Chênh lệch giá vàng thế giới và giá vàng trong nước

Một phần của tài liệu Kiểm định ảnh hưởng của lạm phát, giá vàng thế giới và tỷ giá hối đoái đến giá vàng tại (Trang 76 - 103)

Nhìn chung, các chính sách được ban hành trong thời gian qua đã có tác động tích cực đến thị trường nhằm đạt được mục tiêu bình ổn thị trường và chống vàng hóa nền kinh tế, huy động nguồn lực vàng trong dân chúng phục vụ sản xuất. Thị trường đã có những biểu hiện tích cực, theo đó giá vàng trong nước khá ổn định và hạn chế được sự mua bán vàng ồ ạt mỗi khi giá vàng có biến động vẫn thường thấy trong dân cư ở những thời kỳ trước, giá vàng trong nước thể hiện chủ yếu qua vàng SJC đã giảm xuống và ổn định sau khi Nghị định 24 được ban hành. Nhiều chuyên gia trong lãnh vực tài chính cho rằng, tiếp nối Nghị quyết 11 của Chính phủ ban hành năm 2011, Nghị định 24 sẽ là một “liệu pháp” tốt để xóa bỏ kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do, góp phần chấn chỉnh những bất cập như đầu cơ, làm giá, lập lờ chất lượng… đã tồn tại trên thị trường vàng từ trước đến nay.

Như vậy, với những biện pháp quyết liệt của NHTW về thống nhất cơ chế quản lý vàng, ngoài ra NHTW cần áp dụng kèm những biện pháp tham khảo sau: - Mở rộng có quản lý đối với mạng lưới kinh doanh mua bán vàng miếng: cho đến

cho các TCTD, Doanh nghiệp có tài chính và những tiêu chuẩn đáp ứng đã hoàn tất, sẵn sàng cho việc triển khai và quản lý mạng lưới kinh doanh mua bán vàng miếng một cách có tổ chức. Hiện đã có tổng cộng 31 TCTD và Doanh nghi ệ p đã được NHTW cấp phép kinh doanh mua bán vàng miếng.

- Củng cố, bổ sung đặc quyền can thiệp thị trường vàng của NHTW: Trong những năm gần đây, NHTW gấp rút phối hợp với các cơ quan có liên quan nhằm hoàn chỉnh dự thảo Quyết định của Thủ tướng về mua bán vàng miếng tại thị trường trong nước. Đồng thời, NHTW đã hoàn thành các văn bản hướng dẫn thực hiện Quyết định của Thủ tướng (như Thông tư về giao nhận, bảo quản vàng, quy chế xuất khẩu, nhập khẩu vàng, quy chế đấu thầu mua bán vàng miếng...) để tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động can thiệp thị trường vàng của NHTW khi cần thiết.

Điều này sẽ làm cho NHTW có vai trị là người mua bán cuối cùng trên thị trường. Dự kiến trong thời gian đầu, NHTW sẽ thực hiện bán vàng miếng tăng cung cho thị trường, góp phần thu hẹp chênh lệch giữa giá vàng trong nước và quốc tế. Tính từ phiên đấu thầu vàng đầu tiên vào 28/3/2013, đến cuối năm 2013 đã có 77 phiên đấu thầu được diễn ra, với 1.8 triệu lượng vàng, tương đương 68.18 tấn vàng. Chính số lượng vàng này đã giải tỏa tâm lý khát vàng đang tồn tại trong dân, từ đó kéo già vàng trong nước dần đi đúng theo quỹ đạo của giá vàng thế giới.

- Luôn luôn chủ động nguồn cung vàng để can thiệp vào thị trường: ngày 26/2/2013, NHTW đã có bản ghi nhớ với công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) trong việc gia công vàng mi ế ng từ nguồn nguyên liệu của NHTW, từ đó tạo trạng thái nguồn cung luôn sẵn sàng để can thiệp vào thị trường khi cần của NHTW. Theo như thông tin cung cấp trước báo giới từ Ơng Lê Hùng Dũng, Chủ tịch SJC, thì với năng lực phục vụ hiện có của SJC, cơng suất tối đa cho việc dập vàng nguyên liệu thành vàng miếng là hơn 80.000 lượng/ngày, và nếu NHTW muốn tăng thêm số lượng, Công ty sẽ nhập thêm máy móc để đáp ứng cho yêu cầu này.

- Tăng cường tốc độ chuyển đổi vàng phi SJC thành vàng SJC: Nhằm đáp ứng tiến độ chuyển đổi vàng phi SJC thành vàng SJC được nhanh chóng hơn, NHTW đã có biện pháp t ạ m xu ấ t vàng phi SJC đồ ng th ờ i tái nh ậ p vàng nguyên li ệ u

tiêu

chu ẩ n qu ố c t ế phục vụ cho việc sản xuất vàng SJC, từ đó đáp ứng nhu cầu chi trả vàng SJC cho người dân của các TCTD (nguyên nhân do 30/6/2013 là thời điểm cuối để TCTD tất toán xong tài khoản vàng với khách hàng). Việc thực hiện phương án chuyển đổi vàng miếng phi SJC thành vàng nguyên liệu tiêu chuẩn quốc tế không làm phát sinh nhu cầu ngoại tệ để nhập vàng, do vậy không tạo áp lực lên thị trường ngoại tệ, không gây ra biến động về tỷ giá.

- Tăng cường chế tài xử phạt vi phạm đối với hành vi nhập lậu vàng: Trong tương lai, NHTW cần ban hành thêm những văn bản có hướng dẫn cụ thể, chi tiết như: tăng mức xử phạt với hành vi xuất nhập khẩu vàng trái phép, tước bỏ giấy phép kinh doanh của các đơn vi kinh doanh bị phát hiện là buôn bán, nhập lậu vàng. - Tăng cường kiểm soát hoạt động của các tổ chức kinh doanh vàng: Các chính sách trong thời gian tới của Chính phủ cần được xây dựng theo hướng tổ chức lại thị trường vàng thông qua việc NHTW quản lý chặt chẽ và can thiệp mạnh vào thị trường vàng nhằm ngăn ngừa hoạt động đầu cơ vàng, hạn chế kinh doanh vàng miếng nhưng vẫn đảm bảo quyền tích trữ vàng, mua bán vàng của người dân cũng như các nhà đầu tư, theo dõi chặt chẽ tình hình sử dụng vàng miếng mua từ các phiên đấu thầu, đảm bảo NHTM sử dụng vàng miếng đúng mục đích đồng thời theo dõi chặt chẽ việc NHTM tuân thủ quy định không được giữ trạng thái vàng vượt quá 2% so với vốn tự có và khơng được duy trì trạng thái âm vàng theo nội dung đã nêu rõ trong Thông tư số 38/2012/TT-NHTW ngày 28/12/2013 của Ngân hàng Nhà nước (NHTW) về việc quy định trạng thái vàng của các TCTD. NHTW cũng cần phải quản lý, giám sát chặt chẽ các hoạt động kinh doanh vàng khác bao gồm: hoạt động trên sàn vàng của các NHTM, kinh doanh các sản phẩm phái sinh vàng…

Để những biện pháp nêu trên được phát huy tác dụng tối đa hiệu quả, thị trường vàng trong tương lai cần có những định hướng như sau:

- Điều chỉnh vấn đề lưu thông vàng miếng trong nền kinh tế

Do đặc điểm nền kinh tế nước ta, vàng miếng hay vàng vật chất với hàm lượng cao cịn lưu thơng khá mạnh, đặc biệt trong điều kiện tiền đồng chưa ổn định. Nhà nước (đại diện là NHTW) cần phải quản lý giao dịch này, từng bước hạn chế

khi điều kiện kinh tế - xã hội cho phép. Quản lý nhà nước về vàng với tính chất là công cụ tiền tệ cần xác định cụ thể tiêu chuẩn vàng với tính chất tiền tệ, điều kiện lưu thông vàng tiền tệ và quản lý quan hệ cung - cầu vàng tiền tệ trong nền kinh tế.

- Đảm bảo sự phát triển lành mạnh thị trường vàng trong nền kinh tế

Là một loại hàng hố và là một cơng cụ tiền tệ trong nền kinh tế, nên việc tồn tại thị trường vàng là một vấn đề khách quan và cần thiết phải có. Đây cũng là thực tế trên thế giới. Không chỉ tồn tại, các thị trường vàng trên thế giới đã có những bước phát triển mạnh trong thời gian gần đây. Đối với nước ta, hoạt động mua – bán vàng cịn là tập qn, có tính lịch sử, văn hố lâu đời.

Tuy nhiên, các cơng cụ, các loại hình hoạt động trên thị trường vàng cần có lộ trình phát triển từng bước, phù hợp với điều kiện và trình độ quản lý cụ thể của đất nước, đặc biệt là cần có sự tách bạch giữa hoạt động kinh doanh vàng vật chất và phi vật chất. Cần tránh lặp lại bài học trong quá khứ khi Việt Nam cho phép các sàn giao dịch vàng, các sản phẩm vàng phi vật chất như kinh doanh vàng trên tài khoản ra đời trong khi thực tiễn phát triển của Việt Nam chưa đáp ứng được (về cơ chế giám sát, kiến thức chuyên môn của các nhà đầu tư).

Vấn đề là làm thế nào để phát triển lành mạnh thị trường vàng, đảm bảo sự thông suốt trong phạm vi nền kinh tế và liên thông với thị trường quốc tế, hạn chế các tác động tiêu cực và tăng cường đóng góp của thị trường vàng vào sự phát triển của đất nước. Kinh nghiệm cho thấy, để một thị trường phát triển lành mạnh khơng có nghĩa để thị trường phát triển tự do, nhưng cũng không thể chỉ bằng các giải pháp hành chính, nhất là trong bối cảnh hội nhập. Những biến động mạnh của giá vàng và sự đi trước của giá vàng trong nước so với giá vàng thế giới vừa qua một phần là hệ quả của việc bỏ ngỏ thị trường (khơng có công cụ pháp lý điều tiết) và việc áp dụng một vài giải pháp điều hành mang tính chất hành chính. Do vậy, điều cần thiết đó là phải nhanh chóng hịan thiện khuôn khổ pháp lý, điều tiết các chủ thể bằng các công cụ và hàng rào kỹ thuật trên thị trường nhằm ổn định thị trường vàng.

- Hội nhập thị trường vàng trong nước với thế giới.

Theo ý kiến đề xuất của các nhà kinh tế hiện nay thì việc xuất – nhập khẩu vàng nên được quản lý theo nguyên tắc thị trường, thay vì cấp quota như hiện nay.

Việc áp dụng quota luôn tiềm ẩn các hoạt động xuất – nhập khẩu vàng lậu, khơng thể kiểm sốt được và thất thốt nguồn thu cho Nhà nước. Do khơng kiểm sóat được lượng vàng xuất – nhập khẩu nên sẽ khơng có thơng tin chính xác về cung - cầu vàng trong nền kinh tế. Xoá bỏ cơ chế quota xuất – nhập khẩu vàng, thì chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế (sau khi đã cộng các chi phí nhập khẩu) cũng sẽ bị loại bỏ.

Phát triển lành mạnh thị trường vàng, cần đảm bảo sự thông suốt trong phạm vi nền kinh tế và liên thông với thị trường quốc tế. Kinh nghiệm cho thấy, một thị trường phát triển lành mạnh khơng có nghĩa để thị trường phát triển tự do, nhưng cũng không thể chỉ bằng các giải pháp hành chính, nhất là trong bối cảnh hội nhập. Việc phát triển thị trường vàng cần phải có lộ trình với những bước mở từ từ và thận trọng, phù hợp với trình độ phát triển của thị trường tài chính trong nước. Việc điều tiết các chủ thể tham gia thị trường phải được thực hiện thông qua các công cụ và hàng rào kỹ thuật,… để phát huy được sự đóng góp của thị trường vàng vào kết quả chung của nền kinh tế. Theo đó, những bước đi của Trung Quốc là những kinh nghiệm tham khảo hữu ích cho vấn đề này.

Kinh nghiệm điều tiết hoạt động kinh doanh vàng tại Trung Quốc và Ấn Ðộ - hai quốc gia có nhiều nét tương đồng với thị trường vàng Việt Nam cho thấy, trong quá trình phát triển thị trường vàng, các vấn đề liên quan đến giao dịch vàng vật chất được ưu tiên xử lý trước các vấn đề liên quan đến giao dịch các sản phẩm vàng phi vật chất. Các sản phẩm lưu hành trên thị trường vàng cần được phát triển từ đơn giản đến phức tạp, phù hợp với trình độ phát triển của thị trường và kiến thức của nhà đầu tư. Kinh nghiệm nghiên cứu chỉ ra rằng, trước tiên cần ưu tiên phát triển các sản phẩm kinh doanh vàng vật chất trước các sản phẩm vàng tài chính với các hình thức đơn giản ban đầu là các chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu,... rồi sau đó, mới phát triển các hình thức kinh doanh vàng tài khoản với các sản phẩm vàng phái

sinh,... Chúng tôi cho rằng, Việt Nam có thể tham khảo kinh nghiệm của Ấn Ðộ trong việc tập trung phát triển các sản phẩm để có thể huy động được tối đa lượng vàng trong nền kinh tế trong giai đoạn quản lý tập trung các hoạt động đầu tư, kinh doanh vàng hiện nay.

-Tạo lập được khuôn khổ pháp lý quy định chặt chẽ về hoạt động kinh doanh

vàng tài khoản, kinh doanh vàng phi vật chất.

Xem xét luật hóa một cách cụ thể hình thức, phạm vi, đối tượng được phép giao dịch của hoạt động này để tạo kênh "liên thông" hẹp, được kiểm soát chặt nhưng linh hoạt giữa thị trường vàng trong nước và thị trường vàng quốc tế. Ðồng thời, Nhà nước cần sử dụng công cụ thuế, bao gồm thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt để điều tiết, hạn chế việc đầu cơ vàng.

Kinh nghiệm Trung Quốc đã luôn đảm bảo khả năng quản lý chặt chẽ đối với các giao dịch vàng phi vật chất với các điều kiện cho phép giao dịch chặt chẽ, cụ thể như:

- Các tổ chức tham gia giao dịch phải được sự cho phép của PBOC. Các giao dịch này được thực hiện thống nhất tại hai trung tâm là SGE (PBOC quản lý) và SFE (do CSRC quản lý) và phải tuân thủ theo các nguyên tắc giao dịch tại hai trung tâm này. Ngoài ra, các giao dịch của các ngân hàng thương mại còn phải được báo cáo chi tiết lên Ủy ban giám sát Ngân hàng (CBRC). Ðể được phép tham gia giao dịch tại hai trung tâm giao dịch, các tổ chức phải đáp ứng được các tiêu chuẩn nhất định và phải được sự chấp thuận của PBOC. Do đó, bản thân các tiêu chuẩn này đã là một rào cản quan trọng nhằm đảm bảo vai trò quản lý của PBOC cũng như hạn chế rủi ro cho các tổ chức tham gia.

- Ðòn bẩy tài chính hầu như khơng được sử dụng trong các giao dịch trên SGE. Ðể tiến hành giao dịch, bên mua phải có một tài khoản thanh tốn đặc biệt tại một trong bốn ngân hàng thanh toán do SGE quy định và bên bán phải có vàng giữ tại kho của SGE. Ngay khi một thành viên đặt lệnh mua, SGE tiến hành phong tỏa tài khoản thanh toán của thành viên này và ngay khi một thành viên đặt lệnh bán, SGE cũng tiến hành phong tỏa lượng vàng tương đương của tổ chức này đang lưu

trữ tại kho của SGE để đảm bảo cho giao dịch được thực hiện. Mặc dù các tổ chức, thậm chí là các nhà đầu tư cá nhân đã được mở các tài khoản để giao dịch vàng đầu tư, nhưng việc quy định phong tỏa 100% giá trị giao dịch như vậy khiến cho hoạt động đầu tư vàng (theo đúng nghĩa tài khoản đầu tư vàng: nhà đầu tư chỉ ký quỹ một số % nhất định là có thể tiến hành giao dịch như thơng lệ quốc tế) thực chất là vẫn chưa được phép tiến hành tại Trung Quốc.

3.2 Kiểm soát tỷ giá

Ngày 8/7/2013, NHTW điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng USD/VND lên mốc mới là 21.036 sau gần 2 năm tỷ giá cố định tại mức 20.828, tuy nhiên đây vẫn chưa là lần điều chỉnh giá mạnh nhất của NHTW. Trong quá khứ, NHTW đã điều chỉnh tăng 1.756 VND, tương đương 9.23%, cụ thể từ mức giá 19.832 ngày 10/2/2011 lên mức giá 20.688 chỉ trong 1 tuần sau đó.

Với điểm sáng kinh tế năm 2012, lần đầu tiên Việt Nam xuất siêu sau gần hai thập kỷ nhập siêu, thì năm 2013, Việt Nam lại chuyển từ xuất siêu sang nhập siêu, theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 6 tháng cuối năm 2013, mức nhập siêu chạm mốc 7,4 tỷ USD và tính chung trong cả năm là 9 tỷ USD, dự kiến 2014 con số nhập siêu cũng sẽ ngang ngửa 2013, như vậy Việt Nam đã quay trở lại tình thế là nước nhập siêu lớn.

Theo các số liệu thống kê trong thời kỳ 2007-2013 đã cho thấy một thực trạng đó là, cho dù tỷ giá có xu hướng tăng cao nhưng tình trạng nhập siêu vẫn là rất lớn. Hơn nữa tỷ giá tăng đã tác động đến lạm phát dưới góc độ chi phí đẩy - một yếu tố quan trọng đối với lạm phát – nguyên nhân do giá nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng tính bằng VND tăng theo TGHĐ. Tỷ giá ngày một tăng cao đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý và lòng tin của người dân vào đồng tiền quốc gia, từ đó gia tăng tâm lý kỳ vọng lạm phát.

Ở Việt Nam, rất nhiều nghiên cứu đã đánh giá sự kém hiệu quả trong việc

Một phần của tài liệu Kiểm định ảnh hưởng của lạm phát, giá vàng thế giới và tỷ giá hối đoái đến giá vàng tại (Trang 76 - 103)

w