Thực trạng về công tác lập, phân bổ kế hoạch vốn

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý hoạt động đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn thị xã cửa lò (Trang 65)

- Khả năng lập kế hoạch bố trí nguồn vốn, khả năng cân đối ngân sách: Lập kế hoạch bố trí ngân sách nhà nước để thực hiện nhiệm vụ chi ngân

3.2.3.2Thực trạng về công tác lập, phân bổ kế hoạch vốn

2 Chi thường xuyên Tỷ đồng 46,00 6,86 68,34 141,18 117,

3.2.3.2Thực trạng về công tác lập, phân bổ kế hoạch vốn

Hàng năm, vào trước tháng 10, Ban Quản lý dự án thị xã lập kế hoạch vốn dự án đầu tư xây dựng, tính toán nhu cầu vốn đầu tư của từng loại công trình: Công trình đã quyết toán nhưng chưa thanh toán hết, công trình đang thực hiện dở dang, công trình mới. Lượng vốn cụ thể của từng công trình dựa trên tình hình thực tế đã thanh toán, khối lượng hoàn thành, nhu cầu bố trí vốn để đề xuất lượng vốn bố trí cho từng công trình. Kế hoạch do Ban Quản lý dự án lập là căn cứ để phòng Tài chính – Kế hoạch bố trí vốn. Căn cứ vào nhu cầu thực tế về nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản, khả năng thu chi ngân sách của địa phương, Phòng Tài chính Thị xã lập dự thảo kế hoạch trình HĐND, UBND thị để HĐND, UBND thị xã góp ý. Sau khi hoàn chỉnh góp ý, Phòng Tài chính – Kế hoạch hoàn chỉnh phương án lập kế hoạch, trình UBND thị xã phê duyệt kế hoạch vốn và tổ chức phân bổ vốn đầu tư xây dựng.

đã tham mưu lập kế hoạch vốn đúng trình tự, kịp thời, đúng nội dung. Các căn cứ để lập kế hoạch đã được đưa ra cân nhắc để tính toán cho phù hợp. Kế hoạch vốn bố trí đã tính toán phân bổ cho các hạng mục dự án đang thực hiện dở dang, một phần nhỏ để trả nợ cho các dự án đã hoàn thành, một phần bố trí cho dự án mới.

Tuy nhiên, việc bố trí vốn còn có nhiều hạn chế:

- Khối lượng vốn trong kế hoạch luôn có sự chênh lệch lớn với khối lượng vốn thực tế giải ngân. Lượng vốn chênh lệch hàng năm chiếm khối lượng lớn, giá trị tương đối chiếm tỷ lệ cao. Điều này cho thấy sự tính dự báo, tính chính xác trong công tác lập kế hoạch chưa cao.

Bảng 3.6: Tình hình thực hiện dự toán chi đầu tư phát triển

Năm ĐVT Giá trị

Dự toán

Giá trị thực hiện

Chênh lệch

GT tuyệt đối GT tương

đối (%) 2007 Tỷ đồng 30 47,60 17,60 58,60 2008 Tỷ đồng 40 60,00 20,00 50,0 2009 Tỷ đồng 40 64,26 24,26 60,75 2010 Tỷ đồng 48 144,74 96,74 201,45 2011 Tỷ đồng 55 154,20 99,20 180,36

( Nguồn: Báo cáo quyết toán ngân sách thị xã hàng năm)

- Vốn đầu tư bố trí cho các công trình trả nợ còn thấp, là nguyên nhân dẫn tới xảy ra tình trạng thi công kéo dài, cầm chừng. Khối lượng vốn thanh toán luôn thấp hơn khối lượng đã hoàn thành. Trong đó, năm 2007, năm 2011 có lượng vốn bố trí và vốn đã thanh toán thấp hơn khối lượng đề nghị thanh toán. Đồng thời, lượng vốn bố trí cho các công trình trong năm thấp hơn nhu cầu vốn thực tế. Trong 3 năm 2007, 2008, 2009, khối lượng vốn bố trí chưa đáp ứng được 50% nhu cầu vốn công trình.

Bảng 3.7: Kế hoạch bố trí vốn cho các công trình trong năm

ĐVT: Tỷ đồng

TT Nội dung 2007 2008 2009 2010 2011

1 Công trình trả nợ

1.1 Khối lượng hoàn thành 88,29 5,91 89,15 56,71 69,51

1.3 Đề nghị bố trí 9,71 2,93 14,31 44,40 3,69 1.4 Cộng (=1.2 + 1.3) 82,21 5,91 89,15 96,71 66,86

2 Công trình dở dang

2.1 Khối lượng hoàn thành 226,47 302,26 413,67 5,21 431,72 2.2 Đã thanh toán 142,26 198,06 231,50 257,61 287,70 2.3 Đề nghị bố trí 119,21 129,09 334,92 74,02 173,10 2.4 Cộng (=2.2 + 2.3) 261,47 327,15 566,42 331,62 460,80 3 Công trình mới Đề nghị bố trí 9,30 44,00 220,91 134,50 89,50 4 Cộng

Khối lượng hoàn thành 314,76 308,17 502,82 61,92 501,23 Đã thanh toán 214,77 201,04 306,34 309,92 350,88 Đề nghị bố trí 128,92 132,01 349,23 170,73 176,79 Đã bố trí 47,6 60,00 64,263 144,74 154,197

(Nguồn: Kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm, Ban Quản lý Dự án Thị xã Cửa Lò )

( Khối lượng hoàn thành tính lũy kế cho các công trình từ năm 1999 do UBND chưa bố trí được ngân sách để trả nợ).

Thực trạng trên cho thấy, UBND thị xã đã quá chú trọng đến khối lượng mà không cân đối khả năng đảm bảo vốn đầu tư của dự án, gây ra hiện tượng nợ đọng công trình kéo dài. Hiện tượng này xuất phát từ áp lực phải xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ trong một thời gian ngắn. Điều này sẽ gây ra hậu quả, đối với công trình đã hoàn thành, việc không bố trí vốn để thanh toán cho nhà thầu thi công tạo ra áp lực về vốn cho khu vực tư nhân; đối với công trình chưa hoàn thành, việc không bố trí vốn sẽ làm dự án chậm tiến độ, nhà thầu sẽ thi công cầm chừng, kéo dài thời gian thi công, dẫn tới có thể sẽ làm tăng chi phí của dự án, gây lãng phí ngân sách.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý hoạt động đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn thị xã cửa lò (Trang 65)