Các chính sách tiền tệ và ổn định kinh tế vĩ mô trong trung và dài hạn của một quốc gia, nhìn chung bị ảnh hưởng rất nhiều vào biến động giá vàng, đặc biệt khi giá vàng liên tục được định giá ở mức cao. Có thể liệt kê một số tác động như sau:
- Ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng huy động nguồn vốn của khu vực tài chính: một động thái phổ biến của người dân khi giá vàng liên tục tăng cao, người
dân có xu hướng đến ngân hàng rút phần lớn hoặc toàn bộ tiền tiết kiệm của họ để đổ xô đi mua vàng. Người dân so sánh tỷ suất sinh lợi của giá vàng và lãi suất danh nghĩa để đưa ra quyết định trên. Khi đó, các NHTM lâm vào tình cảnh vốn huy động bị rút ra khá nhiều, dẫn đến khơng có nguồn vốn để cấp tín dụng cho những cá nhân, doanh nghiệp, dự án có nhu cầu vay vốn, từ đó ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của nền kinh tế quốc gia. Đồng thời, giá vàng liên tục tăng cao sẽ tạo tâm lý VND bị mất giá so với vàng. Điều này dẫn đến niềm tin vào tiền giấy sẽ giảm xuống, thay vào đó là người dân có xu hướng trữ vàng nhiều hơn.
- Khó kiểm sốt thị trường ngoại tệ tự do: khi giá vàng tăng cao, nhu cầu
gom USD của nhiều cá nhân, doanh nghiệp nhằm nhập lậu vàng sẽ tăng lên, từ đó, gây ra hiện tượng chảy máu ngoại tệ, tỷ giá USD/VND sẽ tăng cao và rất khó kiểm sốt.
- Cán cân thương mại bị thâm hụt: khi giá vàng ngày càng tăng, nhu cầu
của người dân ngày càng tăng cao, địi hỏi đất nước đó phải nhập một lượng vàng lớn để xoa dịu tình hình. Điều này đã làm cho cán cân thương mại liên tục thâm hụt, chủ yếu do lượng vàng nhập khẩu liên tục tăng.
- Điều hành chính sách tiền tệ gặp nhiều khó khăn hơn: Việc xác định số
nhân tiền rất quan trọng cho nền kinh tế trong việc hoạch định chính sách kinh tế, vì điều này sẽ ảnh hưởng đến sự thành cơng trong việc tính tốn điều chỉnh số lượng tiền mà NHTW muốn bơm vào hay rút bớt ra khỏi nền kinh tế. Khi giá vàng tăng gây ảnh hưởng gián tiếp đến chỉ số CPI tăng, những dấu hiệu về lạm phát sẽ xuất hiện. Nếu tỷ lệ lạm phát khơng dao động trong vùng kiểm sốt theo kỳ vọng chung
của nền kinh tế, NHTW sẽ phải xem xét thực thi một số giải pháp như điều chỉnh lãi suất cơ bản, điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc, và điều tiết tổng phương tiện thanh toán của nền kinh tế để kiềm chế lạm phát.
- Ảnh hưởng đến giá trị nội tệ của các quốc gia xuất nhập khẩu vàng: giá trị đồng
nội tệ của một quốc gia chịu sự tác động bởi cán cân thương mại là rất lớn. Khi cán cân thương mại bị thâm hụt nhiều, giá trị đồng nội tệ của nước này sẽ bị đánh giá thấp xuống. Ngược lại, giá trị tiền nội tệ của nước đó sẽ được định giá cao lên khi quốc gia này là một nước xuất khẩu ròng. Tuy nhiên với diễn biến phức tạp của giá vàng như hiện nay, thì việc nhập khẩu vàng với số lượng lớn là không tránh khỏi, và đồng nội tệ của những nước nhập khẩu nhiều vàng sẽ có khả năng bị mất giá nhiều hơn.
- Rủi ro tín dụng bằng vàng: Với những hợp đồng tín dụng bằng vàng đã được ký
kết trong quá khứ, và được đảm bảo bằng tài sản sẽ có gặp rủi ro lớn khi giá vàng tăng cao. Khi giá trị vàng cho vay liên tục tăng theo thời gian thì giá trị của tài sản đảm bào không đủ khả năng bảo hiểm cho số vàng cho vay đã giao kèo, dẫn đến tình trạng người đi vay sẵn sàng hủy bỏ ngang hợp đồng, hoặc khơng hồn thành nghĩa vụ tất toán hợp đồng đã ký với NHTM khi tới hạn thanh tốn. Từ đó, việc giải quyết những tài sản đảm bảo sẽ là gánh nặng cho NHTM trong tương lai.
- Ảnh hưởng đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI): khi giá vàng tăng, các nguyên liệu đầu vào phục vụ cho việc sản xuất, chế tác các dòng sản phẩm có liên quan đến vàng hoặc ngành vàng bạc đá quý sẽ tăng theo, dẫn đến giá bán tăng đối với nhóm hàng hóa này.
- Ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán: thị trường chứng khoán vốn được
xem là phong vũ biểu của nền kinh tế. Khi giá vàng liên tục tăng, tỷ suất sinh lợi tạo ra vượt mức kì vọng của người dân, sẽ tạo ra một làn sóng dịch chuyển danh mục đầu tư sang vàng của số đông nhà đầu tư. Và nếu hầu hết nhà đầu tư khơng mặn mà với thị trường chứng khốn đầy tính rủi ro nhưng lợi nhuận mang lại không đáp ứng được kỳ vọng đầu tư, thì thị trường chứng khốn sẽ bị mất tính thanh khoản là điều
hiển nhiên, và điều này sẽ gây ảnh hưởng đến sự phục hồi, sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán và nền kinh tế trong tương lai.
- Ảnh hưởng đến thị trường bất động sản: một đặc điểm trong việc định giá tài sản của người Việt Nam, đó là dùng vàng để định giá nhà đất và bất động sản. Dù hiện nay, với những chính sách của NHTW trong việc cấm mua bán nhà cửa, bất động sản bằng vàng, thì số lượng giao dịch bằng VND đã tăng lên, nhưng đó chỉ mới là hình thức. Bởi xét về bản chất, người bán nhà hay bất động sản thường ngầm quy đổi VND theo giá vàng hiện hành. Và khi giá vàng tăng, dẫn đến giá trị nhà đất, bất động sản cũng tăng lên theo. Điều này có thể sẽ làm cho thị trường bất động sản kém sơi động hoặc thậm chí bị đóng băng trong thời gian dài, vì có một sự lệch pha trong giá trị ước tính giữa người mua và người bán.