Thực trạng giá vàng Việt Nam và thế giới

Một phần của tài liệu Kiểm định ảnh hưởng của lạm phát, giá vàng thế giới và tỷ giá hối đoái đến giá vàng tại (Trang 45 - 52)

2.3.1 Giai đoạn 1989-1999

Hình 2.5: Giá vàng thế giới giai đoạn 1985-2013 Nguồn: Kitco.com

Giá vàng thế giới đã từng lên mức đỉnh điểm trong lịch sử buôn bán vàng thế giới vào ngày 21/1/1982, ở mức 875 USD/Oz. Sau đó, giá vàng có một thời gian dài bình lặng, suốt từ thời kỳ 1989-1999, giá vàng chỉ xoay quanh ngưỡng giá từ 300 đến xấp xỉ 450 USD/Oz. Lượng vàng dự trữ bán ra trong thời kỳ này tới 3,500 tấn, khiến cho giá vàng giảm mạnh, ngày 1/7/1999 giá vàng chỉ còn 252.80

USD/Oz, mức giá thấp nhất trong những năm 1980 và 1990. Giá vàng mất đến 9 năm sau để cán mốc 300 USD/Oz vào tháng 10/1999. Nguyên nhân chính là do 9/1999, thỏa thuận chung Châu Âu về vàng được soạn thảo và chính thức cơng bố. Theo đó, thỏa thuận yêu cầu các nước tuân thủ nghiêm ngặt trong việc kiểm soát lượng vàng bán ra trong vịng năm năm, với mục đích ngăn chặn đà tuột dốc của giá vàng. Ngay lập tức, tình hình giá vàng được cải thiện và có xu hướng phục hồi.

Hình 2.6: Giá vàng Việt Nam giai đoạn 1989-1999 Nguồn: SJC

Việt Nam khơng phải quốc gia có thế mạnh về vàng, hoạt động khai thác vàng rải rác trên khắp cả nước với quy mơ nhỏ. Theo Bộ Tài chính, tổng trữ lượng vàng nước ta khoảng 154 tấn, trong đó trữ lượng thăm dị chỉ đạt 42.7 tấn, trong khi đó cơng nghệ khai thác, chế biến vàng của các Doanh nghiệp trong nước chưa cao, hiệu quả kinh tế đạt khá thấp.

Tổng khối lượng vàng khai thác được hàng năm chỉ đáp ứng một tỉ lệ phẩn trăm rất nhỏ trong nhu cầu vàng của người dân. Do đó, lượng vàng hàng năm đáp ứng cho nhu cầu vàng của người dân đều có nguồn gốc từ nhập khẩu, và dĩ nhiên, giá vàng Việt Nam ln có chiều hướng biến động cùng chiều với giá vàng thế giới, theo đó, giá vàng trong nước xoay quanh ngưỡng 2-5 triệu VND/lượng trong giai đoạn này.

2.3.2 Giai đoạn 2000-2013

Mọi việc lại bắt đầu diễn ra theo chiều hướng bất ngờ với sự gia tăng đột biến của giá vàng, bắt đầu từ năm 2001, thời điểm đánh dấu nhiệm kỳ đầu tiên lãnh đạo đất nước Hoa Kỳ của Tổng thống George Bush. Vàng đánh dấu bước nhảy vọt về giá của minh với mức giá khởi điểm 1/1/2001 với chỉ 315 USD/Oz và chưa đầy 5 năm sau, giá vàng đã tăng lên gấp đôi. Trong phiên giao dịch ngày 12/5/2006, giá vàng đã có lúc tăng lên mức cao kỷ lục 731 USD/Oz – mức cao nhất kể từ tháng 1/1980. Như vậy, chỉ 6 tháng so với đầu năm 2006, giá vàng đã tăng khoảng 200 USD/Oz – tương đương 38.1%. Giá vàng tăng liên tục từng năm, khiến cho mức hấp dẫn của kim loại quý này càng mạnh mẽ đối với cả người dân và các tổ chức đầu tư thời đó. Tuy nhiên, giá vàng tăng trưởng theo hình răng cưa, có những thời điểm vàng bị mất giá rất nhanh, điển hình là thời điểm tháng 6/2005, giá vàng vượt ngưỡng 712 USD/Oz, nhưng lại nhanh chóng mất 17.8% về giá trị chi trong 6 tháng cuối năm khi chạm mốc 585 USD/Oz. Hay khoảng thời gian mà nhiều nhà đầu tư và người dân một phen sửng sốt với tốc độ giảm giá của vàng là tại thời điểm tháng 2/2007, khi giá vàng chạm mốc 1,000 USD/Oz, nhưng chỉ một năm sau đó, giá vàng chốt hạ tại 31/12/2007 với mức giá 723 USD/Oz, tức sụt giảm gần 28% chỉ trong khoảng thời gian chưa đến 1 năm. Sự tăng giảm thất thường của giá vàng thế giới đã khiến khơng ít người dân bị thua thiệt nghiêm trọng do đầu tư theo phong trào lướt sóng ngắn hạn và tâm lý “bầy đàn”.

Nỗi lo lạm phát tăng cao trong năm 2008 cùng với hệ lụy của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu xuất phát từ sự sụp đổ thị trường địa ốc kéo theo một số lượng con nợ lớn chưa từng thấy của thị trường cho vay dưới chuẩn tại Mỹ, tạo một lực đẩy vững chắc cho giá vàng đi lên gần như một đường thẳng đến tận 2011. Với sự ảnh hưởng sâu rộng đến nền kinh tế thế giới trong giai đoạn này đã khiến nhiều nhà đầu tư nối đuôi nhau chuyển hầu hết các kênh đầu tư hiện tại của mình để chuyển qua vàng. Vào ngày 5/9/2011, thị trường tiền tệ thế giới ghi nhận mức giá kỷ lục chưa từng có trong lịch sử của giá vàng – mức 1,900 USD/Oz. Và đây là mức đỉnh giá vàng chưa được đánh bại kể từ trước đến nay.

Hầu hết các Chính phủ các nước trên thế giới đều thiết lập các biện pháp hỗ trợ nền kinh tế trong các gói cứu trợ khẩn cấp và các biện pháp tài khóa mạnh tay. Tuy nhiên, nhu cầu đối với vàng với tư cách là “Vịnh tránh bão” an toàn nhất trong tình cảnh nền kinh tế thế giới đang chứa đựng nhiều rủi ro vẫn không hề thuyên giảm. Lượng vàng mua vào của các nhà đầu tư, NHTW hay các TCTD vẫn ào ạt tăng, kéo giá vàng đi lên mạnh mẽ, đặc biệt là sau sự tác động của sự kiện sụp đổ của Ngân hàng Lehman Brother và các tổ chức tài chính khổng lồ khác. Thêm vào đó, việc FED quyết định đưa lãi suất về mức thấp nhất trong lịch sử, cộng thêm những biện pháp bơm USD với khối lượng khổng lồ vào nền kinh tế để chống khủng hoảng đang tạo áp lực mất giá trở lại đối với USD và khiến người ta đặt câu hỏi về sự hình thành của một chu kỳ lạm phát mới sẽ là lực hỗ trợ cho thị trường quý kim tiếp tục ghi điểm.

Khoảng thời gian 2009-2011 là quãng thời gian giá tăng khá nhanh và mạnh chưa từng có của vàng. Tuy không phát huy được tối đa vai trò “hầm trú ẩn an toàn”, giá vàng trong thời kỳ này lại được hỗ trợ nhiều bởi chính sách tiền tệ và tài khóa nới lỏng của Mỹ. Xu hướng suy yếu của tỷ giá USD do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) duy trì lãi suất cơ bản ở mức thấp kỷ lục là nhân tố nâng đỡ tích cực nhất cho giá vàng trong năm.

Thế giới lại một phen xôn xao khi có tin đồn một số nước vùng Vịnh đang tiến hành thực hiện một dự thảo đề cập đến việc giá dầu sẽ không được giao dịch bằng USD nữa. Tuy thơng tin này sau đó đã bị các nước có liên quan lên tiếng bác bỏ, nhưng tác động của nó lại gián tiếp kéo tỷ giá đồng USD tiếp tục rớt xuống, và giá vàng lại có những thơng tin tốt, hỗ trợ cho đà tăng tốc của mình.

Những bất ổn của nền kinh tế thế giới trong năm 2012 mà tâm điểm là khủng hoảng nợ châu Âu giúp giá vàng phát huy vai trò của một nơi trú ẩn an toàn cho nhà đầu tư và NHTW các nước. Tuy nhiên, ngành khai thác vàng của thế giới tiếp tục gặp phải sóng gió khi các cuộc đình cơng quy mơ lớn diễn ra tại Nam Phi làm hoạt động khai thác của nhiều tập đoàn bị tê liệt.

Giá vàng được hỗ trợ nhờ lực mua vào của các NHTW. Những nước tăng dự trữ nhiều vàng nhất tiêu biểu như Brazil, Iraq, Hàn Quốc, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ... Hội đồng Vàng Thế giới (WGC) ước tính các NHTW mua vào khoảng 500 tấn vàng trong năm 2012, so với 465 tấn của năm 2011. NHTW các nước tăng cường nắm giữ vàng nhằm đa dạng hóa dự trữ ngoại hối, giảm sự phụ thuộc vào đồng USD trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều bất ổn. Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tung gói nới lỏng tiền tệ lần 3 (QE3) và NHTW nhiều nước trên thế giới tăng cường kích thích kinh tế, một động lực lớn đẩy giá vàng tăng.

Hình 2.7: Giá vàng thế giới năm 2013 Nguồn: Kitco.com

Thế nhưng, năm 2013 là một năm đầy bất ngờ đối với nhà đầu tư khi thị trường vàng chứng kiến sự sụt giảm mạnh về giá liên tục trong 1 thập kỷ, là năm đầu tiên giá vàng giảm sau 12 năm tăng giá liên tục. Mức giảm khá mạnh, vượt qua con số 30% về thị giá, chính thức đẩy kim loại quý này rơi vào thời kỳ “ngưỡng giá xuống” theo như sự đánh giá của những nhà phân tích kỹ thuật chuyên nghiệp. Thậm chí, lực đẩy giá vàng đi xuống cịn lan sang những tháng đầu năm 2014, và chưa có dấu hiệu sẽ dừng lại. Hiện giá vàng đang xoay quanh ngưỡng 1,250 USD/Oz. Phân tích nguyên nhân vì sao giá vàng lại giảm mạnh trong năm 2013, có

lẽ ngun nhân chính yếu nhất chính là kế hoạch dần thối lui khỏi chương trình nới lỏng định lượng lần ba của FED (gói QE3). Chính quyết định này của FED sẽ làm cho quy mô bơm tiền bị thu hẹp lại, từ đó tạo lực đẩy giúp đồng USD tăng giá, điều này sẽ khiến cho kênh đầu tư vàng sẽ giảm bớt đi sức hấp dẫn vốn có. Thêm vào đó, sự kỳ vọng vào vàng với vai trị là kênh trú ẩn an toàn chống lại lạm phát khi nền kinh tế gặp khủng hoàng đã khơng cịn cao, ngun nhân là cuộc khủng hoảng nợ công tại châu Âu đang được Chính phủ các nước hợp lực để hóa giải khó khăn, hoặc các bất ổn về chính trị cũng đã tìm được sự hịa giải và giải quyết ổn thỏa những xung đột về chính trị (điển hình là cuộc chiến tại Syria).

Hình 2.8: Giá vàng Việt Nam giai đoạn 2000-2013 Nguồn: SJC

Trong giai đoạn này, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước chuyển mình đáng kể, mọi thơng tin về tình hình giá cả hay quy luật cung cầu sản phẩm của Việt Nam cũng đã tuân theo luật chơi của thế giới, điều này đã dẫn đến sự bắt nhịp tức thì của thị trường vàng trong nước với thị trường vàng toàn cầu.

Ảnh hưởng khá nhiều từ giá vàng thế giới, giá vàng trong nước xoay quanh ở mức 35 triệu đồng/lượng vào thời điểm cuối tháng 12/2013. Điều đặc biệt là giữa giá vàng trong nước và thế giới ln có sự chênh lệch lớn, phổ biến dao động từ 4-5 triệu đồng/lượng, cá biệt có trường hợp chênh lệch hơn 9 triệu đồng tại thời điểm

4/2013. Năm 2013 chứng kiến sự chuyển mình trong cơng tác điều hành mạnh tay của NHTW trong việc hướng thị trường vàng vào khuôn khổ bằng giải pháp độc quyền nhập khẩu vàng miếng của NHTW. Tuy giải pháp này đã vấp phải khá nhiều ý kiến trái chiều, tuy nhiên cho đến nay những thành quả đạt được là khơng thể phủ nhận.

Hình 2.9: Giá vàng Việt Nam năm 2013 Nguồn: SJC

Trong thời gian 8 tháng đầu năm 2013, NHTW đã tổ chức gần 80 phiên đấu thầu và bán ra thị trường hơn 1,800,000 lượng vàng trên tổng số 1,932,000 lượng vàng chào thầu. Khối lượng vàng đấu thầu ban đầu nhằm giải quyết nhu cầu tất toán hoạt động huy động vàng của các TCTD. Sau thời điểm 30/06/2013, khi nhu cầu tất tốn hoạt động huy động vàng đã tạm bình lặng, NHTW cam kết vẫn giữ nguyên nhịp độ của hoạt động đấu thầu vàng, nhằm thỏa mãn nhu cầu của thị trường. Qua hành động quyết liệt trên, hoạt động đầu cơ vàng dần bị loại bỏ, những đợt sóng giá vàng đã ít đi, và vàng khơng cịn sức hấp dẫn mạnh mẽ như trước nữa. Ngoài ra, chênh lệch giữa giá vàng thế giới và giá vàng trong nước khá cao, làm tâm lý của người dân phản ứng e dè hơn khi nhận định giá vàng đang bị làm giá, từ đó, tâm lý muốn tích trữ vàng khơng cịn cao như trước.

Một phần của tài liệu Kiểm định ảnh hưởng của lạm phát, giá vàng thế giới và tỷ giá hối đoái đến giá vàng tại (Trang 45 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w