Hiệp ước Bretton Woods

Một phần của tài liệu Kiểm định ảnh hưởng của lạm phát, giá vàng thế giới và tỷ giá hối đoái đến giá vàng tại (Trang 25 - 28)

Các nước thành viên duy trì dự trữ quốc tế chính thức của họ một cách rộng rãi dưới hình thức vàng hoặc các tài sản bằng USD và có quyền bán USD cho Cục dự trữ liên bang Mỹ lấy vàng theo giá chính thức. Các quốc gia có trách nhiệm giữ vững TGHĐ trong dao động 1% so với ngang giá đã được thỏa thuận bằng cách mua hoặc bán ngoại hối khi cần thiết. Các TGHĐ cố định được duy trì bởi sự can thiệp chính thức trong các thị trường trao đổi quốc tế. Các nước thành viên đã đồng ý góp vốn để thành lập Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) nhằm mục đích cho các nước thành viên vay vốn vào những lúc cần thiết để can thiệp, giữ đồng tiền nước mình khơng biến động q với tiêu chuẩn nói trên.

Đến năm 1971, Hiệp ước Bretton Woods bị sụp đổ vì:

Hầu hết các nước Châu Âu đều có ý đồ phá giá đồng tiền so với Mỹ để kích thích xuất khẩu, nhanh chóng ổn định và cải thiện cán cân thương mại.

USD đã biến thành một loại tài sản dự trữ quốc tế quen thuộc, bản thân USD có những mặt mạnh kinh tế riêng khi dùng để mua hàng hóa, kỹ thuật và cơng nghệ cho nên không cần thiết phải dùng USD đổi ra vàng.

Quan hệ thương mại với Mỹ ngày càng tăng, các nước khác có khuynh hướng bành trướng dự trữ USD của họ. Sự bành trướng tiền tệ diễn ra cùng với việc USD bị hút ra nước ngồi để tìm nguồn đầu tư khác có lãi suất cao hơn tại Mỹ.

Mặt khác, vào những năm 1960 cán cân thương mại của Mỹ bị thâm hụt nghiêm trọng, chi phí duy trì căn cứ qn sự trên tồn thế giới và chi phí cho cuộc chiến tranh tại Việt Nam rất lớn. USD phát hành ra nước ngoài ngày càng nhiều nên sức mua của USD ngày càng giảm sút. Nhưng Mỹ vẫn cố duy trì việc bán vàng với giá cố định 1 Oz vàng bằng 35 USD cho nên USD bị mất giá, các nước đồng minh không chấp hành tỷ giá cố định như vậy. Trước tình hình đó Mỹ tun bố phá giá đồng USD và Mỹ tuyên bố rút khỏi Hiệp ước Bretton Woods và xóa bỏ cam kết 1Oz vàng đổi 35USD.

1.3.2 Vai trò của vàng trong nền kinh tế

Ngay từ thời xa xưa, vàng đã được sử dụng như là tiền bạc, và khái niệm này vẫn tồn tại trong tâm trí của nhiều người, mặc cho sự xuất hiện đang dần ít đi của tiền kim loại trong thế giới ngày nay.

Vàng đã được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới như một phương tiện chuyển đổi ti ề n t ệ, hoặc bằng cách phát hành và công nhận các đồ ng xu vàng hay thông qua các cơng cụ tiền giấy có thể quy đổi thành vàng.

Nhiều người sở hữu vàng và giữ chúng dưới hình thức các thỏi nén như một công cụ chống lại l ạ m phát hay những đợt khủng hoảng kinh tế. Tuy nhiên, một số nhà kinh tế không tin việc giữ vàng là một công cụ chống lạm phát hay mất giá tiền tệ.

Keynes đã có những bình luận châm biếm về mục đích của việc đào vàng là chỉ để chôn vàng trong những ngân hàng. Rất nhiều các cuộc thảo luận đề cập đến những thay đổi trong giá vàng sẽ tác động như thế nào đến giá cả và lạm phát của các nền kinh tế trên thế giới.

Siêu lạm phát châu Âu trong những năm 1930 đến năm 1971, làm sức mua của USD giảm đi hơn một nửa trong khoảng thời gian 40 năm. Đây không phải là chỉ số lạm phát quá cao, tuy nhiên tác động giảm lũy kế của sức mua thì rất đáng kể. Có thể ví dụ như cách làm của các liên minh Dầu mỏ trong việc giảm giá chi phí sản xuất dầu thực tế trong cùng khoảng thời gian trên. Trên thực tế, sức mạnh ngày càng tăng của một liên doanh sản xuất dầu đối trọng với Mỹ là OPEC đã tạo ra nhiều áp lực đáng kể cho Tổng thống Nixon đơn phương đình chỉ chuyển đổi vàng cho NHTW với giá 35USD mỗi Oz trong năm 1971.

Với cùng một tỉ lệ rủi ro cho trước, thơng thường vàng sẽ có tính cạnh tranh kém hơn khi so sánh với các thị trường khác như chứng khốn và bất động sản về tính sinh lợi. Điều này là có lý do của nó. Khi đầu tư vào chứng khốn, nếu khơng theo kiểu đầu tư lướt sóng, bạn hồn tồn có thể hưởng được lợi tức của cơng ty mỗi năm. Hay như thị trường bất động sản, giá nhà đất liên tục tăng qua các năm, nguyên nhân là dân số lồi ngưởi càng tăng, mà diện tích đất đai là hữu hạn.

Trong nhiều tổ chức kinh tế, vàng luôn được xem như một trong những lựa chọn tốt nhất. Động lực bảo hiểm của vàng là khá tốt, trong khi các khoản đầu tư chứng khốn và bất động sản ln có sự biến động lớn về giá, có thể tác động đến một phần hoặc nguyên bảng cân đối của nhà đầu tư. Sự so sánh này sẽ mang tính hữu dụng hơn với một số tùy chọn giới hạn của bảng cân đối kế toán. Sự nhạy cảm về giá như là yếu tố đánh giá rủi ro khi nhà đầu tư quyết định lựa chọn danh mục đầu tư để thiết lập hàng rào lạm phát. Đánh giá hậu quả cá nhân khi nền kinh tế đang có mức lạm phát cao, các nhà đầu tư sẽ rất thận trọng khi trả một mức giá tương xứng với nỗi sợ hãi về lạm phát của họ. Điều này phản ánh qua số lượng vàng hiện có của họ, vì đây là số tiền phí bảo hiểm họ sẵn sàng trả để lãng phí một số cơ hội đầu tư. Vàng được coi là công cụ chống lại lạm phát và là một nơi ẩn náu thay thế khi đồng USD ngày càng yếu đi. Khi một đồng USD ngày càng bị trượt giá, sức mua sẽ bị giảm đi và sự tàn phá giá trị của cải thực sự là những hậu quả chính của lạm phát. May mắn thay, vàng và kim loại quý vẫn có thể duy trì được sức mua cho dù nền kinh tế đang đối mặt với tình hình lạm phát cao. Kim loại quý được định giá và giao dịch thông qua vật trung gian là USD, do đó, khi đồng USD bị mất giá, họ sẽ tăng giá của kim loại quý lên. Trong nhiều thập kỷ qua, lạm phát đã tàn phá sức mua của nền kinh tế, nhưng rất ít người chú ý đến điều đó.

Một phần của tài liệu Kiểm định ảnh hưởng của lạm phát, giá vàng thế giới và tỷ giá hối đoái đến giá vàng tại (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w