Các chính quyền hỗn hợp

Một phần của tài liệu Khế ước xã hội du contrat social phần 2 jean jacques rousseau (Trang 28 - 30)

Nói thật ra, thì khơng có một [mơ hình] chính quyền nào thuần túy là chính quyền đơn giản. Một người cai trị đơn độc phải có những quan chức phụ tá; một chính quyền dân chủ phải có một người cầm đầu. Vậy trong sự chia sẻ quyền hành pháp, ln ln có một thứ bực từ số nhiều đến số ít hơn, với sự khác biệt rằng có khi nhiều cơ quan tùy thuộc vào một số ít, và đơi khi một số ít cơ quan lại tùy thuộc vào số lớn hơn.

Đơi khi có một sự phân chia đồng đều, khi thì các thành phần cấu tạo [nên chính quyền] lệ thuộc lẫn nhau như trong chính quyền Anh Quốc, hay khi thẩm quyền của mỗi thành phần độc lập với nhau nhưng tự mình lại khơng hồn chỉnh như ở Ba Lan. Loại thứ hai này thì khơng được tốt bởi vì khơng có sự thống nhất trong chính quyền và quốc gia thiếu sự đồn kết.

Chính quyền đơn giản và chính quyền hỗn hợp, cái nào tốt hơn? Các nhà viết về chính trị ln ln tranh cãi về vấn đề này; vấn đề này cần phải được giải quyết như chúng ta đã làm khi bàn đến các loại chính quyền.

Chính quyền đơn giản tự nó là tốt, bởi vì nó giản dị, nhưng khi quyền hành pháp không phụ thuộc đúng mức vào quyền lập pháp, nghĩa là khi tỷ số giữa sự liên quan của người cai trị với Hội đồng Tối cao lớn hơn tỷ số giữa mối quan hệ của dân chúng với người cai trị, thì sự thiếu sót này cần phải được sửa chữa bằng cách phân chia chính quyền; lúc đó tất cả các cơ quan của chính quyền không bị mất quyền

hành đối với dân chúng và sự phân chia [ý chí đồn thể] này làm cho họ yếu hơn đối với Hội đồng Tối cao.[f]

Ta cũng cịn có thể cùng ngăn ngừa các sự phiền phức đó bằng cách bổ nhiệm các quan chức trung gian; những người này, trong khi gìn giữ chính quyền thành một khối, chỉ được dùng để cân bằng và duy trì những quyền lực và thẩm quyền của hai cơ quan. Lúc đó chính quyền khơng cịn là hỗn hợp nữa mà [là một chính quyền đơn giản] đã được điều chỉnh.

Với những phương cách tương tự ta có thể sửa chửa các điều bất lợi ngược lại [khi hành pháp quá phụ thuộc vào lập pháp], và khi chính quyền q lỏng lẻo, ta có thể dựng lên những tịa án để tập trung chính quyền lại. Việc này đã được thi hành trong tất cả các nền dân chủ. Trong trường hợp thứ nhất, chính quyền bị phân chia để làm cho yếu đi; trong trường hợp thứ hai là để làm cho chính quyền mạnh hơn. Chính quyền đơn giản đều hàm chứa sức mạnh cực đại cũng như nhược điểm cực đại; chỉ có chính quyền hỗn hợp là có được sức mạnh trung bình.

[f] Hội đồng Tối cao là một cơ quan nhân tạo gồm tất cả mọi cá nhân và đại diện cho ý chí tập thể (general will); ý chí tập thể được thể hiện qua cơ quan lập pháp. Nếu quyền hành pháp không phụ thuộc đúng mức vào lập pháp thì cơ quan hành pháp (người cai trị) coi như đại diện cho hội đồng tối cao, và như vậy tạo ra một tình trạng mất cân bằng trong quan hệ giữa người dân và người cai trị, tức là giữa hành pháp và lập pháp. Rousseau phân biệt ý chí đồn thể của mỗi cơ quan chính quyền với ý chí tập thể của quốc gia. Nếu

hành pháp q mạnh, tất nhiên ý chí đồn thể sẽ lấn át và khơng cịn thực thi ý chí tập thể nữa (HVCD).

8

Một phần của tài liệu Khế ước xã hội du contrat social phần 2 jean jacques rousseau (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)