Khơng phải mơ hình chính quyền nào cũng thích hợp với mọi quốc gia

Một phần của tài liệu Khế ước xã hội du contrat social phần 2 jean jacques rousseau (Trang 30)

cũng thích hợp với mọi quốc gia

Tự do [chính trị], vì khơng phải là một loại cây trái sinh sơi được ở mọi khí hậu, nên khơng phải dân tộc nào cũng với tới được. Càng suy ngẫm về nguyên lý này của Montesquieu,7 ta càng thấy nó đúng; càng chống lại nó chừng nào thì lại càng tạo thêm cơ hội để có thêm những bằng chứng mới xác nhận nó.

Trong tất cả mọi chính quyền, cơ cấu công cộng tiêu thụ mà không sản xuất gì cả. Vậy thì những sản phẩm này từ đâu đến? Từ lao động của các thành viên của nó. Các nhu cầu của cơ cấu công cộng được cung cấp từ số thặng dư của các sản phẩm do mỗi cá nhân tạo ra. Từ sự việc này ta thấy rằng một nhà nước dân sự chỉ tồn tại được khi mà sự lao động của con người sản xuất ra nhiều hơn nhu cầu của họ.

Nhưng không phải ở nước nào số thặng dư cũng giống nhau. Ở một số nước, số thặng dư này rất lớn; ở các nước khác, ở mức trung bình; ở chỗ khác nữa thì là số khơng; và ở vài nước không những thừa mà lại còn bị thiếu nữa. Mối tương quan giữa sản phẩm và sự sinh sống tùy thuộc vào sự thuận lợi của khí hậu, vào phương thức lao động phù hợp với đất đai, vào bản chất của các loại sản phẩm, vào sức mạnh của dân chúng, vào mức tiêu thụ ít hay nhiều, và còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác tạo nên mối tương quan này.

Mặt khác, không phải là tất cả mọi chính quyền đều có cùng một bản chất: có chính quyền ăn nhiều của cơng hơn các chính quyền

Một phần của tài liệu Khế ước xã hội du contrat social phần 2 jean jacques rousseau (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)