Kết quả thu được từ Eview cho thấy chỉ số Prob. Chi-Square(1) đã cao hơn giá trị kiểm định 5%. Điều này có thể kết luận rằng mơ hình đã khơng cịn hiện tượng tự tương quan bậc 1.
Như vậy mơ hình tổng qt rút ra được từ Eview có dạng như sau (làm trịn 2 chữ số thập phân):
GOLD_VN = 23.55*GOLD_WORLD + 0.56*EXC - 10.3
Như vậy, nhìn vào mơ hình ta có thể thấy được sự tác động rất mạnh đến giá vàng trong nước từ giá vàng thế giới và tỷ giá hối đoái.
2.6 Đánh giá sự tác động của lạm phát, giá vàng thế giới và tỷ giá hối đoái USD/VND lên giá vàng trong nước USD/VND lên giá vàng trong nước
Trong bài nghiên cứu, mục đích chính của tác giả là đi sâu vào phân tích sự tác động của các biến vĩ mô như lạm phát, giá vàng thế giới và TGHĐ USD/VND đối với giá vàng. Dữ liệu được hồi quy dựa trên phương pháp bình phương bé nhất OLS, kết quả từ Eviews cho thấy lạm phát khơng có sự tác động lên giá vàng trong nước, đặt trong bối cảnh của nền kinh tế Việt Nam, giai đoạn 1989-2013. Sau đó, tác giả tiếp tục sử dụng mơ hình hồi quy để làm rõ mối quan hệ của giá vàng trong nước, giá vàng thế giới và TGHĐ. Kết quả kiểm định cho thấy sự tác động rất mạnh của hai biến này lên giá vàng trong nước theo sự biến thiên cùng chiều. Sau đó, tác giả tiếp tục kiểm định một số khuyết điểm của mơ hình mới như: kiểm định thừa biến, kiểm định phương sai thay đổi và kiểm định tính tự tương quan của mơ hình nhằm đạt được mơ hình tốt nhất.
Chỉ số thu thập được mơ hình cũng cho thấy sự phụ thuộc của giá vàng trong nước vào hai biến độc lập là rất lớn. Kết quả chạy được từ mơ hình cho thấy
sự hợp lý với tình hình biến động thực tế đang diễn ra, phản ánh được tính chất phụ thuộc của giá vàng trong nước vào giá vàng thế giới và TGHĐ, vì bản chất của Việt Nam là nước nhập khẩu vàng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Như vậy, với kết quả chạy được từ mơ hình Eview, tác giả đã có những bằng chứng mang ý nghĩa thống kê trong việc chứng minh sự tác động của biến giá vàng thế giới và TGHĐ lên giá vàng trong nước. Đây là những kết luận quan trọng, giúp các nhà hoạch định kinh tế khoanh vùng những nguyên nhân, yếu tố vĩ mô cụ thể nhằm đưa ra những chính sách hiệu quả nhất, sáng suốt nhất trong việc kiểm soát tốt giá vàng trong nước.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG VÀNG VÀ KIỀM CHẾ TỶ GIÁ
Theo thống kê từ một số tờ báo uy tín, kể từ năm 1999 đến nay, NHTW và Chính phủ đã ban hành hơn 40 Nghị định và thông tư nhằm quản lý và điều chỉnh những điều bất cập về kinh doanh vàng theo từng thời kỳ. Việt Nam khơng phải là một nước có thể tác động đến giá vàng thế giới, lại càng khơng thể nắm vai trị là người dẫn dắt giá của kim loại quý này, hơn nữa nền kinh tế của Việt Nam luôn chịu sự ảnh hưởng rất lớn từ nền kinh tế của thế giới. Điều duy nhất chúng ta làm được đó chính là thu hẹp biên độ giữa giá vàng trong nước và thế giới, thực hiện chính sách TGHĐ theo hướng có lợi nhất cho sự phát triển kinh tế, nhằm phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng mà khơng rơi vào tình trạng USD hóa và vàng hóa.
3.1 Rút ngắn khoảng cách giá giữa thị trường vàng trong nước và thế giới
Kể từ sau khi Nghị định 174/1999/NÐ-CP ngày 24/12/1999 ra đời, tiếp nối là Nghị định 64/2003/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Nghị định số 174/1999/NĐ-CP ngày 09/12/1999 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, điểm nổi bật của những chính sách này chính là sự tự do hóa trong vấn đề quản lý thị trường vàng, theo đó vàng tiền tệ như thỏi vàng ký được quản lý chặt chẽ dưới sự kiểm sốt của chính sách dự trữ ngoại hối quốc gia, trong khi đó, vàng phi tiền tệ như vàng trang sức, thậm chí là vàng miếng lại được nới lỏng hơn. Theo đó, dưới sự hỗ trợ của chính sách nới lỏng, thị trường vàng trong thời kỳ này diễn ra rất sôi động, vàng được mua bán dễ dàng, giao dịch với khối lượng lớn, đặc biệt là năm 2006, Việt Nam lần đầu tiên cho ra đời hoạt động kinh doanh vàng tài khoản ở trong và cả ngoài nước.
Tuy nhiên, việc nới lỏng quản lý đối với thị trường vàng đã tạo ra những thách thức nhất định, nhất là khi giá vàng biến động phức tạp, vàng phi tiền tệ đã gây nên những tác động tiêu cực một cách sâu rộng cho nền kinh tế. Khi giá vàng có sự biến động tăng phức tạp kể từ năm 2002, các nhà đầu tư nhận thấy đầu tư vào vàng là kênh đầu tư mang lại tỷ suất lợi nhuận cao qua từng năm, trong khi các kênh
đầu tư khác lại mang nhiều rủi ro nhất định. Những đợt sóng vàng ngay lập tức thể hiện qua việc giá vàng tăng giảm khá bất ngờ. Từ những nhà đầu tư nhỏ lẻ, đến các tổ chức đầu tư mạo hiểm với tiềm lực tài chính mạnh mẽ lần lượt tham gia vào thị trường vàng, gây ra sự khan hiếm cung giả tạo, đồng thời kết hợp một số tin đồn thất thiệt, gây nên các “cơn sốt vàng” chưa từng có. Khi mức cung khơng đáp ứng nổi cầu vàng hiện hữu, giữa giá vàng thế giới và giá vàng trong nước xuất hiện một khoảng cách giá, điều này đã thúc đẩy việc gom ngoại tệ trong nước để nhập khẩu lậu vàng về trong nước để bán chênh lệch giá kiếm lời, gây ảnh hưởng bất lợi tới tỷ giá và thị trường ngoại tệ, đẩy mặt bằng giá hàng hóa nhập khẩu lên cao làm gia tăng lạm phát trong nền kinh tế và gây bất ổn kinh tế vĩ mơ.
Thêm vào đó, NHTW khơng lường trước được việc các TCTD huy động và cho vay vốn bằng vàng chuyển đổi thành tiền, theo Quyết định 432/2000/QĐ- NHTW là ngun nhân chính đẩy nền kinh tế có nguy cơ bị vàng hóa và USD hóa. Thời kỳ này, người ta sử dụng vàng miếng như một loại tiền tệ giá trị cao có chức năng thanh tốn. Chính vì vậy, việc ban hành quy định cụ thể về hoạt động sản xuất và kinh doanh vàng nhằm ngăn chặn kịp thời những tác động ngoài ý muốn của thị trường vàng là rất cần thiết.
Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03/04/2012 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng và Thông tư số 16/2012/TT-NHTW ngày 25/5/2012 hướng dẫn một số điều của Nghị định 24 đã được ban hành nhằm khắc phục những lỗ hổng pháp lý của những chính sách trước đó, với chủ trương chấm dứt việc “huy động, cho vay vốn bằng vàng” nhằm mục tiêu quản lý thị trường vàng, ổn định tỷ giá và kiểm soát lạm phát, rút ngắn chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới.
Tóm tắt các chính sách của các cơ quan liên ngành về việc quản lý hoạt động kinh doanh vàng Mục tiêu Chính sách ban hành
nhiệm vụ của NHNN trong lĩnh vực quản lý hoạt động kinh doanh vàng, Điều kiện vốn pháp định cho một số hoạt động kinh doanh vàng, NHNN cấp giấy phép cho doanh nghiệp sản xuất vàng miếng căn cứ vào mục tiêu chính sách tiền tệ
vàng, coi việc kinh doanh vàng là hoạt động buôn bán và kinh doanh thông thường.
Quy định chi tiết về các điều kiện bắt buộc các doanh nghiệp sản xuất vàng miếng như giấy phép hoạt động, xuất, nhập khẩu…
Tách bạch quản lý vàng tiền tệ và quản lý vàng phi tiền tệ với sự nới lỏng đáng kể trong quản lý đối với vàng phi tiền tệ tập trung: phân định rõ vàng miếng, vàng
trang sức; quản lý xuất nhập khẩu; quản lý sản xuất, gia cơng; quản lý kinh doanh,
t ị 9 / g - , g / c / -
Tóm tắt các chính sách của các cơ quan liên ngành về việc quản lý hoạt động kinh doanh vàng (tiếp theo) Mục tiêu Chính sách ban hành
Thống nhất cơ chế quản lý vàng, quy về đầu mối duy nhất là NHNN. Trao thêm một số quyền hạn nhất định cho NHNN nhằm phục vụ cho việc quản lý và ổn định chính sách kinh doanh vàng.
Hạn chế việc huy động vàng và cho vay để thực hiện thanh toán của các TCTD
Quy định cung vàng qua một kênh duy nhất là đấu thầu vàng, do NHNN chủ trì. c t - h t - u õ - i