùng có thể kiểm sốt và/ hoặc thay đổi được. Hai yếu tố còn lại là cơ hội và thách thức là các yếu tố tác động bên ngoài thường liên quan đến bối cảnh, thị trường và mang tính vĩ mơ. Các vùng có thể sẽ khơng thể kiểm sốt được 2 yếu tố bên ngồi này nhưng hồn tồn có thể nắm bắt cơ hội, đồng thời cũng cần quan tâm và đề phòng những thách thức từ bên ngồi có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Luận án sử dụng phương pháp phân tích SWOT để phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong PTKT của vùng KTTĐĐBSCL trong bối cảnh BĐKH từ đó đề xuất định hướng và các giải pháp đảm bảo PTKT bền vững vùng KTTĐ ĐBSCL đến năm 2030 trong bối cảnh BĐKH.

Tiểu kết Chương 2:

Chương 2 cung cấp các thông tin về địa bàn nghiên cứu: vùng KTTĐ ĐBSCL và kịch bản BĐKH đối với vùng, xác định các nội dung nghiên cứu, xây dựng khung tiếp cận và đề xuất phương pháp nghiên cứu PTKT bền vững vùng KTTĐ trong bối cảnh BĐKH đáp ứng các yêu cầu: (1) Tăng trưởng và chuyển dịch CCKT theo hướng hạn chế được các tác động tiêu cực do BĐKH gây ra; (2) Tăng trưởng và chuyển dịch CCKT theo hướng tận dụng được các cơ hội do BĐKH mang lại; (3) TTKT và chuyển dịch CCKT gắn với sử dụng hiệu quả TNTN và năng lượng, giảm phát thải KNK; (4) Gia tăng tác động lan tỏa của vùng KTTĐ về kinh tế nói chung, về các hoạt động kinh tế ứng phó với BĐKH nói riêng: các hoạt động TTKT, chuyển dịch CCKT và ứng phó với BĐKH của vùng KTTĐ tạo ra tác động lan tỏa, thúc đẩy TTKT và chuyển dịch CCKT của các lãnh thổ liên quan theo hướng hạn chế các tác động tiêu cực và tận dụng các cơ hội của BĐKH, sử dụng hiệu quả tài nguyên và giảm phát thải KNK; (5) Gia tăng LKKT của vùng KTTĐ nhằm ứng phó hiệu quả hơn với BĐKH.

Từ đó xây dựng các phương pháp thu thập số liệu tài liệu, phương pháp xây dựng bộ tiêu chí cũng như các phương pháp tính tốn các tiêu chí, chỉ số tổng hợp nhằm đánh giá PTKT bền vững vùng KTTĐ ĐBSCL trong bối cảnh BĐKH.

CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BỀN VỮNG VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phát triển kinh tế bền vững vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông cửu long trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 79 - 81)