Những nhận định rút ra và khoảng trống trong các nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phát triển kinh tế bền vững vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông cửu long trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 53 - 57)

8. Bố cục của luận án

1.5. Những nhận định rút ra và khoảng trống trong các nghiên cứu

Trên cơ sở tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về các vấn đề PTBV, PTKT, PTKT bền vững, lý thuyết PTKT vùng và lý thuyết vùng KTTĐ, các nghiên cứu về tác động của BĐKH đến PTKT cũng như các nghiên cứu liên quan ở khu vực nghiên cứu, NCS rút ra một số nhận định như sau:

- Về vấn đề PTBV, PTKT bền vững: đã có khá nhiều cơng trình nghiên cứu của

các tác giả, tổ chức trong và ngoài nước. Hầu hết các nghiên cứu đều đồng thuận cao rằng hiện nay, PTBV đang là xu thế tất yếu và được nhiều quốc gia lựa chọn để xây dựng chiến lược phát triển KTXH của mình. Mặc dù vẫn cịn có một số cách định nghĩa hay khái niệm khác nhau, các cơng trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước đều thống nhất rằng PTBV là chỉ đảm bảo khi có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa ba nội dung/ trụ cột của PTBV đó là: (1) PTKT bền vững, (2) xã hội bền vững và (3) mơi trường bền vững. Trong đó nội dung PTKT bền vững là nội dung tiên quyết, làm cơ sở thực hiện thành công hai nội dung còn lại, nhất là tại các quốc gia kém phát triển và đang phát triển trong đó có Việt Nam.

- Về vấn đề PTKT, PTKT vùng KTTĐ: Các lý thuyết về PTKT và PTKT vùng

là các lý thuyết đã xuất hiện lâu đời. Hiện nay vấn đề PTKT và PTKT vùng KTTĐ được các học giả, các nhà kinh tế học đồng thuận cao rằng nội hàm của PTKT không chỉ là sự gia tăng quy mơ, lớn lên của nền kinh tế mà cịn là sự thay đổi bên trong của nội bộ nền kinh tế (thay đổi về chất lượng). PTKT không chỉ là vấn đề TTKT, chuyển dịch CCKT theo hướng hiện đại, hiệu quả mà còn phải còn đi kèm với vấn đề công bằng trong việc tham gia và thụ hưởng thành quả của PTKT. Đồng thời các học giả,

các nhà kinh tế học cũng đồng thuận rằng, trong quá trình phát triển một quốc gia, một vùng không thể PTKT đồng đều ở tất cả các điểm trên lãnh thổ của nó theo cùng một thời gian mà có xu hướng phát triển nhất ở một hoặc vài điểm, những “cực tăng trưởng”. Các cực này sẽ tạo ra những ảnh hưởng đến sự phát triển của các lãnh thổ xung quanh và trở thành “đầu tàu” lôi kéo sự phát triển của các vùng xung quanh nhờ vào tác động lan toả nó. Các nghiên cứu cũng khẳng định việc hình thành và phát triển các vùng KTTĐ là vô cùng cần thiết và hợp lý, giúp tập trung nguồn lực để ưu tiên phát triển một số vùng có lợi thế hơn so với các vùng khác trước, từ đó tạo ra các ảnh hưởng, lôi kéo, dẫn dắt các vùng khác cùng phát triển.

- Về tác động của BĐKH đến PTKT: Các nghiên cứu trong và ngoài nước đều

cho thấy, BĐKH đang là vấn đề toàn cầu lớn nhất mà nhân loại phải đối mặt. BĐKH sẽ gây tác động sâu, rộng đến hầu hết các lĩnh vực kinh tế. Trong đó những ngành bị ảnh hưởng nhiều nhất là: trồng chọt, chăn nuôi, thuỷ sản, nghề muối, CN, lĩnh vực năng lượng, du lịch, giao thông vận tải và các vấn đề xã hội như sức khoẻ cộng đồng, bình đẳng giới. BĐKH gây ảnh hưởng nặng nề nhất đối với các khu vực ven biển và ĐBSCL ở nước ta. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng BĐKH khơng chỉ có tác động tiêu cực mà cũng đem lại các tác động tích cực nếu có biện pháp thích ứng phù hợp.

Từ việc tổng quan, kế thừa từ các nghiên cứu có liên quan, NCS nhận thấy:

Về mặt lý luận:

- Các cơng trình nghiên cứu hầu như đều tập trung nghiên cứu về bản chất, nội dung của PTBV và mối quan hệ giữa 03 trụ cột mà ít đi sâu nghiên cứu chuyên biệt về từng trụ cột của PTBV. Do đó khái niệm, bản chất, nội hàm, tiêu chí đánh giá của từng trụ cột- trong đó có vấn đề PTKT bền vững vẫn chưa thực sự được làm rõ. Ngoài ra, các cơng trình nghiên cứu về vấn đề này hầu như đều được tiến hành ở quy mô cấp quốc gia hoặc ở cấp địa phương, thiếu các nghiên cứu đối với vùng KTTĐ, vùng kinh tế có vai trị cực tăng trưởng, tác động lan toả lôi kéo các vùng khác cần có những yêu cầu riêng cao hơn so với các vùng khác và của quốc gia. Đây sẽ là một khoảng trống cần nghiên cứu làm rõ.

đến các vùng, các lĩnh vực KTXH nói chung và tác động của BĐKH đến các lĩnh vực PTKT nói riêng. Tuy nhiên vấn đề tác động của BĐKH ảnh hưởng như thế nào đến PTKT bền vững hay tính bền vững của nền kinh tế thì vẫn cịn chưa có nhiều nghiên cứu đề cập đến.

Về mặt thực tiễn:

Phần lớn các nghiên cứu đều tập trung vào vấn đề PTBV, BĐKH trong lĩnh vực chuyên ngành cụ thể, còn thiếu các nghiên cứu về vấn đề PTKT bền vững của vùng KTTĐ ở Việt Nam trong bối cảnh BĐKH.

Đối với địa bàn nghiên cứu, các nghiên cứu đa số thực hiện ở quy mơ tồn vùng ĐBSCL hoặc ở cấp địa phương (một tỉnh) mà chưa có cơng trình nghiên cứu vấn đề trên với vùng KTTĐ ĐBSCL, vùng kinh tế đặc biệt, hạt nhân PTKT của vùng ĐBSCL. Thực tế cho thấy, trong quá trình PTKT mỗi vùng, mỗi địa phương khác nhau với điều kiện tự nhiên - KTXH khác nhau, ở các thời điểm khác nhau sẽ có những lợi thế, thế mạnh để PTKT hồn tồn khác. Do đó việc nghiên cứu thực trạng PTKT của vùng KTTĐ ĐBSCL thời gian vừa qua, bền vững hay chưa bền vững, từ đó làm rõ các hạn chế, nguyên nhân và giải pháp để vùng KTTĐ ĐBSCL thực sự PTKT bền vững trong bối cảnh BĐKH là rất cần thiết.

Xuất phát từ khía cạnh lý luận và thực tiễn như trên, NCS thấy cần có một nghiên cứu mang tính kết nối và chuyên sâu hơn về bản chất PTKT bền vững đối với vùng KTTĐ trong bối cảnh BĐKH cũng như thực tiễn PTKT bền vững vùng KTTĐ ĐBSCL, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp góp phần đưa vùng KTTĐ ĐBSCL và các vùng KTTĐ thực sự đi đầu trong việc thực hiện mục tiêu chiến lược PTBV về kinh tế quốc gia và ứng phó thành cơng với BĐKH.

Tiểu kết chương 1

Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước về PTBV, PTKT bền vững và lý thuyết PTKT vùng và các nghiên cứu về tác động của BĐKH đến PTKT cho thấy hiện nay khái niệm, bản chất và nội hàm về các vấn đề PTKT, PTBV và tác động của BĐKH đến các lĩnh vực kinh tế cơ bản đã khá rõ ràng và đạt được sự đồng thuận cao của các học giả. Tuy nhiên, khi xem xét vấn đề PTKT bền vững đối với vùng KTTĐ trong bối cảnh BĐKH vẫn còn một số khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu bổ sung

làm rõ. Cụ thể:

1. Về lý luận, các cơng trình nghiên cứu về PTBV hầu như đều tập trung nghiên cứu về khái niệm, bản chất của PTBV và mối quan hệ giữa 03 trụ cột KT, môi trường và xã hội của PTBV mà ít đi sâu nghiên cứu riêng về từng trụ cột của PTBV, nội hàm của các trụ cột, trong đó có PTKT bền vững vẫn chưa thực sự được làm rõ.

2. Hầu hết các bộ tiêu chí/ chỉ tiêu đánh giá PTKT bền vững đều không được xây dựng riêng mà được xây dựng lồng ghép trong bộ tiêu chí đánh giá PTBV. Mặt khác, hầu hết các bộ tiêu chí được xây dựng cho cấp quốc gia và cấp tỉnh mà chưa có bộ tiêu chí nào được xây dựng riêng cho vùng KTTĐ - vùng lãnh thổ đặc thù với vai trị là cực tăng trưởng sẽ cần có những u cầu riêng cao hơn so với các vùng khác.

3. Đã có khơng ít nghiên cứu tác động của BĐKH đến các lĩnh vực PTKT. Tuy nhiên vấn đề tác động của BĐKH ảnh hưởng như thế nào đến PTKT bền vững nói chung, PTKT bền vững đối với vùng KTTĐ nói riêng thì chưa có nhiều nghiên cứu đề cập đến.

4. Về mặt thực tiễn, đã có khá nhiều những nghiên cứu của các tổ chức quốc tế cũng như trong nước đối với vùng ĐBSCL. Tuy nhiên, các nghiên cứu đa số đề cập từng vấn đề trong các lĩnh vực PTBV, PTKT, BĐKH ở quy mơ tồn vùng hoặc ở cấp địa phương (một tỉnh) trong vùng ĐBSCL. Chưa có cơng trình nghiên cứu kết nối các vấn đề trên với vùng KTTĐ ĐBSCL, nhằm đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp thúc đẩy bền vững trong PTKT và phát huy vai trò vùng kinh tế đặc thù, hạt nhân PTKT của vùng ĐBSCL.

Những khoảng trống trên sẽ được NCS tập trung nghiên cứu giải quyết trong phạm vi của luận án.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phát triển kinh tế bền vững vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông cửu long trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 53 - 57)