Thực trạng về quản lý công tác thẩm định

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý hoạt động đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn thị xã cửa lò (Trang 67 - 69)

- Khả năng lập kế hoạch bố trí nguồn vốn, khả năng cân đối ngân sách:

3.2.3.3Thực trạng về quản lý công tác thẩm định

2 Chi thường xuyên Tỷ đồng 46,00 6,86 68,34 141,18 117,

3.2.3.3Thực trạng về quản lý công tác thẩm định

Theo phân cấp quản lý tại Nghị định 12/2009/NĐ-CP, ngày 10/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình và các văn bản hướng dẫn của Chính phủ liên quan; Quyết định 104/2007/QĐ-UBND và Quyết định

109/2009/QĐ-UBND của UBND tỉnh Nghệ An về quản lý đầu tư xây dựng cơng trình và đấu thầu trên địa bàn tỉnh Nghệ An, UBND thị xã được quyền thẩm định các dự án thuộc nguồn ngân sách do thị xã quản lý; thẩm định dự án nhóm C thuộc ngân sách nhà nước, có giá trị dưới 4 tỷ đồng do UBND tỉnh ủy quyền theo định mức phân bổ hàng năm. UBND thị xã đã tổ chức cho các phịng ban chun mơn và các ban ngành liên quan tổ chức thẩm định chủ trương, thẩm định dự án, thẩm định thiết kế đúng quy trình. Trong đó, phịng Tài chính – Kế hoạch tổ chức thẩm định các báo cáo kinh tế kỹ thuật, dự tốn cơng trình. Phòng Kinh tế, Phòng Đơ thị có trách nhiệm phới hợp trong cơng tác thẩm định thiết kế bản vẽ thi công thuộc thẩm quyền.

Thực hiện trách nhiệm được giao, các phòng ban đã thẩm định được nhiều dự án đạt kết quả tốt. Bộ phận “một cửa” tiếp nhận hồ sơ đã phát huy được ưu điểm về đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm thời gian thực hiện cơng việc. Các phòng ban cơ bản đã thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ trong thẩm định và góp ý tham mưu. Trong giai đoạn 2007 -2011, Phịng Tài chính – Kế hoạch và các phòng liên quan đã cắt giảm được gần 1 tỷ đồng khối lượng hạng mục không cần thiết từ một số cơng trình kênh mương; phát hiện ra sai sót do áp dụng đơn giá sai, tính các hệ số an toàn quá cao; phát hiện thừa một số kết cấu khơng cần thiết…tại một số dự án, chống lãng phí một lượng ngân sách tương đối lớn.

Tuy nhiên, công tác thẩm định ở UBND thị xã còn một số tồn tại:

- Đối với thẩm định thiết kế cơ sở, bản vẽ thi công, chủ đầu tư phải nghiệm thu sản phẩm trước khi trình lên Sở chuyên ngành phê duyệt. Tuy nhiên, UBND thị xã không hướng dẫn, tổ chức nghiệm thu sản phẩm thiết kế trước khi trình thẩm định.

- Thời gian thẩm định một số cơng trình cịn kéo dài so với quy định mà không do ngun nhân khách quan, như cơng trình cơng viên trung tâm thị xã, đường dạo bộ số 5, nhà thi đấu thể dục thể thao thị xã…

- Một số phòng ban liên quan khi tham gia ý kiến thẩm định dự án, thẩm định bản vẽ thi công chưa đánh giá được dự án có chất lượng. Hoặc có một số ít dự

án đã thẩm định và được phê duyệt nhưng khi thanh tra, kiểm tra vẫn phát hiện có các sai sót.

- Cơng tác thẩm định chưa chú trọng đến chất lượng của báo cáo kinh tế kỹ thuật. Hầu hết phần thuyết minh báo cáo kinh tế kỹ thuật được lập khá sơ sài nhưng khi thẩm định, phịng ban chức năng khơng có ý kiến điều chỉnh.

Với những sai phạm phát hiện qua công tác thẩm định đã thể hiện năng lực của cơ quan nhà nước nhưng qua đó cũng cho thấy có hiện tượng thông đồng, cố ý làm gia tăng khối lượng để trục lợi trong thực hiện dự án, cho thấy quan hệ móc ngoặc giữa đơn vị tư vấn thiết kế, đơn vị thi cơng. Do đó, để đảm bảo ng̀n vốn ngân sách được sử dụng có hiệu quả, trong quá trình quản lý hoạt động thẩm định, UBND cần chỉ đạo các phòng ban liên quan đề cao hiệu quả sử dụng ngân sách đề ra bộ tiêu chí thẩm định cụ thể trong những trường hợp nhất định để kết quả thẩm định đạt yêu cầu cao hơn, tiết kiệm ngân sách nhà nước.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý hoạt động đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn thị xã cửa lò (Trang 67 - 69)