Chấn chỉnh và nâng cao hiệu lực công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trong quản lý hoạt động đầu tư phát triển.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý hoạt động đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn thị xã cửa lò (Trang 102)

- Khả năng lập kế hoạch bố trí nguồn vốn, khả năng cân đối ngân sách: Lập kế hoạch bố trí ngân sách nhà nước để thực hiện nhiệm vụ chi ngân

4.2.5Chấn chỉnh và nâng cao hiệu lực công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trong quản lý hoạt động đầu tư phát triển.

CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU

4.2.5Chấn chỉnh và nâng cao hiệu lực công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trong quản lý hoạt động đầu tư phát triển.

giám sát trong quản lý hoạt động đầu tư phát triển.

Hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát có vai trò quan trọng trong công tác quản lý hoạt động đầu tư. Thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát, UBND thị xã phát huy được vai trò kiểm soát công tác quản lý hoạt động của mình. Làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát giúp phát hiện sai sót để kịp thời khắc phục, uốn nắn đồng thời định hướng lại cho đúng. Tuy nhiên, trong thực tế việc thực hiện các kết luận thanh tra, kiểm tra còn có nhiều bất cập như việc không tuân thủ các kết luận, thực hiện các kết luận chậm, sai nội dung. Do vậy, cần có sự

phối hợp chặt chẽ trong công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát; tăng cường chức năng kiểm tra, giám sát; thường xuyên kiểm tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm; có các biện pháp xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động quản lý đầu tư.

- Đối với công tác thanh tra, kiểm tra, cần thực hiện một số giải pháp sau:

+ Lập chương trình, kế hoạch thanh tra, kiểm tra giám sát từ đầu năm, đầu nhiệm kỳ. Xác định các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm, xây dựng chương trình thanh tra toàn diện.

Lập kế hoạch hàng năm phải dựa trên tình hình khảo sát thực tế về tình hình thực hiện dự án, năng lực của nhà thầu. Ưu tiên thanh tra những dự án nhạy cảm, dễ bớt khối lượng; thanh tra những nhà thầu có thông tin không minh bạch. Nội dung kế hoạch thanh tra phải toàn diện, có thể phối hợp với các ban ngành để thanh tra, kiểm tra các quy trình công tác xây dựng cơ bản, từ khâu lập dự án, đấu thầu, thực hiện dự án, thanh toán, quyết toán.

+ Bố trí cán bộ có trình độ, năng lực chuyên môn; phối hợp với các phòng ban chức năng trong việc lựa chọn nhân sự có năng lực để thực hiện thanh tra, kiểm tra đối với lĩnh vực đầu tư thực hiện dự án.

Đầu tư xây dựng công trình là hoạt động có tính chuyên môn cao, số lượng cán bộ thanh tra của UBND thị xã không đủ để thực hiện được nhiều dự án một cách có chất lượng. Do đó, trong quá trình thanh tra, cần phối hợp với các phòng ban để lựa chọn ra những thành viên đủ năng lực, lập đoàn thanh tra liên ngành. Có thể phối hợp thực hiện nhiều nhiệm vụ trong cùng một công trình để vừa hoàn thành nhiệm vụ theo chức năng của các phòng ban vừa hoàn thành nhiệm vụ thanh tra.

+ Thực hiện nghiêm các kiến nghị về thanh tra, kiểm tra. Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện các kết luận sau thanh tra, kiểm tra.

Kiến nghị thanh tra, kiểm tra là kết luận về những tồn tại, khuyết điểm cần phải khắc phục, UBND thị xã cần chỉ đạo bộ phận để xảy ra sai phạm nghiêm túc thực hiện các kết luận sau thanh tra, kiểm tra, đồng thời yêu cầu các bộ phận báo cáo việc thực hiện kết luận về nhiệm vụ được giao.

+ Lập chương trình giám sát thường xuyên, giám sát chuyên đề của các bộ phận chuyên môn. Tổ chức thực hiện chương trình theo kế hoạch đã đề ra.

+ Thường xuyên yêu cầu các đơn vị liên quan báo cáo tình hình thực hiện đầu tư để tăng cường sự lãnh đạo, quản lý.

+ Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm thông qua hoạt động giám sát, chủ động bố trí chương trình thanh tra, kiểm tra để ngăn ngừa vi phạm.

Song song với việc thực hiện nhiệm vụ trong thanh tra, cần thực hiện đổi mới trong công tác cán bộ của bộ máy thanh tra, kiểm tra theo hướng nâng cao năng lực về chuyên môn, đạo đức, kinh nghiệm nghề nghiệp. Bên cạnh đó, để giảm bớt gánh nặng, tăng tính hiệu quả trong hoạt động kiểm tra, giám sát của Thanh tra Thị xã, cần tăng cường vai trò, trách nhiệm giám sát của cộng đồng trong việc thực hiện các dự án trong địa bàn thị xã.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý hoạt động đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn thị xã cửa lò (Trang 102)