Nghị Viên hay Đại Diện

Một phần của tài liệu Khế ước xã hội du contrat social phần 2 jean jacques rousseau (Trang 51 - 56)

Ngay khi mà nghĩa vụ cơng khơng cịn là cơng việc chính của các cơng dân, và khi họ thích phục vụ bằng tiền hơn là bằng bản thân của mình, thì quốc gia đã tiến gần đến chỗ điêu tàn. Khi cần phải ra trận, họ trả tiền để thuê lính và họ ở nhà. Khi cần đi họp hội đồng, họ chỉ định những vị nghị viên và họ ở nhà. Vì lười biếng và có tiền, cuối cùng họ có lính để áp chế tổ quốc và có các vị đại diện để bán đất nước.

Chính sự chạy đua làm tiền của thương mãi và nghệ thuật, sự tham lam kiếm lời, tính nhu nhược và sự yêu chuộng các tiện nghi đã biến đổi sự phục vụ của cá nhân thành tiền. Người ta từ bỏ một phần lợi nhuận của mình hầu có thì giờ để làm gia tăng các lợi nhuận một cách thỏa thích. Đem tiền ra làm quà tặng thì chóng hay chầy bạn sẽ bị xiềng xích. Từ ngữ tài chánh là một từ ngữ dính liền với nơ lệ; từ ngữ đó khơng có trong Thị Quốc. Trong một quốc gia thật sự tự do, công dân làm tất cả mọi việc bằng tay của mình chứ khơng phải bằng tiền. Thay vì trả tiền để được miễn làm bổn phận của mình, họ lại trả tiền để được làm các bổn phận ấy. Tôi không theo ý kiến chung: tôi tin rằng các thuế má tương phản với sự tự do hơn là cưỡng bách lao dịch. Quốc gia càng được tổ chức tốt thì ý tưởng làm việc cơng mạnh hơn ý tưởng làm việc tư trong trí óc cơng dân. Có thể nói rằng số lượng công việc tư ít hơn nhiều, vì tổng số hạnh phúc chung chiếm một tỷ lệ lớn hơn số lượng hạnh phúc tư của mỗi cá nhân, cho nên chẳng còn bao nhiêu để cho cá nhân tìm kiếm hạnh phúc riêng tư. Trong một Thị Quốc, mỗi người sốt sắng đi họp; với một chính phủ tồi tệ, khơng ai nhúc nhích một bước để đi họp và khơng thèm để ý

đến việc gì xảy ra ở đó, vì người ta thấy trước rằng ý chí tập thể sẽ khơng thắng, và cuối cùng bởi vì cơng việc nhà đã chiếm hết thì giờ. Luật lệ tốt giúp làm nên những luật lệ tốt hơn; luật lệ xấu đem đến những luật lệ tồi hơn. Ngay khi đề cập đến cơng việc quốc gia mà có người nói rằng "ăn thua gì đến tơi," thì ta phải thấy rằng quốc gia đã bị tiêu tan.

Tình yêu nước lạnh nhạt, sự hoạt động của tư lợi, diện tích mênh mơng của quốc gia, các cuộc chinh phục, sự hà lạm của chính phủ, tất cả dẫn đến sự sử dụng các nghị viên hay các vị đại diện trong quốc hội. Trong vài nước, người ta cịn dám có danh từ Giai cấp Thứ ba.[j]

Như vậy quyền lợi riêng tư của hai giới [tăng lữ và quý tộc] được xếp vào hạng thứ nhất và thứ nhì; lợi ích cơng chỉ chiếm cấp thứ ba.

Quyền tối thượng, vì lý do khơng thể di nhượng được, nên khơng thể để ai đại diện; nó cốt yếu nằm trong ý chí tập thể, và sẽ khơng để cho người khác đại diện được: hoặc là y như vậy hoặc là khác hẳn; khơng thể có ý chí ở giữa được, cho nên các vị nghị viên không là và không thể là đại diện cho dân chúng được: họ chỉ là những người phục vụ dân chúng và khơng thể quyết định tối hậu vấn đề gì. Bất cứ điều luật nào mà dân chúng khơng trực tiếp phê chuẩn thì khơng có hiệu lực, và trên thực tế không phải là một điều luật. Dân Anh tự cho mình là tự do, nhưng họ nhầm lẫn lớn; họ chỉ tự do trong khi bầu cử những nghị viên quốc hội. Ngay khi các nghị viên được bầu lên, dân chúng trở thành nơ lệ và khơng cịn là gì nữa. Trong những thời gian ngắn ngủi được tự do, cách sử dụng quyền tự do ấy đáng làm cho họ mất quyền tự do đó.

Ý niệm về việc đại diện cho dân là một ý niệm cận đại; nó đến với chúng ta từ thời phong kiến, từ một hệ thống bất công và vô lý đã làm

[j] Tại Anh quốc và Pháp, xã hội được chia làm 3 giai cấp. Giai cấp thứ nhất là giai cấp tăng lữ; giai cấp thứ nhì là giai cấp quý tộc, và giai cấp thứ ba là giai cấp tư sản gồm những thương gia giàu có. Thành phần nơng dân và lao động khơng có tiếng nói trong hệ thống chính trị.

mất giá trị của con người và làm cho từ "con người'' bị ô danh. Trong các nền cộng hòa cổ xưa và ngay cả trong các nền quân chủ, dân chúng khơng bao giờ có đại diện; ngay từ ngữ này cũng khơng được biết đến. Có một sự kiện đặc biệt rằng ngay cả ở Rome, nơi mà các bảo dân quan có một vị trí gần như thần thánh, người ta khơng bao giờ tưởng tượng được rằng họ có thể cướp quyền hành của dân chúng, và ở giữa một đám đông lớn như thế, họ không bao giờ tự ý thử tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý. Tuy nhiên chúng ta có thể có một ý niệm về các khó khăn gây nên bởi số quần chúng q đơng đảo, từ những gì xảy ra vào thời kỳ dịng họ Gracchi, khi mà một số cơng dân phải bỏ phiếu từ nóc nhà của họ.

Khi mà quyền lợi và tự do là tất cả, thì người ta khơng quản gì đến các khó khăn. Đối với các dân tộc khơn ngoan đó, mọi việc đều được thi hành đúng chừng mực: họ cho phép các quan cảnh lại (lictors) làm những gì mà các bảo dân quan không bao giờ dám thử; bởi vì họ khơng sợ các quan cảnh lại sẽ đại diện họ.

Tuy nhiên, để giải thích bằng cách nào mà các bảo dân quan đôi khi đại diện dân chúng, ta nên biết qua cách nào mà chính phủ đại diện cho Hội đồng Tối cao. Vì luật pháp là biểu thị của ý chí tập thể, ta thấy rõ rằng dân chúng không thể được đại diện khi sử dụng quyền lập pháp; nhưng khi sử dụng quyền hành pháp, khi mà sức mạnh được áp dụng để hậu thuẫn cho luật pháp thì dân chúng phải và nên được đại diện. Sự kiện này cho thấy rằng, nếu ta quan sát kỹ lưỡng, rất ít quốc gia có luật pháp. Tuy nhiên, chắc chắn rằng các bảo dân quan, vì khơng có một quyền hành pháp nào, nên không bao giờ có thể đại diện dân La Mã được qua cái quyền của chức vụ của mình, mà phải chiếm quyền của Nguyên Lão Thượng Nghị Viện.

Ở Hy Lạp, dân chúng tự làm lấy tất cả những gì mà họ phải làm: họ ln ln tụ họp ở quảng trường. Dân Hy Lạp sống ở một nơi có khí hậu ơn hịa; họ khơng tham lam, có nơ lệ làm cơng việc nặng nhọc cho họ; mối quan tâm lớn của họ là tự do. Khơng có những điều kiện thuận lợi ấy làm sao ta bảo tồn các quyền lợi ấy? Khí hậu gay gắt tạo

thêm những nhu cầu;13

công trường không thể xử dụng được 6 tháng một năm; ở ngồi trời, người ta khơng thể nghe rõ tiếng nói vì độ bằng trong âm thanh; người ta sẵn sàng hy sinh cho lợi nhuận nhiều hơn cho tự do, và sợ nghèo khó hơn là sợ bị nơ lệ.

Tại sao lại nói như thế? Có phải tự do được duy trì với sự giúp đỡ của nơ lệ chăng? Có thể là như vậy. Hai cực đoan đó gặp nhau. Tất cả những gì khơng tự nhiên đều có những bất lợi của nó và [do đó,] xã hội dân sự càng có nhiều bất lợi hơn nữa. Có những trường hợp đau khổ trong đó ta chỉ có thể bảo tồn tự do của ta bằng cách hại đến tự do của kẻ khác, và người cơng dân chỉ có thể hồn tồn tự do khi kẻ nơ lệ hồn tồn bị nơ lệ. Đó là trường hợp của Sparta. Đối với các bạn những dân tộc thời cận đại, các bạn khơng có nơ lệ, nhưng các bạn chính là những kẻ nô lệ; các bạn dùng tự do của mình để trả giá cho tự do của các nô lệ. Thật là vô bổ nếu các bạn khoe khoang về sự lựa chọn đó; trong sự việc này, tơi nhận thấy đó là sự hèn nhát hơn là tình nhân đạo.

Khơng phải vì thế mà tơi cho rằng phải có nơ lệ, hay rằng có quyền bắt người khác làm nơ lệ là chính đáng: tơi chỉ muốn nêu lý do tại sao các dân tộc cận đại tự cho mình là tự do mà lại có đại biểu, trong khi dân chúng thời cổ xưa lại khơng có. Bất cứ trong trường hợp nào khi mà dân chúng chấp nhận cho người khác đại diện mình, thì họ khơng cịn tự do nữa; [ngay cả] khơng cịn hiện hữu nữa.

Suy xét kỹ càng, tơi thấy rằng Hội đồng Tối cao khó có thể gìn giữ được việc sử dụng quyền hành của mình trừ khi thị quốc rất nhỏ bé. Nhưng nếu nó q nhỏ bé thì nó có thể bị xâm chiếm không? Không. Sau này tôi sẽ chứng minh làm thế nào mà sức mạnh bên ngoài của

13

Tại các xứ lạnh nếu ta chấp nhận sự xa hoa và sự nhu nhược của các dân Đơng phương, thì ta tự đặt mình vào vịng nơ lệ; đó là ta tự trói mình vào hai thứ đó càng nhiều hơn nữa.

một dân tộc lớn14

có thể được kết hợp với một xã hội có tổ chức chính trị thuận lợi và có trật tự vững vàng của một quốc gia nhỏ bé.

14

Đây là việc mà tôi dự định làm ở phần tiếp theo của sách này, khi tôi đề cập đến vấn đề đối ngoại trong mục các liên bang. Đây là một đề tài mới mẻ, và các nguyên tắc của nó cịn phải được đặt ra.

16

Một phần của tài liệu Khế ước xã hội du contrat social phần 2 jean jacques rousseau (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)