Tại Genoa, chữ Libertas (tự do) được đóng trên cửa các nhà tù và trên những cái gông của tội nhân Việc dùng khẩu hiệu này theo cách nói trên thật

Một phần của tài liệu Khế ước xã hội du contrat social phần 2 jean jacques rousseau (Trang 70 - 75)

những cái gông của tội nhân. Việc dùng khẩu hiệu này theo cách nói trên thật là tuyệt hảo và đúng đắn, vì chính những kẻ bất lương đã khiến cho những công dân khác không được tự do. Trong một nước mà tất cả những kẻ bất lương đều bị đóng gơng hết, thì mọi người mới được hưởng hồn toàn tự do.

Trước kia, trong phần đề cập đến việc làm sao mà ý chí riêng tư thay thế cho ý chí tập thể trong các cuộc nghị luận công cộng, tôi đã nêu lên đầy đủ thể thức để tránh sự lạm dụng đó, và tơi sẽ có dịp đề cập đến vấn đề ấy sau này. Tôi cũng đã nêu ra các nguyên tắc để xác định tỷ lệ phiếu để chấp thuận ý chí đó. Sự khác biệt của một phiếu làm mất sự cân bằng;[d]

một tiếng nói phản đối phá hủy sự đồng thuận; nhưng giữa sự cân bằng và sự đồng thuận, có nhiều thứ bậc phân chia khơng đồng đều; ở mỗi thứ bậc người ta có thể ấn định một con số tùy theo tình trạng và nhu cầu của cơ cấu chính trị.

Ta có thể dùng hai điều luật tổng quát để ấn định các tỷ lệ này. Trước hết, vấn đề được tranh luận càng quan trọng thì ý kiến đem đến thắng lợi phải gần sự đồng nhất. Thứ hai, vấn đề tranh luận càng cần được giải quyết mau chóng thì số khác biệt trong tổng số phiếu phải càng nhỏ càng tốt; trong những cuộc tranh luận mà ta cần phải có quyết định ngay tức khắc; đa số hơn một phiếu là đủ. Điều thứ nhất nêu trên thích hợp cho luật pháp; điều thứ hai cho công việc thường ngày. Trong mọi trường hợp, chính là sự hịa hợp của cả hai điều trên cho ta tỷ lệ tốt nhất để ấn định đa số cần thiết.

[d] Trường hợp hai phe ngang phiếu nhau thì chỉ cần một phiếu cũng thay đổi tình trạng bế tắc này.

3

Bầu cử

Việc bầu cử người cầm quyền và các quan chức là một việc phức tạp như tôi đã nói; có hai cách thức làm: đó là sự lựa chọn và sự rút thăm. Cả hai phương pháp đều được sử dụng ở nhiều nền cộng hòa, và một sự pha trộn hỗn hợp quá rắc rối của cả hai phương pháp này đang còn được sử dụng để bầu quan tổng trấn (doge) thành phố Venice.

Montesquieu đã nói: "Bầu cử bằng rút thăm là bản chất của nền dân chủ" (The spirit of laws, II: 2). Tôi đồng ý, nhưng như thế là thế nào? Ơng ta nói tiếp: "Rút thăm là một cách lựa chọn không làm buồn phiền ai cả; mọi cơng dân đều có một hy vọng hợp lý để phục vụ quốc gia." Đó khơng phải là lý do chính đáng.

Nếu ta cho rằng sự bầu cử các người cai trị là một cơng việc của chính phủ chứ không phải của Hội đồng Tối cao, ta sẽ thấy rằng tại sao sự rút thăm là một phương pháp tự nhiên hơn cho nền dân chủ, trong đó sự cai trị càng tốt nếu số đạo luật càng ít.

Trong mọi nền dân chủ thực sự, chức vụ không phải là một lợi lộc mà là một gánh nặng mà người ta không thể áp đặt một cách hợp lý trên một người này thay vì một người khác. Chỉ có luật pháp mới có quyền áp đặt chức vụ trên người rút thăm trúng. Bởi vì hồn cảnh mọi người đều như nhau, và sự lựa chọn không tùy thuộc vào ý chí của một người nào cả, cho nên khơng có một sự đề nghị riêng biệt nào để sửa đổi tính cách phổ thơng của luật này.

Trong nền q tộc, vị hồng đế chọn hồng đế; chính phủ tự tồn tại và đây là chỗ mà các lá phiếu được sử dụng một cách thích đáng.

Cuộc bầu cử của tổng trấn thành phố Venice là một ví dụ xác nhận thay vì phủ nhận sự khác biệt nói trên: phương pháp hỗn hợp này thích ứng cho một chính phủ hỗn hợp. Nếu ta cho rằng chính quyền của thành phố Venice là chính quyền quý tộc thì ta lầm. Nếu dân chúng khơng tham dự phần nào trong chính phủ, giới quý tộc chính là dân chúng. Những người Barnabotes - thành phần quý tộc nghèo ở vùng phố Saint Barnabe - không bao giờ được giữ các chức vụ, và thật ra chỉ mang cái danh trống rỗng là "Điện hạ" và có quyền tham dự vào Đại Hội Đồng. Người tham dự Đại Hội Đồng này cũng đông đảo như trong Tổng Hội Đồng của chúng ta ở Geneve, các thành viên danh tiếng ấy cũng khơng có quyền hành gì hơn các thường dân ở Geneve. Thật ra thì, ngồi sự khác biệt giữa hai nền cộng hịa, giai cấp tư sản của Geneve thật sự tương đương với giới quý tộc của Venice; thổ dân và cư dân của chúng ta tương đương với dân phố và dân chúng của Venice; các dân quê của ta là các thần dân của Venice. Trừ diện tích ra, nếu ta xét đến cộng hịa Venice dưới khía cạnh nào chăng nữa, chính phủ của thành phố đó cũng khơng có gì là q tộc hơn Geneve. Toàn thể sự khác biệt là ở chỗ chúng ta khơng có người cai trị vĩnh viễn nên chúng ta không cần đến sự bắt thăm.

Trong một nền dân chủ thật sự, cuộc bầu cử bằng bắt thăm có vài sự bất lợi; vì ở nơi mà ai cũng đồng đều với nhau về tinh thần và tài năng cũng như về nguyên tắc và tài sản, thì người ta gần như hờ hững với sự lựa chọn. Nhưng như tơi đã có nói một nền dân chủ thật sự chỉ là một ý niệm lý tưởng.

Khi có sự bầu cử bằng phiếu và sự bầu cử bằng bắt thăm kết hợp với nhau, các chức vụ đòi hỏi những tài năng đặc biệt, như là các cấp chỉ huy quân đội, phải được bầu ra. Sự bắt thăm có thể dùng cho các chức vụ về tư pháp trong đó cần đến các đức tính như sự khơn ngoan, sự cơng bằng và tính liêm khiết, và khi một quốc gia được thành lập một cách hồn hảo thì tất cả các cơng dân thường có các đức tính ấy.

Trong một chính phủ qn chủ khơng thể có sự bắt thăm hoặc sự đầu phiếu. Dựa trên quyền hành của mình, vị vua là người cai trị và

quan chức độc nhất; vua là người duy nhất chọn lựa các phụ tá của mình. Khi Abbé de Saint Pierre[e] đề nghị tăng số lượng các Hội Đồng của vua Pháp và các thành viên nên được bầu cử, ông ta không ngờ rằng ông đang đề nghị thay đổi hình thức của chính quyền.

Bây giờ tôi đề cập đến thể thức bỏ phiếu và đếm phiếu trong các buổi nghị hội của dân chúng; nhưng có lẽ một ít lịch sử chính trị La Mã về vấn đề này sẽ giải thích rõ rệt hơn những gì mà tơi muốn nói. Độc giả sáng suốt sẽ thấy rằng thì giờ mình bỏ ra là xứng đáng để tìm hiểu thêm về cách giải quyết các công việc công cũng như tư trong một Hội đồng gồm hai trăm ngàn thành viên.

[e] Charles Irénée Castel de Saint Pierre, còn được gọi là Abbé de Saint Pierre, là một triết gia có ảnh hưởng nhiều đến tư tưởng của Rousseau. Có lẽ ơng là người đầu tiên đề nghị thành lập một tổ chức gìn giữ hịa bình thế giới. Dù tên gọi có chữ Abbé (cha giám tỉnh một nhà dòng), nhưng ông không phải là linh mục hay tu sĩ.

4

Một phần của tài liệu Khế ước xã hội du contrat social phần 2 jean jacques rousseau (Trang 70 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)