Thực trạng công tác quyết toán vốn.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý hoạt động đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn thị xã cửa lò (Trang 74)

- Khả năng lập kế hoạch bố trí nguồn vốn, khả năng cân đối ngân sách: Lập kế hoạch bố trí ngân sách nhà nước để thực hiện nhiệm vụ chi ngân

3.2.3.6Thực trạng công tác quyết toán vốn.

* Đối với công tác quản lý khối lượng, quản lý tiến độ thi công

3.2.3.6Thực trạng công tác quyết toán vốn.

UBND thị xã thực hiện thanh toán khối lượng hoàn thành theo hình thức cấp theo vốn đầu tư định kỳ cho các dự án đầu tư. Khi có thông báo vốn từ UBND tỉnh hoặc UBND thị xã, kho bạc nhà nước thị xã đều tổ chức thanh toán kịp thời, chặt chẽ, đủ khối lượng. Thời gian tạm ứng thanh toán vốn, quyết toán vốn được rút ngắn. Kết thúc năm tài chính, Phòng Tài chính – Kế hoạch thị xã tổ chức thẩm định các dự án hoàn thành, thẩm định số lượng vốn phân bổ cho các dự án đầu tư. Qua đó, đối chiếu được lượng vốn đã cấp phát cho các dự án trong kỳ với kế hoạch vốn phân bổ. Đối với các dự án đã hoàn thành, UBND thị xã đã tổ chức kiểm toán cho một số dự án hoàn thành thuộc danh mục dự án nhóm B và tổ chức thẩm tra báo cáo quyết toán các dự án không phải kiểm toán. Kết quả thẩm tra đã đánh giá

tổng quát các vấn đề:

- Về thủ tục pháp lý: Hồ sơ thủ tục đầy đủ, tài liệu chuẩn bị đúng quy trình, đáp ứng đúng nhu cầu. Các loại hợp đồng xây lắp, hồ sơ thí nghiệm vật liệu, biên bản nghiệm thu, hóa đơn, chứng từ… đảm bảo hợp lý, hợp pháp, hợp lệ.

- Về thẩm tra nguồn vốn đầu tư của dự án: UBND đã xác định số vốn đã cấp, đã thanh toán do chủ đầu tư, xác định số vốn đầu tư thực tế thực hiện. Đồng thời, qua công tác quyết toán, UBND thị xã đã đánh giá tỷ lệ, cơ cấu nguồn vốn chi cho hoạt động đầu tư phát triển tại cấp thị xã. Với đặc điểm là tỷ trọng nguồn huy động từ đất chiếm tỷ lệ cao, cho thấy nguồn thu ngân sách đang phụ thuộc một phần tương đối lớn vào nguồn thu từ tiền sử dụng đất (đồng nghĩa với việc nguồn thu ngân sách chưa ổn định và chưa chủ động hàng năm), UBND thị xã đã có một số giải pháp điều chỉnh như đề xuất các giải pháp với UBND tỉnh để tạo điều kiện, cơ chế mở cửa hơn cho các doanh nghiệp hoạt động nhằm tăng thu từ các loại thuế, phí, tạo sự ổn định từ thu ngân sách.

Bảng 3.11 : Tỷ lệ vốn thu từ cấp quyền sử dụng đất trong tổng vốn chi ĐTPT Nội dung ĐVT 2007 2008 2009 2010 2011 Tỷ lệ phân bổ % 55 55 55 55 55 Tổng thu Tỷ đồng 64,500 75,000 75,602 204,118 115,349 Số được sử dụng Tỷ đồng 35,48 41,25 41,58 112,26 63,44 Tổng chi ĐTPT Tỷ đồng 47,600 60,000 64,263 144,741 154,197 Tỷ lệ tiền SDĐ/ĐTPT % 74,53 68,75 64,70 77,56 41,14

(Nguồn: Báo cáo quyết toán ngân sách, Phòng Tài chính – Kế hoạch thị xã )

- Thẩm tra chi phí đầu tư: Thực hiện đối chiếu giá trị đề nghị quyết toán với giá trị dự toán và các điều kiện nêu trong hợp đồng, biên bản thanh lý hợp đồng, hồ sơ hoàn công..., với giá trúng thầu được duyệt và các tài liệu liên quan. Trong thẩm định, đã xác định một số chi phí phát sinh hợp lý do sai sót trong quá trình lập dự toán, và một số phát sinh do thay đổi đơn giá, định mức xây dựng do công trình kéo dài. Cụ thể:

Bảng 3.12 : Bảng tổng hợp chênh lệch số liệu quyết toán do dự toán Năm ĐVT Tổng chi Số phát sinh DT thiếu Tỷ lệ (%) Điều chỉnh DT Tỷ lệ (%) 2007 Tỷ đồng 47,6 0,65 1,37 3,64 7,65 2008 Tỷ đồng 60,00 1,56 2,60 4,81 8,02 2009 Tỷ đồng 64,26 1,03 1,60 8,42 13,10 2010 Tỷ đồng 144,74 0,82 0,57 10,45 7,22 2011 Tỷ đồng 154,20 0,48 0,31 9,34 6,06

( Nguồn: Báo cáo thẩm tra báo cáo quyết toán hàng năm, Phòng Tài chính – Kế hoạch thị xã)

Dựa vào bảng có thể thấy, chênh lệch do lập dự toán thiếu có xu hướng ngày càng giảm, chiếm tỷ lệ không cao nhưng chênh lệch do điều chỉnh dự toán chiếm một tỷ lệ phần trăm lớn trên tổng vốn đầu tư. Nguyên nhân của việc điều chỉnh dự toán là do thay đổi đơn giá vật liệu, chi phí ca máy, chi phí vận chuyển... Kết quả điều chỉnh này là do năng lực của bên tư vấn thiết kế nhưng cũng do các dự án thực hiện chậm tiến độ, thi công kéo dài, dẫn đến chi phí thực tế tăng, kéo theo hệ quả phải điều chỉnh dự toán để bù đắp chi phí.

Khi đối chiếu, so sánh khối lượng vốn bố trí với khối lượng hoàn thành có hiện tượng khối lượng thực tế thi công hàng năm luôn cao hơn nhiều so với lượng vốn bố trí. Nguyên nhân là do nhà thầu tự bỏ vốn ra thi công, trong khi chủ đầu tư chưa bố trí được vốn. Bên cạnh đó, có nhiều công trình đã hoàn thành nhưng chủ đầu tư chậm làm thủ tục quyết toán, như: công trình nhà thi đấu thể thao thị xã, tổng vốn đầu tư 3 tỷ đồng, nguồn ngân sách thị xã, do Ban Quản lý dự án thị xã làm chủ đầu tư, chậm quyết toán 14 tháng; công trình đường nông thôn phường Nghi Hòa, tổng vốn đầu tư 4 tỷ, do ngân sách thị xã và một phần ngân sách phường đóng góp, UBND phường Nghi Hòa làm chủ đầu tư, quyết toán chậm 16 tháng...

Bảng 3.13: Bảng so sánh khối lượng vốn quyết toán so với khối lượng công việc thực hiện.

Năm Số dự án Khối lượng thực hiện Khối lượng thanh toán Tỷ lệ hoàn thành

Khối lượng hoàn thành vượt quá Số tuyệt đối Tỷ lệ ĐVT Dự án Tỷ đồng Tỷ đồng % Tỷ đồng % 2007 180 314,25 214,28 68,19 99,96 31,81 2008 163 308,17 201,04 65,24 107,13 34,76 2009 188 502,82 306,34 60,92 196,48 39,08 2010 166 370,47 312,19 84,27 58,28 15,73 2011 123 502,35 351,99 70,07 150,35 29,93

( Nguồn: Kế hoạch xây dựng cơ bản - Ban quản lý dự án thị xã Cửa Lò). ( Số liệu trên được tính lũy kế từ năm trước sang năm sau)

Khối lượng do nhà thầu thi công thực hiện lớn hơn khối lượng được thanh toán tương đối nhiều. Mức độ hoàn thành khối lượng thanh toán chỉ đạt cao nhất (năm 2010) là 84,27%, thấp nhất (năm 2009) là 60,92%. Tỷ lệ nợ tương ứng qua các năm luôn ở mức cao, trong đó năm cao nhất là 39,08%, năm thấp nhất là 15,73 %. Sự chênh lệch thấp hơn giữa lượng vốn đã thanh toán với khối lượng công việc được thực hiện cho thấy thị xã nợ nhà thầu thi công công trình tương đối nhiều. Số nợ kéo dài, có xu hướng tăng trong năm 2007, 2008, 2009. Năm 2010, giải quyết tương đối tốt số nợ, năm 2011 nợ cũ tăng lên 29,93%. .

Từ những thực trạng trên có thể thấy, công tác quản lý quyết toán tại UBND thị xã có những điểm nổi bật là đã đảm bảo tính hành chính, hợp pháp; qua công tác quyết toán, UBND thị xã nắm bắt được tình hình đầu tư xây dựng cơ bản, làm căn cứ để xem xét phương hướng đầu tư. Tuy nhiên, trong công tác quyết toán, UBND còn có một số tồn tại, đã được xem xét nhưng chưa giải quyết: Vấn đề bố trí vốn đầu tư chưa hợp lý, chưa đôn đốc quản lý tiến độ thi công, dẫn tới làm tăng chi phí do điều chỉnh dự toán; chưa có biện pháp đôn đốc chủ đầu tư làm thủ tục thanh toán; việc cân đối nguồn vốn chưa hiệu quả. Nguyên nhân là do hiện nay, việc quy

định thẩm quyền của cơ quan quản lý mà trực tiếp là UBND thị xã chưa chặt chẽ. Việc cập nhật thông tin thực hiện định kỳ, đến khi quyết toán mới nắm bắt được thông tin. Kết quả này một phần là do cơ chế chính sách nhưng đồng thời cũng do một phần từ cơ chế điều hành của địa phương.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý hoạt động đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn thị xã cửa lò (Trang 74)