- Khả năng lập kế hoạch bố trí nguồn vốn, khả năng cân đối ngân sách:
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU
4.2.4 Tăng cường chế độ trách nhiệm của UBND thị xã và các phòng tham mưu trong hoạt động quản lý đầu tư bằng nguồn vốn ngân
phòng tham mưu trong hoạt động quản lý đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước
Trong vai trò là cơ quan quản lý hoạt động đầu tư, UBND thị xã phải phát huy vai trò người đứng đầu, chịu trách nhiệm trước sự phát triển kinh tế, xã hội của toàn thị xã. UBND thị xã phải xác định vai trị, nhiệm vụ tiên quyết trong cơng tác quản lý hoạt động đầu tư. Có các cơ chế quản lý thích hợp, vừa tn thủ các quy định của nhà nước nhưng đồng thời biết phát huy, sáng tạo trong điều kiện thực tiễn để phát triển kinh tế.
- Trong công tác lập quy hoạch, phối hợp với tổ chức nghiên cứu để lập đồ án quy hoạch. UBND thị xã cần xác định rõ yêu cầu, nhiệm vụ, tiềm năng nguồn lực cũng như những tồn tại, hạn chế để định hướng cho các tổ chức tư vấn đưa vào đồ án với các giải pháp kỹ thuật phù hợp. Việc quy hoạch phải phù hợp với các giải pháp thực hiện chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội.
- Tuân thủ quy hoạch khi phê duyệt chủ trương các dự án, đặc biệt là các dự án có sử dụng đất. Cần có sự đồng thuận của tập thể lãnh đạo trong chỉ đạo, lãnh đạo chấp hành quy hoạch tổng thể và các quy hoạch chi tiết. Không vì mục đích trước mắt mà làm thay đổi kế hoạch tương lai.
- Việc bố trí nguồn vốn phải đảm bảo trong khả năng cân đối nguồn sách. Hạn chế để xảy ra tình trạng bố trí vốn thiếu, đầu tư dàn trải, nợ đọng kéo dài, gây ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng thi cơng cơng trình.
- UBND thị xã phê duyệt chủ trương đầu tư đúng thẩm quyền, khơng phê duyệt chủ trương các cơng trình ngồi phạm vi quản lý, tránh các trường hợp chưa
có chủ trương đầu tư nhưng vẫn cho phép các nhà thầu thực hiện thi cơng, sau đó mới phê duyệt chủ trương, lập dự án đầu tư. Trường hợp ủy quyền đầu tư, phải xem xét, nghiên cứu rõ ràng về đối tượng được ủy quyền, tránh để hiện tượng tổ chức được ủy quyền không đủ năng lực thực hiện.
- Chỉ đạo việc nâng cao chất lượng trong công tác lập dự án, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm, đảm bảo các nội dung trong phương án đầu tư là phù hợp với quy hoạch, sự phát triển kinh tế, khả năng cân đối ngân sách...; dự án có tác động tích cực tới sự phát triển kinh tế, mơi trường; phương án đầu tư được đưa ra việc áp dụng các định mức, tiêu chuẩn kỹ thuật đúng theo quy định hiện hành của nhà nước; các giải pháp về tài chính, kỹ thuật, cơng nghệ là khả thi, phù hợp…
- Lựa chọn nhà thầu có đủ năng lực, trình độ, kinh nghiệm. Có cơ chế lựa chọn nhà thầu thích hợp để chọn ra những tổ chức có chất lượng tốt nhất. Hạn chế áp dụng hình thức chỉ định thầu; có biện pháp lựa chọn nhà thầu minh bạch, cạnh tranh:
+ UBND thị xã phải xây dựng một bộ tiêu chí riêng, phù hợp với từng cấp, loại hình cơng trình làm căn cứ để lựa chọn nhà thầu. Bộ tiêu chí này cơng khai đối với các đơn vị tham gia đấu thầu thi công.
+ Công khai danh mục nhà thầu tham gia dự thầu, năng lực nhà thầu để cho các nhà thầu trong danh sách dự thầu được biết.
+ Kiểm tra năng lực của nhà thầu; không để lọt các nhà thầu có trình độ năng lực kém tham gia đấu thầu.
+ Có tiêu chuẩn cụ thể đối với đơn vị thực hiện chỉ định thầu. Không gia tăng, bổ sung giá gói thầu được chỉ định thầu.
- Trong quá trình thực hiện dự án, UBND thị xã phải tăng cường trách nhiệm kiểm tra, giám sát hoạt động của các đối tượng liên quan. Việc lựa chọn tổ chức tư vấn giám sát phải thực hiện khách quan, chất lượng, không để xảy ra hiện tượng nhà thầu và tư vấn giám sát thông đồng với nhau, cắt giảm khối lượng, làm sai quy trình…gây ảnh hưởng xấu tới chất lượng dự án.
- Tăng cường trách nhiệm kiểm tra, giám sát nguồn vốn cấp cho chủ đầu tư, đảm bảo vốn được cấp sử dụng đúng mục đích, hiệu quả, bằng cách yêu cầu chủ đầu tư báo cáo tiến độ, khối lượng theo giai đoạn hoặc định kỳ.
- UBND thị xã lãnh đạo, chỉ đạo Kho bạc Nhà nước thực hiện các thủ tục thanh tốn đúng quy trình theo quy định, giảm thiểu các thủ tục phức tạp, gây khó khăn cho nhà thầu thi công.
- Phát huy vai trò, trách nhiệm của Ban Quản lý dự án thị xã trong việc giám sát công tác quản lý hoạt động liên quan đến thi công xây dựng công trình.
- Tăng cường trách nhiệm kiểm tra, giám sát của chủ đầu tư; phát huy tốt vai trò của bộ phận thanh tra, kiểm tra, thanh tra liên ngành; có sự phối hợp tốt giữa chủ thể thanh tra, kiểm tra với đối tượng thanh tra, kiểm tra trong quan hệ cơng tác vì mục tiêu chung phát huy ưu điểm, khắc phục tồn tại, khuyết điểm trong quản lý hoạt động đầu tư phát triển.
- Có cơ chế khen thưởng, kỷ luật phù hợp trong trách nhiệm tham mưu, thực hiện dự án đối với các cá nhân, tổ chức. Phát huy nhân tố tích cực, sáng tạo, đồng thời xử lý nghiêm minh các trường hợp cố ý làm trái.
- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ về trình độ chun mơn, năng lực công tác và đạo đức nghề nghiệp. Đối với những cơng trình có tính chất phức tạp, chưa đủ năng lực giám sát thì có thể phối hợp với đơn vị có chun mơn sâu, kết hợp thực hiện.