Ta phải đánh giá các thế kỷ trước trên cùng một nguyên tắc để xem thời nào đáng được mến mộ vì đã làm cho nhân loại được thịnh vượng Người ta đã

Một phần của tài liệu Khế ước xã hội du contrat social phần 2 jean jacques rousseau (Trang 37 - 39)

đáng được mến mộ vì đã làm cho nhân loại được thịnh vượng. Người ta đã quá ngưỡng mộ các thế kỷ có sự phát triển của văn học và nghệ thuật, mà không thấu hiểu các mục tiêu bí mật của các nền văn hóa đó và khơng nhận thấy hậu qủa tai hại của chúng - "một phần của sự nô lệ được những kẻ ngu xuẩn gọi là văn hóa" (Tacitus, Agricola, 31). Có bao giờ chúng ta thấy được, đằng sau các lời hay ý đẹp của những tác phẩm, cái tư lợi sống sượng đã khiến các tác giả nói lên những điều đó khơng? Khơng, dù họ nói gì chăng nữa, khi mà một nước bị mất dân, dù nưóc đó danh tiếng đến đâu, thì khơng phải là mọi việc đều tốt đẹp; và dù một nhà thơ có lợi tức một trăm ngàn đồng cũng không đủ để làm cho thời kỳ của ông ta tốt đẹp nhất. Ta đừng nên quá để ý đến sự ung dung thư thái và sự yên tĩnh bề ngoài của các nhà cầm quyền mà quan tâm hơn đến hạnh phúc của toàn thể quốc gia, nhất là các quốc gia đông dân nhất. Mưa đá tàn phá vài vùng nhưng ít khi gây ra đói kém. Các vụ nổi loạn, các cuộc nội chiến làm cho các nhà cấm quyền bị hoảng loạn, nhưng chúng không phải là nguồn gốc đau khổ chính của nhân

dân. Các vụ đó cịn có thể cho họ thời gian để thở trong khi các lãnh tụ tranh nhau xem ai có thể áp chế dân chúng. Sự thịnh vượng và các tai hoạ thật sự của con người phát sinh từ điều kiện cố hữu của họ: chính khi mà tồn thể bị đè bẹp dưới ách đơ hộ mà mọi việc trở nên suy tàn, và kẻ cầm quyền mặc sức thỏa thuê tiêu diệt, và "chúng tạo ra sự cơ đơn, và gọi đó là hịa bình" (Tacitus, Agricola 31). Khi các vụ tranh cãi của các nhà quý tộc làm rối loạn nước Pháp, và khi Ngài Trợ Lý Giám Mục thành phố Paris bỏ dao găm trong túi để đi họp quốc hội, các việc đó khơng cản trở dân Pháp sống có phẩm cách, thoải mái và tự do; họ tiếp tục làm ăn thịnh vượng và gia tăng dân số. Xưa kia, nước Hy Lạp phồn thịnh trong khi chiến tranh diễn ra hung bạo; máu chảy thành suối mà tồn thể đất nước vẫn đơng đúc dân cư. Machiavelli nói rằng dường như giữa các vụ giết người, các sự đấy ải, các cuộc nội chiến, nền cộng hòa của chúng ta lại trở nên mạnh hơn: đức hạnh, đạo đức và tự do của người dân góp sức làm cho quốc gia mạnh hơn là tất cả các sự chia rẽ để làm yếu nó. Một náo động nhỏ làm sức bật cho tâm hồn, tự do làm cho con người thịnh vượng hơn là hịa bình.

10

Một phần của tài liệu Khế ước xã hội du contrat social phần 2 jean jacques rousseau (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)