0
Tải bản đầy đủ (.doc) (113 trang)

Quản lý công tác lựa chọn nhà thầu thi công

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN BẰNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ CỬA LÒ (Trang 37 -37 )

Lựa chọn nhà thầu thi công là khâu quan trọng trong công tác thực hiện dự án đầu tư. Nhà thầu được lựa chọn là đối tượng trực tiếp thực hiện công tác thi công, là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Trong điều kiện dự án đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước, có tầm ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế, chính trị, xã hội của cả ngành, vùng, địa phương việc lựa chọn nhà thầu thực hiện dự án phải đảm bảo có năng lực, kinh nghiệm, để thực hiện dự án tốt nhất.

Về hình thức, có 2 hình thức lựa chọn nhà thầu: Đấu thầu và chỉ định thầu. “Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu để thực hiện gói thầu thuộc các dự án trên cơ sở bảo đảm tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế” [6, tr.6]. Chỉ định thầu là hình thức chủ đầu tư “chỉ định trực tiếp một tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng để thực hiện công việc, công trình với giá hợp lý”[8, tr.42]. Trong đó, đấu thầu luôn là hình thức được khuyến khích thực hiện nhằm đảm bảo tính cạnh tranh, công khai, minh bạch và vì mục tiêu lựa chọn được nhà thầu có năng lực tốt nhất.

Lựa chọn nhà thầu phải trên quan điểm đầu tư để phát triển, đầu tư làm tăng năng lực cho xã hội. Nhà thầu được chọn phải đảm bảo sao cho sản phẩm hoàn thành, phát huy tác dụng tích cực tới sự phát triển kinh tế nói chung và thỏa mãn yêu cầu kỹ thuật, kinh tế nói riêng.

Việc quyết định hình thức lựa chọn nhà thầu nào phải căn cứ vào quy định về công tác đấu thầu, về quy mô, tính chất, tính bảo mật liên quan đến yếu tố an

ninh quốc phòng, chính trị của quốc gia, địa phương. Theo quy định hiện hành, các công trình có vốn đầu tư dưới 05 (năm) tỷ đồng đối với công trình xây lắp;03 (ba) tỷ đối với gói thầu tư vấn; 02 (hai) tỷ đối gói thầu mua sắm hàng hóa; các công trình phải giữ bí mật quốc gia, các công trình thực hiện nhiệm vụ bức thiết, phải thực hiện ngay thì được phép chỉ định thầu. Ngoài phạm vi trên, các gói thầu phải thực hiện theo phương thức đấu thầu.

So với hình thức đấu thầu, hình thức chỉ định thầu ưu điểm là thủ tục đơn giản; đảm bảo tính bí mật, cấp thiết; giảm bớt chi phí quản lý hơn so với công tác đấu thầu. Tuy nhiên, chỉ định thầu có nhiều hạn chế: không lựa chọn được nhà thầu có năng lực tốt nhất; không đảm bảo tính cạnh tranh, minh bạch, dễ xảy ra sai phạm; dễ phát sinh hiện tượng tiêu cực trong việc lựa chọn nhà thầu; Do đó, các nhà thầu có năng lực kém hoặc các nhà thầu không đủ năng lực cạnh tranh luôn mong muốn được thực hiện các dự án chỉ định thầu để dễ dàng trúng thầu thông qua các hành vi tiêu cực là “chạy dự án”.

Về mặt quản lý nhà nước, UBND thị xã giao quyền cho chủ đầu tư tự chủ hoàn toàn trong công tác lựa chọn nhà thầu. UBND thị xã có chức năng phê duyệt kết quả đấu thầu. Do đó, nâng cao chất lượng đầu thầu phải có định hướng của UBND trong việc đề ra các tiêu chuẩn, tiêu chí lựa chọn hình thức đấu thầu, tiêu chí lựa chọn nhà thầu, chấm thầu. Trong điều kiện địa phương cấp thị xã, các dự án đầu tư phát triển có tổng mức đầu tư thấp sẽ dễ bị vận dụng để áp dụng hình thức chỉ định thầu. Thực tế, trong điều kiện cụ thể như có nguồn vượt thu hàng năm hoặc được cấp bổ sung từ cấp trên cho địa phương, các cấp thường đầu tư dự án mới, nhằm làm tăng thu hút vốn đầu tư, tăng cơ sở hạ tầng tại địa phương.

Do đó, để đảm bảo tính chặt chẽ, nâng cao hiệu quả trong đấu thầu, UBND cần quản lý hoạt động đấu thầu theo nguyên tắc, quy trình, phương pháp thống nhất. Cụ thể cần quan tâm một số nội dung sau:

- Về hình thức lựa chọn nhà thầu: Tăng cường công tác đấu thầu, hạn chế sử dụng hình thức chỉ định thầu trong lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng công trình.

chỉ định thầu; tuân thủ quy định về hồ sơ, hợp đồng.

- Về thực hiện đấu thầu: Đảm bảo thực hiện đúng trình tự đấu thầu, không làm sai lệch bản chất đấu thầu; xét thầu, đánh giá để xếp loại nhà thầu khi lựa chọn nhà thầu chính xác, chuẩn mực, đủ khả năng; có biện pháp hạn chế hiện tượng thông đồng giữa các nhà thầu khi tham gia đấu thầu để thắng thầu đưa hoặc các hiện tượng phá giá trong đấu thầu.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN BẰNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ CỬA LÒ (Trang 37 -37 )

×