Sự tiêu diệt của một cơ cấu chính trị

Một phần của tài liệu Khế ước xã hội du contrat social phần 2 jean jacques rousseau (Trang 43 - 45)

Cái chết của một cơ cấu chính trị là khuynh hướng tự nhiên và không thể tránh được của mọi chính quyền kể cả những chính quyền đã được tổ chức tốt nhất. Nếu Sparta và La Mã bị tiêu diệt thì liệu có quốc gia nào có hy vọng tồn tại mãi? Và nếu ta muốn thiết lập một chính quyền tồn tại được lâu dài, thì ta cũng khơng nên mơ ước là nó sẽ tồn tại vĩnh viễn. Nếu muốn thành cơng, thì đừng nên toan tính làm những gì khơng thể làm được, hay là tự hào rằng đã tạo nên một cơ cấu nhân tạo có thể tồn tại vĩnh viễn, một đặc tính mà con người khơng có.

Cơ cấu chính trị cũng như cơ thể con người, bắt đầu chết ngay từ khi chúng sinh ra, và tự mang trong chúng các nguyên nhân của sự hủy hoại. Nhưng cả hai đều có một thể chất khỏe hơn hay yếu hơn để giúp cho chúng tồn tại được lâu dài hơn hay ngắn ngủi hơn. Thể chất của con người là do thiên nhiên tạo ra; thể chất của quốc gia là do tài khéo của con người tạo nên. Con người khơng có khả năng kéo dài đời sống của mình; nhưng họ có thể kéo dài đời sống của quốc gia, bằng cách [tạo] cho nó một tổ chức hồn hảo nhất mà khả năng con người có thể làm được. Một quốc gia được tổ chức hoàn hảo nhất sẽ chấm dứt;nhưng nó sẽ chấm dứt sau các quốc gia khác, trừ khi có một tai nạn bất ngờ tiêu diệt nó trước kỳ hạn.

Nguyên lý của đời sống của một cơ cấu chính trị nằm trong quyền hành của Hội đồng Tối cao. Quyền lập pháp là trái tim của quốc gia; quyền hành pháp là trí óc làm cho các cơ phận hoạt động. Trí óc có

thể bị tê liệt mà con người có thể vẫn cịn sống. Con người ấy có thể trở nên khờ khạo nhưng vẫn sống được, chỉ đến khi con tim ngừng đập thì cơ thể đó chết ngay.

Quốc gia khơng tồn tại vì luật pháp nhưng vì quyền lập pháp. Luật pháp được ban hành trước kia khơng cịn bó buộc chúng ta; nhưng sự yên lặng được hiểu ngầm là sự ưng thuận, và [do đó,] Hội Đồng Tối Cao được xem như là liên tục công nhận các luật lệ cịn đang được duy trì, vì nếu khơng thì chúng đã bị hủy bỏ rồi. Tất cả những gì mà Hội Đồng Tối Cao đã một lần tuyên bố muốn như vậy thì Hội Đồng cũng vẫn muốn như trước, nếu khơng chính thức thu hồi nó lại.

Như vậy tại sao lại quá tôn trọng các luật lệ cổ xưa? Chính là vì chúng cổ xưa. Ta phải nghĩ rằng vì các luật xưa hồn hảo nên mới tồn tại được lâu như vậy; bởi vì nếu Hội Đồng Tối Cao khơng cịn cơng nhận rằng chúng có lợi ích thì đã phải hủy bỏ chúng lâu rồi. Đó là lý do tại sao luật pháp không những không suy yếu đi mà tiếp tục càng ngày càng lớn mạnh trong một quốc gia có tổ chức khéo léo; tiền lệ của thời cổ làm cho chúng càng ngày càng được tôn trọng; cho nên, ở chỗ nào mà luật pháp suy yếu theo với thời gian, thì sự kiện đó cho thấy khơng cịn có quyền lập pháp nữa, và quốc gia bị tiêu diệt.

12

Một phần của tài liệu Khế ước xã hội du contrat social phần 2 jean jacques rousseau (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)