So sánh sức mua của vàng trong năm 1971 và 2013

Một phần của tài liệu Kiểm định ảnh hưởng của lạm phát, giá vàng thế giới và tỷ giá hối đoái đến giá vàng tại (Trang 30 - 32)

Một trong những tài sản gây nhiều tranh cãi của một danh mục đầu tư lâu dài, đó chính là vàng. Một khi bạn có khả năng biết được những gì vàng có thể làm và những gì vàng khơng thể làm được, bạn sẽ thấu hiểu lý do tại sao các danh mục đầu tư dài hạn thường giữ một ít lượng vàng trong danh mục.

Vàng là một công cụ bảo quản giá trị tài sản hữu ích và lịch sử đã chứng minh được điều đó. Trong lối suy nghĩ từ xưa đến nay, nắm giữ vàng khơng phải là một hình thức đầu tư nhằm mục đích sinh lợi. Nếu bạn muốn tăng trưởng vốn của bạn, bạn nên dựa vào đầu tư chứng khoán và trái phiếu. Cịn nếu bạn muốn bảo tồn vốn, thì vàng có thể giúp đỡ bằng cách bảo vệ bạn khỏi lạm phát cao hoặc các sự kiện bất ngờ khác. Giữ vàng trong danh mục đầu tư là một cách lấy tiền ra khỏi cuộc chơi đầu tư đang có nhiều rủi ro và đem đi bảo tồn giá trị phần tài sản đó. Trong vai trò bảo vệ giá trị tài sản khỏi lạm phát, vàng cũng rất khó bị đánh bại và đã có khá nhiều dữ liệu trong nhiều bài nghiên cứu theo dõi khả năng bảo vệ sức mua của vàng trong một khoảng thời gian rất dài.

1.3.3 Các yếu tố tác động đến giá vàng

Theo như rất nhiều nghiên cứu trước đây, có thể nói giá vàng bị tác động bởi khá nhiều yếu tố. Có thể liệt kê một số tác nhân chính như: lạm phát, lượng dự

trữ của các NHTW, tình hình chính trị thế giới, khủng hoảng kinh tế, giá dầu, giá trị đồng USD, cung và cầu vàng vật chất, chu kỳ mùa, yếu tố hành vi - tâm lý và các mức cản kỹ thuật của các chuyên gia phân tích, hay thậm chí là do ý chí chủ quan của giới đầu cơ trong việc làm giá thị trường vàng tại một số thời điểm nhất định.

1.3.3.1 Chính sách điều hành kinh tế của NHTW

Thật sự, các NHTW nắm giữ những quyền năng then chốt để điều hành nền kinh tế, và vàng là một trong những công cụ nằm trong rất nhiều công cụ điều hành kinh tế của NHTW. Theo như xu hướng chung hiện nay của các nước, trước sự bất ổn của đồng USD, nhiều nền kinh tế trên thế giới đang nâng tỉ lệ dự trữ ngoại hối bằng vàng thay vì là USD như truyền thống. Từ đó, khi tất cả các nước đồng loạt thực hiện chính sách trên, sẽ kéo giá vàng tăng lên đáng kể, trong khi sản lượng vàng khai thác khơng tăng theo kịp nhu cầu của các NHTW.

Ngồi ra, theo như cam kết với Quỹ tiền tệ Thế Giới, thì các NHTW đều phải có sự thống kê sơ bộ về số lượng vàng dự trữ của mỗi nước đang nắm giữ. Và tác giả nhấn mạnh là việc thống kê này chỉ báo cáo về lượng vàng dự trữ quốc gia, do đó, sẽ có một khối lượng lớn vàng nắm giữ khơng dùng vào mục đích dự trữ như mua bán vàng, sử dụng vàng cho hoạt động tín dụng, hốn đổi và các cơng cụ phái sinh khác sẽ không được báo cáo cho IMF. Do đó, con số về cầu vàng do NHTW thực thi chính sách kinh tế trong thực tế sẽ lớn hơn rất nhiều so với con số công bố.

1.3.3.2 Lạm phát

Theo như nhận xét của một số nhà kinh tế, khi nền kinh tế đang đối mặt với tỉ lệ lạm phát cao, niềm tin vào tiền giấy bị giảm sút sẽ khiến cho người dân có xu hướng tìm đến vàng nhằm giữ giá trị tài sản của họ. Vàng từ lâu được biết đến như là một cơng cụ tài chính hữu hiệu để phịng ngừa lạm phát. Hay như các quỹ đầu tư, các nhà đầu cơ cũng có hành động tương tự, với cùng mục đích sử dụng vàng như một phần tài sản đảm bảo giá trị khi nền kinh tế trong giai đoạn lạm phát cao hay kinh tế suy thoái, giá chứng khoán sụt giảm, hay rủi ro thị trường đang tăng cao.

1.3.3.3 Giá dầu

Giá dầu có một sự tác động rất mạnh lên nền kinh tế, vì nó tác động đến giá cả của mọi mặt hàng trong nền kinh tế, dẫn đến nguy cơ lạm phát có cơ hội tăng cao. Điều này dẫn đến hành vi tìm đến vàng, như đã đề cập ở mục trên. Theo như quan sát của nhiều nhà kinh tế, thì giá vàng có phản ứng khá nhạy trước thông tin giá dầu tăng, giá vàng thông thường luôn luôn tăng gấp 10 lần so với giá dầu.

1.3.3.4 Yếu tố chính trị

Những yếu tố liên quan đến khủng hoảng chính trị, khủng hoảng kinh tế, chiến tranh, khủng bố, thiên tai cũng đều có tác động mạnh tới giá vàng. Vàng ln ln là nơi trú ẩn an tồn nhất khi có bất ổn xảy ra.

1.3.3.5 Cung và cầu vàng

Cung và cầu vàng có sự tác động rõ ràng nhất lên giá vàng tại mỗi thời điểm xác định. Khi cầu vàng liên tiếp xác lập những mốc cao mới do nhiều nguyên nhân như: nhu cầu tích trữ, làm nữ trang, dùng trong công nghiệp… làm giá vàng tăng theo. Cầu vàng thể hiện rất đậm nét ở những thời điểm đặc biệt trong chu kỳ kinh doanh vàng của một số nước như mùa cưới hỏi ở Ấn Độ, dịp tết ở Trung Quốc… Lượng cầu tại các thời điểm này tăng đột biến, đẩy giá vàng thế giới tăng cao.

Một phần của tài liệu Kiểm định ảnh hưởng của lạm phát, giá vàng thế giới và tỷ giá hối đoái đến giá vàng tại (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w