Sự thành lập chính phủ khơng phải là một khế ước

Một phần của tài liệu Khế ước xã hội du contrat social phần 2 jean jacques rousseau (Trang 56 - 58)

Một khi quyền lập pháp đã được thiết lập, việc làm tiếp theo là phải thiết lập quyền hành pháp; vì quyền này hoạt động bằng những điều luật riêng biệt, lại không thuộc về bản chất của quyền lập pháp, nên tự nhiên là riêng biệt đối với nó. Nếu Hội đồng Tối cao với tư cách đó, [kiêm ln] quyền hành pháp, thì hai quyền này lẫn lộn với nhau đến nỗi không thể nào phân biệt được điều nào là luật và điều nào không là luật; và cơ cấu chính trị bị biến dạng và sớm hay muộn sẽ là con mồi cho bạo lực mà cơ cấu này được thành lập để ngăn ngừa.

Qua khế ước xã hội, tất cả mọi cơng dân đều bình đẳng; tất cả đều có thể địi hỏi những việc mà tất cả cùng phải làm, nhưng khơng ai có quyền bắt buộc người khác làm một việc mà chính mình khơng muốn làm. Chính cái quyền này, cái quyền cần thiết để làm sống và điều động cơ cấu chính trị, đã được Hội đồng Tối cao trao cho người cai trị khi thành lập chính phủ.

Nhiều người cho rằng hành vi đó là một khế ước giữa dân chúng và các nhà cai trị mà họ đã chọn; một khế ước trong đó có ấn định các điều kiện bắt buộc một bên có bổn phận chỉ huy và bên kia có bổn phận tn theo. Tơi đoan chắc rằng, và người khác cũng nghĩ vậy, đây là một khế ước kỳ lạ. Nhưng ta hãy xem lý lẽ ấy có vững khơng.

Trước hết, quyền lực tối cao không thể thay đổi được cũng như không thể chuyển nhượng được; giới hạn quyền đó là hủy hoại nó. Thật là vơ lý và mâu thuẫn khi Hội đồng Tối cao tự áp đặt cho mình một thượng cấp; tự trói buộc mình tn lệnh một ơng chủ là tự trở lại tình trạng tự do nguyên thủy.

Nói một cách rõ ràng hơn, khế ước giữa dân chúng và những người này hay người nọ là một hành động đặc thù; vì lý do đó nên khế ước đó khơng thể được xem là một điều luật hay là một hành vi của Hội đồng Tối cao, và như thế nó khơng hợp pháp.

Nhận xét một cách đơn giản ta thấy hai phía chỉ ký kết khế ước theo luật tự nhiên và khơng có gì bảo đảm là hai bên sẽ giữ lời cam kết, một điểm hồn tồn khơng thích hợp trong tình trạng xã hội dân sự. Kẻ nào có sức mạnh trong tay bao giờ cũng ở trong tư thế kiểm soát việc thi hành; có khác chi danh từ "khế ước" được gán cho hành động của một người nói với kẻ khác: "Tơi cho anh tất cả của cải của tôi với điều kiện anh cho lại tôi nhiều chừng nào tùy ý."

Chỉ có một khế ước trong quốc gia, đó là khế ước kết hợp, và khế ước này loại bỏ mọi khế ước khác. Không thể nào tưởng tượng được một khế ước cơng cộng mà nó lại không vi phạm đến khế ước đầu tiên.

17

Một phần của tài liệu Khế ước xã hội du contrat social phần 2 jean jacques rousseau (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)