gọi là thánh chiến không phải là một cuộc chiến tranh tơn giáo. Mục tiêu của nó là trừng phạt những hành động xúc phạm thần thánh chứ không phải chinh phục những kẻ ngoại đạo.
Chính trong các hồn cảnh đó mà Chúa Jesus thiết đặt trên trái đất một vương quốc tinh thần; sự kiện này, vì tách rời hệ thống thần học ra khỏi hệ thống chính trị, làm cho quốc gia khơng cịn thuần nhất nữa và đem đến những sự chia rẽ nội bộ không bao giờ ngưng làm xáo trộn các dân tộc theo Cơ-đốc giáo. Vì ý niệm mới mẻ này về một vương quốc ở bên kia thế giới không bao giờ được các dân vô đạo [không theo Cơ-đốc giáo] chấp nhận, các dân tộc này luôn luôn xem các giáo dân Cơ-đốc giáo như là những kẻ nổi loạn thật sự, những kẻ chỉ giả vờ phục tùng và chỉ chờ cơ hội để trở nên độc lập và tự chủ; và cuối cùng, nhờ lừa đảo, họ đã cướp quyền hành mà họ giả vờ tơn trọng khi cịn yếu kém. Đó là ngun nhân của những cuộc đàn áp tôn giáo.
Những gì mà dân dị giáo lo sợ đã xảy ra. Và tất cả mọi việc thay đổi: các giáo dân Cơ-đốc giáo trước khiêm tốn nay thay đổi cách nói, và khơng lâu sau đó, dưới quyền của một vị lãnh tụ bằng xương bằng thịt, người ta thấy cái gọi là vương quốc ở bên kia thế giới trở thành một nền chuyên chế hung bạo nhất trên thế giới này.
Tuy nhiên, vì ln ln có một người cai trị và có luật pháp dân sự, sự hiện diện của hai quyền hành và sự xung đột về quyền lực pháp lý làm cho các quốc gia theo Cơ-đốc giáo khơng thể nào có một chính thể tốt được; và con người khơng bao giờ tìm ra được lý do chính đáng là mình phải tuân theo vị cầm quyền hay vị giáo sĩ.
Hơn nữa nhiều dân tộc ngay cả ở Âu Châu hay các nước láng giềng đã khơng thành cơng trong việc gìn giữ hay tái lập hệ thống cũ: nhưng tinh thần của Cơ-đốc giáo đã thắng thế ở khắp mọi nơi. Có một tôn giáo đã giữ được hoặc khơi phục lại được tính cách độc lập với Hội đồng Tối cao, và khơng cần có một sự liên hệ nào giữa tơn giáo và nhà nước. Mahomet có một cái nhìn rất sáng suốt, và liên kết hệ thống chính trị của ông ta một cách rất chặt chẽ; chừng nào mà chính quyền do ơng thiết lập cịn tiếp tục tồn tại dưới quyền của các vua Hồi là những người kế nhiệm ơng, thì chính quyền là một khối duy nhất và, trên chiều hướng này, là một chính quyền tốt. Nhưng dân Á Rập
đã trở nên thịnh vượng, có học thức, văn minh, buông thả và nhu nhược, và đã bị dân man rợ chinh phục: sự chia rẽ giữa hai quyền lực lại bắt đầu diễn ra; tuy rằng đối với dân theo Hồi giáo sự chia rẽ này ít rõ ràng hơn đối với dân theo Cơ-đốc giáo nhưng sự chia rẽ đó thật sự có, nhất là trong mơn phái Ali và trong vài quốc gia, ví dụ Ba-tư, sự chia rẽ này vẫn còn tiếp tục xảy ra.
Trong thời đại chúng ta đang sống, các vị vua Anh Quốc tự phong cho mình là những người đứng đầu Giáo Hội và các Nga Hoàng cũng vậy: nhưng với chức vụ này họ trở thành những người lãnh đạo hơn là những giáo sĩ; họ khơng có được cái quyền thay đổi Giáo Hội hơn là quyền duy trì nó: họ khơng phải là những người làm luật mà chỉ là những người cai trị. Ở bất cứ xứ nào mà giới tu sĩ tạo thành một cơ cấu,9
thì ở đó họ vừa là người cai trị vừa là người làm luật. Vì vậy [dân ở những xứ đó] có hai quyền lực, hai vì vua, ở Anh Quốc, ở Nga, cũng như ở các chỗ khác.
Trong tất cả các tác giả Cơ-đốc giáo, triết gia Hobbes là người duy nhất đã thấy điều tai hại đó và phương cách để sửa chửa, và đã dám đề nghị phối hợp hai đầu của con chim đại bàng lại,[m]
cũng như sự khôi