Định hướng phát triển kinh tế bền vững vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng sông

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phát triển kinh tế bền vững vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông cửu long trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 151 - 153)

CHƯƠNG 2 ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3.Định hướng phát triển kinh tế bền vững vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng sông

sơng Cửu Long bối cảnh biến đổi khí hậu

Trên cơ sở xem xét bối cảnh trong nước và quốc tế, định hướng phát triển KT- XH của vùng, xu hướng BĐKH, điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của vùng cũng như xem xét các xu hướng trong PTKT hiện nay, Luận án đề xuất một số định hướng nhằm PTKT bền vững vùng KTTĐ ĐBSCL trong bối cảnh BĐKH như sau:

(1) PTKT bền vững vùng KTTĐ ĐBSCL trên cơ sở lấy con người là trung tâm, tôn trọng quy luật tự nhiên, phù hợp với điều kiện thực tế, tránh can thiệp thô bạo vào tự nhiên theo tinh thần Nghị quyết 120 của Chính phủ. Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân hàng năm và GRDP bình quân đầu người trong giai đoạn 2021 - 2030 của vùng cao gấp khoảng 1,3 lần mức trung bình của cả nước, giữ vai trò đầu tàu tăng trưởng và PTKT đối với cả vùng ĐBSCL.

(2) Tăng trưởng và chuyển dịch CCKT theo hướng hạn chế được các tác động tiêu cực do BĐKH gây ra, tận dụng được các cơ hội do BĐKH mang lại. Ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản có tỷ trọng lao động chiếm ưu thế và NSLĐ tương đối thấp cần chuyển dịch dần các nguồn lực sản xuất của sang các ngành chế biến có giá trị cao hơn, các ngành CN nhẹ, CN chế biến chế tạo và ít chịu ảnh hưởng của BĐKH. Tỉ trọng CN chế biến, chế tạo và tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản phấn đấu chiếm khoảng 30% và 15% cơ cấu GRDP toàn vùng.

(3) Quy hoạch vùng sản xuất thành các vùng chuyên canh, phù hợp với tình hình BĐKH, NBD đảm bảo nước tưới phù hợp (nước ngọt, lợ và mặn) để nâng cao năng suất; Sử dụng đất NN theo hướng vùng có nguy cơ bị ngập mặn theo kịch bản BĐKH ưu tiên chuyển đổi từ trồng lúa sang nuôi tôm sú hoặc nuôi thuỷ sản nước lợ; vùng có nguy cơ ngập lụt mùa mưa bố trí mùa vụ né tránh lũ, lụt và tiểu mạn; tăng cường trồng cây xanh, thảm phủ cho những nơi xói mịn, xói lở, trượt đất.

(4) Tăng cường gia tăng chất lượng nguồn nhân lực qua đào tạo, đáp ứng nhu cầu về lực lượng lao động có trình độ cao hơn khi việc làm chuyển dịch dần từ nông lâm nghiệp sang hướng sản xuất và DV, du lịch, KTTH, KTS. Tỷ lệ lao động qua đào tạo toàn vùng phấn đấu đạt 70% vào năm 2030. Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo và tỷ lệ thất nghiệp khoảng 1,5%/ năm trong giai đoạn 2021-2030

(5) Chuyển đổi nguồn năng lượng chính cho các nhà máy điện than được quy hoạch nhưng chưa bắt đầu xây dựng thành nhà máy điện khí LNG hoặc năng lượng tái tạo để giảm lượng phát thải KNK. Gia tăng sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo khối trong cơ cấu sản suất năng lượng của vùng nhằm giảm mức tiêu hao năng lượng, giảm phát thải KNK và BVMT. Củng cố hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông vùng

(đường bộ và đường thủy), tập trung phát triển thương mại và CN trong vùng, theo không gian và theo ngành gia tăng khả năng tiếp cận và kết nối, gia tăng hàng hóa và người được vận chuyển và luân chuyển giữa các địa phương.

(6) Tận dụng làn sóng cơng nghệ mới của cuộc cách mạng CN 4.0 để thúc đẩy nhanh việc chuyển dịch từ mơ hình kinh tế tuyến tính phát thải lớn sang các mơ hình kinh tế các bon thấp, KTX, KTTH, KTS, nâng cao NSLĐ, tìm kiếm các thị trường mới, cơ hội việc làm mới, ứng phó với BĐKH và BVMT.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phát triển kinh tế bền vững vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông cửu long trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 151 - 153)