Các nghiên cứu về phát triển kinh tế và biến đổi khí hậu vùng đồng bằng sơng

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phát triển kinh tế bền vững vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông cửu long trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 50 - 53)

8. Bố cục của luận án

1.4. Các nghiên cứu về phát triển kinh tế và biến đổi khí hậu vùng đồng bằng sơng

sông Cửu Long

Trong Thỏa thuận đối tác chiến lược giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Hà Lan về thích ứng với BĐKH và quản lý nước (tháng 10/2010), hai nước thống nhất “hợp tác chặt chẽ xây dựng Kế hoạch Châu thổ sông Cửu Long tổng hợp, dài

hạn, để ứng phó với những hậu quả của BĐKH và bảo đảm phát triển KTXH bền vững của ĐBSCL”. Sử dụng các kịch bản khác nhau, Kế hoạch đã định ra một tương

lai, một chiến lược tồn diện lâu dài. Tầm nhìn này cấu thành nền tảng tham chiếu chính để triển khai các giải pháp khả thi. Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long hướng đến phát triển một tầm nhìn chiến lược lâu dài cho một khu vực đồng bằng an toàn, bền vững và trù phú, bao gồm các đề xuất chính sách và các giải pháp có thể hỗ trợ Chính phủ Việt Nam. [14]

Năm 2017, hội nghị về PTBV ĐBSCL thích ứng với BĐKH tổ chức ngày 26 - 27/9/2017 được coi như một “Hội nghị Diên Hồng” đối với tương lai của khu vực kinh tế NN nòng cốt quan trọng bậc nhất của Việt Nam. Trên cơ sở kết quả của Hội nghị trên và ý kiến thảo luận, biểu quyết của các thành viên Chính phủ tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 năm 2017, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17/1/2017 về PTBV ĐBSCL thích ứng với BĐKH trong đó nhấn mạnh phải xác định BĐKH và NBD là xu thế tất yếu, phải sống chung và thích nghi, phải biến thách thức thành cơ hội. Đồng thời, chú trọng việc giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai, ứng phó với các kịch bản bất lợi nhất có thể xảy ra [8]. Từ đó đưa ra các giải pháp tổng thể PTBV ĐBSCL như: (1) Tổ chức không gian lãnh thổ, (2) Quy hoạch, (3) Xây dựng CCKT hợp lý, (4) Cơ chế điều phối phát triển vùng, (5) Cơ chế chính sách thu hút các nguồn vốn ngồi ngân sách nhằm PTBV ĐBSCL.

Thực hiện Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 và Nghị quyết số 120/NQ CP ngày 17/11/ 2017 của Chính phủ về PTBV vùng ĐBSCL thích ứng với BĐKH, Bộ Kế hoạch và Đầu tư được giao chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành, cơ quan liên quan tổ chức lập Quy hoạch vùng ĐBSCL thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [2]. Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng các yếu tố, điều kiện tự nhiên, nguồn lực đặc thù vùng ĐBSCL, xem xét quan điểm, mục tiêu và dự báo triển vọng phát triển của vùng, quy hoạch xây dựng và lựa chọn các kịch bản phát triển cho vùng ĐBSCL, bao gồm: (1) KBPT 1: PTKT - “Tối ưu hóa tăng trưởng GDP, chủ yếu dựa trên cơ cấu hoạt động kinh tế hiện tại, tuy nhiên phải đánh đổi vốn tự nhiên và vẫn cịn ảnh hưởng ơ nhiễm môi trường”; (2) KBPT 2: Bảo vệ TNTN và môi trường - “Bảo vệ và

nâng cao nguồn TNTN dựa vào tăng trưởng “xanh”, với gia tăng giá trị dựa trên nền tảng bền vững”; (3) KBPT 3: Phát triển xã hội - “Tối ưu phát triển xã hội và phát triển kinh tế theo hướng công bằng trong dài hạn bằng cách đầu tư vào nguồn nhân lực, các ngành CN và DV mới để hiện đại hóa cơ cấu kinh tế của đồng bằng”. Trên cơ sở đánh giá các rủi ro và tác động của các kịch bản phát triển đến ba trụ cột trên. Quy hoạch đã chọn Kịch bản phát triển 2 cho phát triển KTXH của vùng đến 2030 và định hướng đến 2050 từ đó đưa ra phương hướng phát triển vùng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

Lê Thị Phương Mai (2017) trong đề tài “Nghiên cứu tác động của XNM và khả

năng thích ứng trong NTTS ở ĐBSCL” trên cơ sở khảo sát hiện trạng kỹ thuật và hiệu

quả tài chính một số mơ hình NTTS quan trọng ở vùng có khả năng chịu ảnh hưởng XMN, tìm hiểu nhận thức của người NTTS về XMN, BĐKH và thời tiết, tác động và giải pháp trong sản xuất thời gian qua, đã đánh giá khả năng ni một số lồi thủy sản thông qua xác định mùa vụ ni và vùng ni để thích ứng với BĐKH.

Hoàng Thị Huệ (2020) trong luận án “Tính dễ bị tổn thương và kết quả sinh kế

trong bối cảnh XMN vùng ĐBSCL” Trên cơ sở khung nghiên cứu sinh kế bền vững

của DFID (2001) và khung lý thuyết đánh giá mức độ dễ bị tổn thương sinh kế của Hahn và cộng sự (2009) đã làm rõ việc tính tốn chỉ số dễ tổn thương sinh kế; ảnh hưởng của các thành phần dễ bị tổn thương sinh kế đến kết quả sinh kế trong bối cảnh XNM vùng ĐBSCL. Kết quả luận án cho thấy ảnh hưởng tiêu cực của XNM và ảnh hưởng tích cực của các thành phần trong năng lực thích ứng đến kết quả sinh kế vùng ĐBSCL. Từ đó, tác giả đưa ra một số khuyến nghị nhằm hạn chế ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến kết quả sinh kế vùng ĐBSCL như: Dự báo “sớm” và “sát” tình hình XNM; khai thác sử dụng hợp lý nguồn nước; quan tâm nhiều hơn đến những nhóm hộ có nguy cơ dễ bị tổn thương sinh kế cao; lựa chọn cây trồng vật ni thích hợp; tập trung vào chính sách giáo dục và đào tạo người lao động; tăng cường khả năng tiếp cận tín dụng của hộ gia đình; đẩy mạnh các chính sách trợ cấp, phát triển thị trường lao động, hỗ trợ tạo việc làm, tự tạo việc làm cho người lao động....

năm 2025” trên cơ sở đánh giá, tổng quan tình hình KTXH của ĐBSCL đã tập trung

nghiên cứu các yếu tố chính chi phối CNH, HĐH NN nơng thơn dưới góc độ kinh tế chính trị, rút ra các bài học kinh nghiệm về sự thành cơng bước đầu của tiến trình CNH, HĐH NN, NT ở ĐBSCL; chỉ ra các vấn đề cịn tồn tại bất cập, đưa ra 02 nhóm giải pháp nhằm đảm bảo đẩy mạnh thực hiện CNH, HĐH NN nơng thơn ĐBSCL. Trong đó nhấn mạnh việc đẩy mạnh LKKT, hình thành một số mơ hình kinh tế mới và phát triển kết cấu hạ tầng.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phát triển kinh tế bền vững vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông cửu long trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 50 - 53)