Hình 2.2: Lạm phát Việt Nam giai đoạn 2000-2013 Nguồn: Qũy tiền tệ IMF
Bắt nguồn từ khủng khoảng kinh tế tại Thái Lan, sau đó lan rộng sang cả Châu Á đã tác động không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam. Nền kinh tế giảm sút cả sức cầu và sức cung, đầu tư nước ngồi và xuất khẩu có dấu hiệu suy giảm. Các nước trong khu vực đồng loạt phá giá đồng nội tê, dẫn đến sự cạnh tranh hàng hóa của các quốc gia. Việt Nam trong thời kỳ này nền công nghiệp sản xuất chưa thực sự phát triển, giá thành cao nên không thể cạnh tranh lại, kéo theo nền cơng nghiệp sản xuất trong nước bị trì trệ, hàng hóa sản xuất khơng thể tiêu thụ được, dẫn đến việc thua lỗ triền miên, thậm chí phá sản của hàng loạt doanh nghiệp, tỉ lệ thất nghiệp theo đó tăng lên từng năm. Lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ chìm trong lạm phát phi mã, Việt Nam đã có 2 năm giảm phát lần lượt ở mức -1.77% (2000) và - 0.31% (2001).
Trước tình hình đó, một kế hoạch kích thích kinh tế thơng qua nới lỏng tín dụng và mở rộng đầu tư nhà nước bắt đầu được thực hiện từ năm 2000, kéo nền kinh tế thoát khỏi giảm phát. Lạm phát liên tục giữ vững ở mức 7%-8% trong giai đoạn 2004-2007, chủ yếu là một số nguyên nhân như: giá thực phẩm gia tăng, dịch cúm gia cầm vào đầu năm 2004; mức cầu nội địa gia tăng dần thay thế cho nhu cầu
xuất khẩu, từ đó đẩy nền kinh tế đi lên; việc cải cách tiền lương cho công nhân viên trong năm 2003 làm chi phí lương tương đương với 3.5% của tổng sản phẩm nội địa (GDP) trong năm 2002, tăng lên đến 4.1% của GDP trong năm 2003 và 3.9% trong năm 2004. Ngoài ra kế hoạch cải tổ lương bổng và an sinh xã hội cho nhân viên trong khu vực dịch vụ công cộng và hành chánh mới bắt đầu vào tháng Tư năm 2004 cũng làm tăng áp lực lạm phát; giá dầu hỏa tiếp tục lên cao kể từ cuối năm 2003 do nhu cầu thế giới liên tục tăng, trong khi đó tổ chức OPEC lại hạn chế sản xuất dầu và tình hình bất ổn tiếp tục ở Trung Đông…
Kinh tế Việt Nam bước vào năm 2007 với nhiều tín hiệu tích cực phát đi từ những tháng cuối năm 2006. Ngày 11/1/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO- sự kiện đánh dấu mốc hồn thành hành trình dài 12 năm kể từ ngày nộp đơn xin gia nhập. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008-2009 đã góp phần làm giảm lạm phát ở Việt Nam từ cuối năm 2009. Giá quốc tế giảm cùng với tổng cầu giảm đã giúp Việt Nam đảo ngược xu thế gia tăng đáng ngại của lạm phát trong năm 2008, lên đến 23.12%. Cung tiền lại tiếp tục được bơm ra thị trường sau những gói kích cầu khủng lồ của Chính phủ trong năm 2009, tuy nhiên, dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới trong giai đoạn này đã góp phần làm giảm lạm phát ở Việt Nam. Năm 2010, chính phủ quyết định phá giá VND so với USD trong tháng 8 năm 2010, kết hợp với những biến động của thị trường vàng quốc tế đã làm động lực cho lạm phát tăng cao trở lại (9.21%).
Năm 2011, lạm phát tăng lên ở mức khá cao 18,68%. Trong báo cáo Quốc hội khóa XIII (kỳ họp thứ 2), Chính phủ đã khẳng định: “Nguyên nhân chủ yếu gây lạm phát cao ở nước ta là do hệ quả của việc nới lỏng chính sách tiền tệ, tài khóa kéo dài trong nhiều năm để đáp ứng yêu cầu đầu tư phát triển, bảo đảm an sinh xã hội, và phúc lợi xã hội trong khi cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư còn kém hiệu quả, cùng những hạn chế trong quản lý điều hành và tác động cộng hưởng của các yếu tố tâm lý”. Và đã đưa ra mục tiêu: "Kiềm chế lạm phát là ưu tiên số một, khi có điều kiện thuận lợi sẽ phấn đấu để đạt mức tăng trưởng cao hơn" trong mục tiêu của năm 2012 và kế hoạch 5 năm 2011 - 2015. Năm 2012, theo tinh thần Nghị quyết 11 của
chính phủ, NHTW đã tiến hành kiểm sốt tốt cung tiền và tín dụng đi kèm với ổn định tỷ giá đã góp phần làm cho lạm phát giảm dần và đạt mức 6.81% năm 2012. Tuy nhiên nguyên nhân chính làm cho lạm phát giảm là do tổng cầu tiếp tục giảm. Trong giai tình hình kinh tế đầy biến động, suy giảm mạnh, người dân lại thắt chặt chi tiêu, nhiều doanh nghiệp phá sản, giải thể thì việc giảm lạm phát chưa hẳn là tín hiệu tốt.
Với mức tăng chỉ số tiêu dùng 6.04% so với cuối năm 2012, l ạ m phát trong năm 2013 được ghi nhận là mức tăng thấp nhất trong suốt 10 năm qua. Năm 2013 là năm thứ hai liên tiếp Việt Nam đã thành cơng trong việc kiểm sốt lạm phát theo đúng mục tiêu đề ra của Quốc hội và Chính phủ, qua đó giúp ổn định kinh tế vĩ mơ và kích thích tăng trưởng kinh tế. Trong những năm vừa qua, trước những con sóng suy giảm của nền kinh tế thế giới, Việt Nam đã chủ động đưa ra các chính sách và biện pháp nhằm tập trung ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý.
2.2 Thực trạng tỷ giá USD/VND tại Việt Nam 2.2.1 Giai đoạn 1989-1999
Cuộc khùng hoảng chính trị ở Đông Âu bắt đầu 1989 ở Ba Lan, sau đó kéo theo sự sụp đổ của Liên Bang Soviet đánh dấu sự suy giảm trong giao thương kinh tế ở trong khối. Nền kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng khá nặng nề khi chuyển sang giao thương bằng đồng USD. Cơ chế tỉ giá ổn định bị xóa bỏ, thay vào đó là TGHĐ biến động theo quan hệ cung-cầu trên thị trường.
Tháng 8/1991, với sự ra đời lần lượt của Trung tâm giao dịch ngoại tệ Thành Phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, các doanh nghiệp và ngân hàng đã chủ động được nguồn cung cầu ngoại tệ trong hoạt động kinh doanh. Thêm vào đó, NHTW quyết định bãi bỏ hình thức tỷ giá nhóm, thay vào đó là các phiên giao dịch ngoại tệ được công bố tỷ giá chính thức. Từ đó, tỷ giá USD/VND ổn định trong khoảng 11,000 kéo dài cho đến 1996.
Tuy nhiên, với sự khủng hoảng kinh tế bắt nguồn từ Thái Lan, sau đó lan rộng ra cả Châu Á năm 1997, NHTW đã đứng trước nhiều thách thức trong việc ổn định thị trường ngoại hối. Từ tháng 7/1997, đồng VND tăng giá khá cao so với khu vực, dẫn đến việc điều chỉnh biên độ giao dịch từ 5% lên 10%, khiến cho sự chênh lệch giá giữa NHTM và thị trường giao dịch chợ đen lần lượt là 12,293 USD/VND và 13,567 USD/VND. Điều này đã tạo điều kiện cho nạn đầu cơ gia tăng, tạo sự căng thẳng cho thị trường ngoại hối. Lần lượt những đợt nâng tỷ giá lên cao, có lúc lên đến 12,988 USD/VND để bù đắp sự chênh lệch tỷ giá thị trường đã từng bước cải thiện tình hình.
2.2.2 Giai đoạn 2000-2013
Từ biểu đồ ta có thể nhận thấy xu hướng tỷ giá tăng nhanh từ 14,168 USD/VND trong năm 2000 lên mức 20,828 USD/VND trong năm 2013. Như vậy qua 13 năm tỷ giá đã tăng 6,680 VND, trung bình mỗi năm tăng 555 VND tương đương VND bị mất giá 3.26% so với USD hàng năm. Điều này được lý giải do tác động từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tác động của gói kích cầu năm 2009 và việc hỗ trợ lãi suất ưu đãi mức 4% và sự nới lỏng tín dụng vào năm 2010 làm bùng lên lạm phát và VND bị mất giá một cách đáng kể, thêm vào đó là những đợt tăng cung tiền đáng kể nhằm phục vụ cho mục đích kích cầu, và chính sách phá giá đồng tiền phục vụ cho xuất khẩu của Chính phủ.
Hàng loạt chính sách về tỷ giá đã được NHTW đưa ra nhằm ổn định thị trường, kìm chế lạm phát và phát triển kinh tế:
- Quyết định 65/1999/QĐ–NHTW của NHTW về việc thay đổi cách xác định TGHĐ chính thức. Theo quyết định này kể từ ngày 26/2/1999, NHTW sẽ khơng cơng bố tỷ giá chính thức nữa mà thay vào đó là cơng bố tỷ giá bình qn liên ngân hàng. Đây chính là một bước tiến quan trọng dẫn đến tự do hóa tiền tệ, và tới năm 2000 đã phát huy đầy đủ tác động tới tỷ giá.
- Quyết định số 718/2001/QĐ-NHTW, NHTW chính thức chuyển sang cơ chế tự do hóa ngoại tệ.
- Quyết định bãi bỏ các trần cố định về tỷ giá kỳ hạn để thay thế bằng chênh lệch lãi suất (5/2004), đồng thời thừa nhận tính tự do chuyển đổi của các loại ngoại tệ mạnh, từ đó cho phép chuyển đổi khơng cần chứng từ, áp dụng quyền chọn ngoại tệ (11/2004).
- NHTM thí điểm quyền chọn đồng USD trong điều kiện tự do thỏa thuận phí quyền chọn. (6/2005).
- Bãi bỏ biên độ giao dịch USD bằng tiền mặt, cho thí điểm mua bán USD theo giá thỏa thuận (7/2006).
Những chính sách trên đã phát huy rõ tác dụng trong việc giữ vững tỷ giá ổn định trong khoảng 15,000 đến 16,000 USD/VND liên tục trong nhiều năm.
Tuy nhiên, 26/11/2009, NHTW đã buộc phải chính thức phá giá đồng VND 5.4%, mức được đánh giá là tỷ lệ phá giá cao nhất trong một ngày kể từ năm 1998 để chống đầu cơ tiền tệ và giảm áp lực thị trường, đồng thời thu hẹp biên độ giao động xuống còn +/-3%, đẩy tỷ giá VN/USD xoay quanh ở mức 19,400.
Tiếp theo đó, NHTW đã tuyên bố mức phá giá cao nhất trong lịch sử (9.3%) vào đầu tháng 2/2011, nâng tỷ giá chính thức lên 20,693 USD/VND và giảm biên độ xuống còn +/-1%, điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng từ mức 20,828 USD/VND tăng 1% lên mức 21,036 USD/VND vào ngày 28/6/2013. Ngay lập tức, tỷ giá thị trường tự do vọt lên trên 22,100 USD/VND trong vòng vài ngày kể từ sau lần phá giá này báo hiệu NHTW cần phải có những biện pháp mạnh tay hơn trong tương lai.
2.3 Thực trạng giá vàng Việt Nam và thế giới2.3.1 Giai đoạn 1989-1999 2.3.1 Giai đoạn 1989-1999
Hình 2.5: Giá vàng thế giới giai đoạn 1985-2013 Nguồn: Kitco.com
Giá vàng thế giới đã từng lên mức đỉnh điểm trong lịch sử buôn bán vàng thế giới vào ngày 21/1/1982, ở mức 875 USD/Oz. Sau đó, giá vàng có một thời gian dài bình lặng, suốt từ thời kỳ 1989-1999, giá vàng chỉ xoay quanh ngưỡng giá từ 300 đến xấp xỉ 450 USD/Oz. Lượng vàng dự trữ bán ra trong thời kỳ này tới 3,500 tấn, khiến cho giá vàng giảm mạnh, ngày 1/7/1999 giá vàng chỉ còn 252.80
USD/Oz, mức giá thấp nhất trong những năm 1980 và 1990. Giá vàng mất đến 9 năm sau để cán mốc 300 USD/Oz vào tháng 10/1999. Nguyên nhân chính là do 9/1999, thỏa thuận chung Châu Âu về vàng được soạn thảo và chính thức cơng bố. Theo đó, thỏa thuận yêu cầu các nước tuân thủ nghiêm ngặt trong việc kiểm sốt lượng vàng bán ra trong vịng năm năm, với mục đích ngăn chặn đà tuột dốc của giá vàng. Ngay lập tức, tình hình giá vàng được cải thiện và có xu hướng phục hồi.
Hình 2.6: Giá vàng Việt Nam giai đoạn 1989-1999 Nguồn: SJC
Việt Nam khơng phải quốc gia có thế mạnh về vàng, hoạt động khai thác vàng rải rác trên khắp cả nước với quy mơ nhỏ. Theo Bộ Tài chính, tổng trữ lượng vàng nước ta khoảng 154 tấn, trong đó trữ lượng thăm dị chỉ đạt 42.7 tấn, trong khi đó cơng nghệ khai thác, chế biến vàng của các Doanh nghiệp trong nước chưa cao, hiệu quả kinh tế đạt khá thấp.
Tổng khối lượng vàng khai thác được hàng năm chỉ đáp ứng một tỉ lệ phẩn trăm rất nhỏ trong nhu cầu vàng của người dân. Do đó, lượng vàng hàng năm đáp ứng cho nhu cầu vàng của người dân đều có nguồn gốc từ nhập khẩu, và dĩ nhiên, giá vàng Việt Nam ln có chiều hướng biến động cùng chiều với giá vàng thế giới, theo đó, giá vàng trong nước xoay quanh ngưỡng 2-5 triệu VND/lượng trong giai đoạn này.
2.3.2 Giai đoạn 2000-2013
Mọi việc lại bắt đầu diễn ra theo chiều hướng bất ngờ với sự gia tăng đột biến của giá vàng, bắt đầu từ năm 2001, thời điểm đánh dấu nhiệm kỳ đầu tiên lãnh đạo đất nước Hoa Kỳ của Tổng thống George Bush. Vàng đánh dấu bước nhảy vọt về giá của minh với mức giá khởi điểm 1/1/2001 với chỉ 315 USD/Oz và chưa đầy 5 năm sau, giá vàng đã tăng lên gấp đơi. Trong phiên giao dịch ngày 12/5/2006, giá vàng đã có lúc tăng lên mức cao kỷ lục 731 USD/Oz – mức cao nhất kể từ tháng 1/1980. Như vậy, chỉ 6 tháng so với đầu năm 2006, giá vàng đã tăng khoảng 200 USD/Oz – tương đương 38.1%. Giá vàng tăng liên tục từng năm, khiến cho mức hấp dẫn của kim loại quý này càng mạnh mẽ đối với cả người dân và các tổ chức đầu tư thời đó. Tuy nhiên, giá vàng tăng trưởng theo hình răng cưa, có những thời điểm vàng bị mất giá rất nhanh, điển hình là thời điểm tháng 6/2005, giá vàng vượt ngưỡng 712 USD/Oz, nhưng lại nhanh chóng mất 17.8% về giá trị chi trong 6 tháng cuối năm khi chạm mốc 585 USD/Oz. Hay khoảng thời gian mà nhiều nhà đầu tư và người dân một phen sửng sốt với tốc độ giảm giá của vàng là tại thời điểm tháng 2/2007, khi giá vàng chạm mốc 1,000 USD/Oz, nhưng chỉ một năm sau đó, giá vàng chốt hạ tại 31/12/2007 với mức giá 723 USD/Oz, tức sụt giảm gần 28% chỉ trong khoảng thời gian chưa đến 1 năm. Sự tăng giảm thất thường của giá vàng thế giới đã khiến khơng ít người dân bị thua thiệt nghiêm trọng do đầu tư theo phong trào lướt sóng ngắn hạn và tâm lý “bầy đàn”.
Nỗi lo lạm phát tăng cao trong năm 2008 cùng với hệ lụy của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu xuất phát từ sự sụp đổ thị trường địa ốc kéo theo một số lượng con nợ lớn chưa từng thấy của thị trường cho vay dưới chuẩn tại Mỹ, tạo một lực đẩy vững chắc cho giá vàng đi lên gần như một đường thẳng đến tận 2011. Với sự ảnh hưởng sâu rộng đến nền kinh tế thế giới trong giai đoạn này đã khiến nhiều nhà đầu tư nối đuôi nhau chuyển hầu hết các kênh đầu tư hiện tại của mình để chuyển qua vàng. Vào ngày 5/9/2011, thị trường tiền tệ thế giới ghi nhận mức giá kỷ lục chưa từng có trong lịch sử của giá vàng – mức 1,900 USD/Oz. Và đây là mức đỉnh giá vàng chưa được đánh bại kể từ trước đến nay.
Hầu hết các Chính phủ các nước trên thế giới đều thiết lập các biện pháp hỗ trợ nền kinh tế trong các gói cứu trợ khẩn cấp và các biện pháp tài khóa mạnh tay. Tuy nhiên, nhu cầu đối với vàng với tư cách là “Vịnh tránh bão” an tồn nhất trong tình cảnh nền kinh tế thế giới đang chứa đựng nhiều rủi ro vẫn không hề thuyên giảm. Lượng vàng mua vào của các nhà đầu tư, NHTW hay các TCTD vẫn ào ạt tăng, kéo giá vàng đi lên mạnh mẽ, đặc biệt là sau sự tác động của sự kiện sụp đổ của Ngân hàng Lehman Brother và các tổ chức tài chính khổng lồ khác. Thêm vào đó, việc FED quyết định đưa lãi suất về mức thấp nhất trong lịch sử, cộng thêm những biện pháp bơm USD với khối lượng khổng lồ vào nền kinh tế để chống khủng hoảng đang tạo áp lực mất giá trở lại đối với USD và khiến người ta đặt câu