Sự đầu phiếu

Một phần của tài liệu Khế ước xã hội du contrat social phần 2 jean jacques rousseau (Trang 68 - 69)

Qua phần trước, ta có thể thấy rằng phương cách điều hành việc cơng nói lên một cách khá rõ ràng tình trạng thực sự của tinh thần và sức mạnh của cơ cấu chính trị. Càng có sự đồng lịng trong các buổi họp thì ý kiến càng tiến gần đến sự thống nhất và ý chí tập thể càng mạnh. Ngược lại, những sự tranh cãi kéo dài, những sự bất đồng ý kiến và những xáo trộn là dấu hiệu của các quyền lợi riêng tư và sự suy tàn của quốc gia.

Sự việc này ít rõ ràng hơn khi có hai hay nhiều giai cấp ở trong cơ cấu chính trị, ví dụ như giai cấp quý tộc và thường dân ở La Mã; ngay trong những ngày huy hồng nhất của nền Cộng hịa các cuộc tranh cãi giữa hai giai cấp đó thường xuyên xảy ra và làm rối loạn các buổi hội nghị. Nhưng ngoại lệ đó có tính chất hình thức hơn là sự thực; bởi vì do các khuyết điểm cố hữu thuộc cơ cấu chính trị, có thể nói là La Mã có hai quốc gia trong một quốc gia, điều gì khơng đúng cho cả hai thì lại đúng cho mỗi quốc gia riêng biệt. Thật vậy, trong những thời kỳ sóng gió nhất, khi Nguyên Lão Thượng Viện không can thiệp, cuộc trưng cầu dân ý luôn luôn diễn ra một cách êm thắm và với một đa số lớn. Các cơng dân chỉ có một quyền lợi; dân chúng cùng chung một ý chí.

Ở một thái cực khác, sự thống nhất được lập lại; đây là trường hợp xảy ra khi các cơng dân bị rơi vào vịng nơ lệ và mất cả tự do lẫn ý chí. Lúc đó, sự sợ hãi và sự nịnh bợ biến các cuộc đầu phiếu thành những cuộc hoan hơ; khơng cịn có sự nghị luận nữa mà chỉ cịn có sự tơn sùng hay nguyền rủa. Nguyên Lão Thượng Viện đã phát biểu ý kiến của mình một cách hèn nhát như vậy dưới thời các Hồng Đế.

Đơi khi việc đó xảy ra với nhiều sự thận trọng lố bịch. Tacitus[c]

nhận xét rằng, dưới thời Otho, các lão thượng nghị viên, trong khi vừa nguyền rủa Vitellius thì vừa làm ầm ĩ lên; mục đích là để nếu Vitellius trở nên người cầm đầu thì ơng ta khơng biết ai đã nói gì.

Từ những nhận xét trên nẩy ra những phương châm mà theo đó người ta quy định các thể thức đếm phiếu và so sánh các ý kiến tùy theo việc nhìn nhận ý chí tập thể một cách dễ hay khó, và tùy theo quốc gia suy kém đến mức nào.

Chỉ có một điều luật, từ bản chất của nó, địi hỏi mọi người phải nhất trí đồng ý. Đó là khế ước xã hội; bởi vì sự hợp ước dân sự là một hành động có tính cách tự nguyện nhất trong mọi hành động. Mỗi người được sinh ra tự do và tự làm chủ lấy mình; khơng ai, dưới bất cứ một lý do nào, có thể bắt một kẻ khác phải thần phục mình mà khơng có sự đồng ý của người đó. Quyết định rằng con của một kẻ nô lệ được sinh ra để làm nô lệ là quyết định rằng kẻ đó khơng phải được sinh ra để làm người.

Nếu có những kẻ chống đối khi khế ước xã hội được tạo nên, sự chống đối đó không làm cho khế ước trở nên vô hiệu, mà chỉ ngăn chận khơng cho những kẻ đó trở thành những phần tử của khế ước. Họ là những người ngoại quốc sống giữa các công dân. Khi quốc gia được hình thành, sự cư trú đồng nghĩa với sự đồng ý: sống trong lãnh thổ là chịu phục tùng Quyền Tối Thượng.1

[c] Publius Cornelius Tacitus (56-117) là một sử gia nổi tiếng và cũng là Nguyên lão Nghị Viên của Cổ La Mã. Tác phẩm về lịch sử còn lưu lại đến ngày nay là Biên niên Sử và Sử Ký ghi chép lịch sử triều đại của 3 vị Hoàng đế La Mã: Tiberius, Claudius, và Nero; cũng như thời kỳ hỗn loạn Tứ Đế của La Mã sau khi Nero bị buộc phải tự sát. Chỉ trong vòng 1 năm rưỡi từ tháng 6 năm 68 đến tháng 12 năm 69, La Mã trải qua 4 đời vua: Galba, Otho, Vitellius và Vespasian.

Một phần của tài liệu Khế ước xã hội du contrat social phần 2 jean jacques rousseau (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)