Hội đồng Tối cao tự duy trì bằng cách nào? (tiếp theo)

Một phần của tài liệu Khế ước xã hội du contrat social phần 2 jean jacques rousseau (Trang 47 - 49)

Dân chúng tụ họp lại để ấn định sự tổ chức quốc gia bằng cách trao sự phê chuẩn của mình cho một cơ cấu pháp lý cũng chưa đủ; dân chúng thiết lập một chính quyền vĩnh viễn, hay là tổ chức bầu cử, chỉ một lần một, để bầu ra các quan chức cũng chưa đủ. Ngoài các buổi tụ họp đặc biệt do các trường hợp khơng thể đốn trước được đòi hỏi, cịn phải có những buổi tụ họp thường xuyên, định kỳ mà khơng ai có thể hủy bỏ hay gián đoạn được, để cho đến ngày ấn định dân chúng có thể tự đến tụ họp đúng theo luật pháp quy định mà không cần phải được chính thức triệu tập nữa.

Nhưng ngoài những buổi hội họp hợp pháp theo ngày được ấn định từ trước, bất kỳ cuộc tụ họp nào mà khơng được triệu tập bởi các quan chức có thẩm quyền và khơng theo đúng các thủ tục ấn định thì phải được xem là bất hợp pháp, và tất cả các hành động của chúng là vô giá trị và khơng có hiệu lực, bởi vì lệnh gọi dân chúng hội họp phải xuất pháp từ luật pháp.

Các buổi hội họp theo luật định xảy ra thường xuyên như thế nào tùy vào quá nhiều yếu tố mà khơng luật lệ nào ước đốn trước được. Có thể nói một cách tổng qt rằng chính phủ càng mạnh thì Hội đồng Tối cao càng phải ra mặt thường hơn.

Giải pháp này, có người sẽ bảo với tơi rằng, có thể áp dụng cho một thành phố nhỏ; nhưng phải làm sao khi quốc gia gồm nhiều thành phố? Quyền tối thượng có bị chia sẻ ra khơng? Hay là quyền ấy bị tập trung nơi một thành phố lớn mà số thành phố còn lại phải thần phục? Tôi cho rằng cả hai trường hợp đều không được. Trước hết, quyền tối

cao là một đơn vị nhất thể, không thể chia ra mà không bị hủy hoại. Thứ hai, một thành phố, cũng như một quốc gia, không thể thần phục thành phố khác một cách hợp pháp bởi vì bản chất của một tổ chức chính trị là ở sự hịa hợp của việc tuân lệnh và sự tự do, và các danh từ "thần dân" và "Hội Đồng Tối Cao'' là những từ tương liên. Ý nghĩa của hai từ này nằm trong một từ duy nhất "công dân."

Tôi cũng nên trả lời thêm rằng sự kết hợp của nhiều thành phố nhỏ thành một thành phố lớn luôn luôn là một chuyện xấu, và rằng, nếu ta mong muốn làm như vậy, chúng ta không thể tránh được các điều bất lợi do sự kết hợp mang lại. Nếu người dân chỉ muốn sống trong một nước nhỏ, thì ta cũng chẳng cần phải nói cho họ biết các nước lớn có những sự lạm dụng [quyền hành] lớn lao như thế nào. Nhưng làm sao mà những nước nhỏ có đủ sức để chống chọi với các nước lớn; như là trước đây các thành phố Hy Lạp chống cự với vị Đại Vương, và như là gần đây các nước Hòa Lan và Thụy Sĩ chống cự với Áo quốc ?

Tuy nhiên, nếu một quốc gia không thể thu gọn được trong những giới hạn thích hợp, thì cần có một giải pháp: đó là khơng thiết lập một kinh đơ và di chuyển trụ sở chính phủ từ thành phố này qua thành phố khác, và lần lượt triệu tập ở các nơi đó các Hội Đồng Tỉnh Bang của quốc gia.

Trải đều dân số trong khắp nước, cho khắp nơi được hưởng đồng đều các quyền lợi, đem đến tất cả mọi nơi sự sung túc và sự sống: đó là cách làm cho quốc gia trở nên cường thịnh và sự cai trị càng trở nên tốt hơn. Hãy nhớ rằng thành vách của các thành phố được xây cất từ tàn tích nhà cửa từ các vùng nông thôn. Hễ thấy một lâu đài được dựng lên ở kinh đô là tơi thấy, trong trí tơi, cả một vùng đồng quê bị tàn phá và bỏ hoang.

14

Hội đồng Tối cao tự duy trì bằng cách nào? (tiếp theo)

Ngay khi dân chúng được triệu tập một cách hợp pháp thành một tổ chức tối cao, mọi quyền lực pháp lý của chính quyền hồn tồn chấm dứt, quyền hành pháp bị đình chỉ, và bản thân của người cơng dân thấp kém nhất cũng thiêng liêng và bất khả xâm phạm như bản thân của vị quan chức cao cấp nhất; vì ở đâu có người được đại diện thì đại biểu khơng cịn cần nữa. Phần lớn các vụ lộn xộn xảy ra trong các nghị hội ở [cổ] La Mã là do [dân chúng] không biết hay coi thường nguyên tắc này. Các chấp chính quan trong các nghị hội chỉ là những chủ tịch của dân chúng; các bảo dân quan[i] chỉ là những chủ tịch viện;12

ngun lão thượng viện khơng là gì cả.

Trong những thời kỳ gián đoạn quyền lực mà người cai trị nhìn nhận, hay phải nhìn nhận có một cấp cao hơn, giai đoạn này bao giờ cũng khiến cho họ lo âu; các buổi nghị hội của dân chúng--vừa là tấm khiên bảo vệ cơ cấu chính trị vừa là cái thắng để kềm chế chính quyền-- bao giờ cũng làm cho các nhà cầm quyền sợ hãi; cho nên họ không bao giờ hà tiện cơng sức, tạo ra chống đối, gây nên khó khăn và ngay cả hứa hẹn để ngăn cản dân chúng hội họp. Khi các công dân trở nên tham lam, hèn nhát, khiếp nhược và chỉ thích những điều dễ dàng hơn là tự do, họ sẽ không thể chống đỡ lâu dài được trước những nỗ

[i]

Bảo dân quan (tribune) là một quan chức được bầu ra trong thời Cổ La Mã để đại diện cho dân chúng của các bộ tộc (tribe) và làm đối trọng với giai cấp quý tộc.

Một phần của tài liệu Khế ước xã hội du contrat social phần 2 jean jacques rousseau (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)