Nhu cầu vàng của thế giới theo từng năm

Một phần của tài liệu Kiểm định ảnh hưởng của lạm phát, giá vàng thế giới và tỷ giá hối đoái đến giá vàng tại (Trang 32 - 39)

Vàng chủ yếu được khai thác từ tự nhiên. Theo Hội Đồng Vàng Thế Giới, khối lượng vàng sản xuất được được thống kê trong một số năm gần đây là khoảng 2.500 tấn/năm. Khối lượng sàn xuất vàng, công nghệ sản xuất hiện đại của các công ty khai thác vàng hàng đầu thế giới cũng tác động không nhỏ tới giá vàng. Hiện tại Úc, Trung Quốc, Châu Phi là những nơi sản xuất vàng chủ yếu của thế giới. Giá vàng thế giới biến động tăng hay giảm tùy thuộc vào lượng vàng khai thác trong năm của những khu vực này.

1.3.3.6 Niềm tin vào USD

Vàng và USD đều đóng vai trị là nơi cất giữ giá trị khi nền kinh tế có biến động xảy ra. USD có lợi thế là đồng tiền quốc tế, có giá trị thanh khoản cao, được chấp nhận thanh toán tại hầu hết các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, những lo ngại về sức khỏe nền kinh tế Mỹ và giá trị USD trong tương lai cũng là một động lực khiến cho người dân, nhà đầu tư, Chính phủ quay lưng lại với ngoại tệ mạnh này và tìm kiếm một kênh cất giữ an toàn hơn.

1.3.3.7 Sức khỏe các nền kinh tế lớn

Việc phân tích sức khỏe của các nền kinh tế lớn, đặc biệt là Mỹ, Nhật Bản, Tây Âu đồng thời với việc phân tích giá trị các đồng tiền giúp ích rất nhiều đến việc kinh doanh vàng.

1.3.3.8 Một số yếu tố khác

Tùy theo chính sách phát triển hay hạn chế khai thác khoáng sản của mỗi nước, hay mức độ can thiệp, chính sách của quản lý tài chính của chính quyền sở tại cũng là một tác động quan trọng đến giá vàng.

Thông tin liên quan đến sản lượng khai thác của các nước có trữ lượng vàng cao, hay sự thay đổi trong năng lực sản xuất của các công ty khai thác vàng, sự phát hiện các mỏ vàng lớn…cũng ảnh hưởng đáng kể tới giá vàng.

Sự ra đời của loại hình kinh doanh vàng qua sàn giao dịch tại các trung tâm tài chính Thế giới đã tạo ra những cơ hội lớn cho các nhà kinh doanh vàng tìm kiếm cơ hội. Đồng thời, đây là những kênh mua bán vàng tập trung, tạo điều kiện cho

dịng chảy vàng được thơng suốt hiệu quả. Nơi đây cũng tạo cơ hội tung hoành, thao túng giá thị trường của những nhà đầu cơ có mục đích chủ quan. Phân tích kỹ hành động của giới đầu cơ có thể giúp ích cho hoạt động kinh doanh vàng.

Ngoài ra, yếu tố tâm lý của người tiêu dùng cũng đóng vai trị quan trọng đối với giá vàng. Tâm lý đầu tư hay mua, bán vàng theo chủ nghĩa bầy đàn cũng gây ra những biến động vô cùng lớn cho thị trường. Tâm lý đám đông thường xuất hiện khi giá vàng tăng mạnh hay giảm mạnh.

Giá kim loại khác như bạc, đồng, bạch kim,…cũng có tác động tới giá vàng theo tỷ lệ thuận.

1.4 Tổng quan các nghiên cứu trước đây

Tanvi Varma (2010) đề cập đến mức dư nợ cao của lạm phát toàn cầu và hiệu suất mạnh mẽ của vàng so với các loại tài sản khác. Bên cạnh đó, tác giả cũng nhận thức được tầm quan trọng của vàng trong quản lý danh mục khi xem xét sự biến động của vàng và đặc tính tương quan kém với các loại tài sản khác trong cùng một danh mục đầu tư.

Bên cạnh đó, bài nghiên cứu cũng chứng minh được vàng có mối tương quan âm với USD, từ đó làm cho vàng được ví như một hàng rào hiệu quả chống lại sự biến động của tiền tệ và lạm phát. Điều đó có nghĩa, ngay cả khi thời điểm giá trị của USD giảm, nhưng giá trị của vàng vẫn giữ vững, thậm chí cịn tiếp tục tăng mạnh mẽ hơn. Và những thời điểm như vậy chính là những cơ hội chín muồi cho các nhà đầu tư vàng.

Baur và McDermott (2010) đã mở rộng phân tích về vàng, được mệnh danh như "thiên đường an tồn" trong thời kỳ thị trường chứng khốn có những sự bất ổn nhất định. Họ chỉ ra rằng: một “hàng rào” được định nghĩa là một tài sản khơng có tương quan hoặc có mối tương quan âm với một tài sản hoặc danh mục đầu tư trung bình, trong thời điểm căng thẳng thị trường hoặc trong thời điểm thị trường đang hỗn loạn. Trong thực tế, trong các nghiên cứu trước đó, Jaffe và Mandelker (1976) cũng thử nghiệm giả thuyết Fisher trong lạm phát và thời gian khơng có lạm phát.

Baur và McDermott (2010) thêm biến giả trong mô hình nghiên cứu để nắm bắt thêm thơng tin khi thị trường sụt giảm. Ngồi việc thêm các biến giả, phương pháp hồi quy phân vị cũng là một phương pháp tốt để giải quyết vấn đề này. Phương pháp này có thể phát hiện ra một số mối quan hệ mới mà hồi quy chung không làm được.

Dee (2012) áp dụng phương pháp này để tìm ra cơ chế tự bảo toàn vốn của vàng trong các trường hợp lạm phát cực cao và cực thấp ở Trung Quốc đại lục. Nghiên cứu này đóng góp ba nhận định quan trọng: thứ nhất, từ quan điểm kinh tế, các tác giả áp dụng mơ hình hồi quy phân vị để kiểm tra tính bảo tồn vốn và bảo hiểm rủi ro vàng khi xét trong điều kiện nền kinh tế đang trong thời kì khó khăn. Thứ hai, bài nghiên cứu cung cấp một định nghĩa mới về một “hàng rào” chắc chắn theo nghiên cứu của Mulyadi và cộng sự (2012). Thứ ba, các tác giả kiểm tra khả năng bảo hiểm rủi ro vàng đặt trong bối cảnh Trung Quốc, một thị trường mới nổi với tiềm lực phát triển kinh tế rất đáng nể. Với dữ liệu được thu thập rất chi tiết, theo ngày và theo tháng, kết quả thu được cho thấy vàng có thể chống lại lạm phát và rủi ro chứng khoán trong thời gian dài, chứ không phải là chỉ trong ngắn hạn.

Nhiều nghiên cứu đã nêu bật tầm quan trọng của đầu tư vào vàng để xây dựng một danh mục đầu tư đa dạng nhằm phòng vệ trước biến động giá tiền tệ, lạm phát, bất ổn chính trị, tăng trưởng kinh tế thấp. Ví dụ như Adrangi và các cộng sự (2000), Chua và các cộng sự (1990), Capie (2005), Smith (2002). Cụ thể hơn, nhiều nghiên cứu đã điều tra những lợi ích có thể có từ việc tích lũy đầu tư vàng, ví dụ Chua và cộng sự (1990) đã nêu bật những lợi ích đa dạng hóa danh mục đầu tư khi đầu tư vào vàng.

Wang (2010) đã chi ra rằng giá vàng có khả năng bảo hiểm rủi ro chống lại lạm phát trong thời gian dài. Họ khám phá ra rằng trong những thời kỳ nền kinh tế gặp ít khó khăn, thì giá vàng khơng có biểu hiện rõ nét trong vai trò chống lại lạm phát, nhưng khi nền kinh tế đang đối mặt với những sức ép về kinh tế thì giá vàng có thể được sử dụng để chống lại lạm phát rất tốt, mà trong trường hợp của Hoa Kỳ là một ví dụ điển hình. Ciner (2010) đã thu thập dữ liệu của Mỹ và Anh để trả lời

cho câu hỏi liệu giá vàng có khả năng bảo tồn giá trị và là thiên đường an tồn chống lại lạm phát hay khơng. Họ cho thấy việc đầu tư vàng khơng những bảo tồn giá trị chống lạm phát mà còn chống lại sự biến động của TGHĐ. Beckmann và Czudaj (2012) áp dụng việc phân tích các hệ số vàng trong những khoảng thời gian khác nhau để chứng minh vàng là một nơi trú ẩn an toàn khi đầu tư, trong trường hợp của Mỹ, Anh, khu vực Euro và Nhật Bản. Kết quả cho thấy đầu tư vàng là một nơi an toàn cho các nhà đầu tư chống lại lạm phát nhưng hiệu ứng này là mạnh hơn tại Mỹ, Anh và khu vực đồng Euro. Trong trường hợp của Thổ Nhĩ Kỳ, Omag (2012) thấy rằng lãi suất danh nghĩa có sự tác động đến lạm phát và đồng thời, lạm phát có tác động tích cực lên giá vàng, hay giá vàng là hàng rào chống lại lạm phát.

Tác giả Jana Šimáková (2011) có bài nghiên cứu về mối quan hệ giữa giá vàng và giá dầu mỏ. Để chứng minh liệu giá dầu mỏ tăng có tác động đến giá vàng hay không, tác giả dựa theo phương thức chứng minh tính bắc cầu, thơng qua biến trung gian là lạm phát. Ba giả định được thiết lập như sau:

o Giả định thứ nhất : Giá dầu tăng ảnh hưởng đến lạm phát; o Giả định thứ hai : Lạm phát dẫn đến sự gia tăng của giá vàng,

o Giả định thứ ba : Là giả định rút ra được từ kết quả của hai giả định đầu tiên, đó là trong trường hợp giả định đầu tiên và thứ hai được chấp nhận, việc tăng giá dầu dẫn đến sự gia tăng của giá vàng.

Mối tương quan giữa các biến đã cho thấy một số tích cực. Điều này được thể hiện trong bảng ma trận hệ số tương quan giữa các biến: tốc độ tăng trưởng của dầu là rất tích cực đối với sự tác động của lạm phát. Tuy nhiên, kết quả cho thấy lạm phát khơng tác động đến giá vàng, do đó mối quan hệ giữa giá dầu và giá vàng khơng thể giải thích được thơng qua biến trung gian là lạm phát.

Larry A. Sjaastad và Fabio Scacciavillani (1996) có bài nghiên cứu về mối quan hệ giữa TGHĐ và vàng. Trong bài nghiên cứu của mình, các tác giả xem xét các mối quan hệ lý thuyết giữa TGHĐ và giá cả của vàng giao dịch trên thị trường quốc tế. Trong phần kiểm định của mình, Larry đã sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu dự báo nhằm phân tích biến động giá vàng. Bài nghiên cứu kết luận: kể từ

khi hệ thống tiền tệ Bretton Woods bị sụp đổ, kết hợp với việc thả nổi TGHĐ giữa các đồng tiền chính trên thế giới đã làm cho giá vàng luôn đối mặt với sự bất ổn kéo dài.

Tại Việt Nam, hiện có khá ít bài nghiên cứu đề cập đến mối liên quan và tác động qua lại giữa vàng và lạm phát, mà họ chuyên về nghiên cứu chuyên sâu tác động của riêng rẽ mỗi yếu tố đến nền kinh tế hơn. Theo nghiên cứu “Mối quan hệ giữa giá vàng và lạm phát tại Việt Nam” của Thạc sỹ Nguyễn Thị Hòa (2011), tác giả đi sâu vào phân tích mối quan hệ nhân quả giữa giá vàng, lạm phát và tỷ giá USD/VND. Dữ liệu được hồi quy dựa trên phương pháp bình phương bé nhất OLS kèm theo các điều kiện ràng buộc kiểm định biến thừa LR trong mơ hình. Kiểm định đồng liên kết được thực hiện và dữ liệu cho kết quả giữa giá vàng, lạm phát và tỷ giá USD/VND có tính đồng liên kết và tồn tại mối quan hệ dài hạn giữa chúng, do đó khơng có hiện tượng hồi qui tương quan giả trong phương trình và các kiểm định thống kê truyền thống vẫn áp dụng trong trường hợp này.

Cuối cùng, để kiểm tra mối quan hệ nhân quả giữa các biến giá vàng, lạm phát và tỷ giá USD/VND tác giả thực hiện kiểm định nhân quả Granger (Granger Causality). Kết quả kiểm định nhân quả Granger cặp giữa giá vàng, lạm phát và kiểm định Granger có biến kiểm sốt tỷ giá USD/VND cho thấy giá vàng có tác động đến lạm phát, giá vàng tăng sẽ làm cho lạm phát tăng (sự biến thiên cùng chiều), tuy nhiên là khơng có chiều ngược lại, vì theo kết quả thơng kê, lạm phát khơng có dấu hiệu tác động lên giá vàng. Do đó, làm thế nào để bình ổn giá vàng, làm thế nào để kiềm chế lạm phát hay nói cách khác là làm thế nào để ổn định vĩ mô là một câu hỏi đặt ra cho các nhà hoạch định chính sách kinh tế của đất nước.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Với bằng chứng thu thập được từ những nghiên cứu trong quá khứ của nhiều nhà nghiên cứu khác nhau, có thể nói rằng sự tác động của lạm phát, giá vàng thế giới và TGHĐ lên giá vàng có ý nghĩa thống kê hay khơng là tùy thuộc vào từng thời điểm nghiên cứu, giai đoạn nghiên cứu và ngồi ra cịn tùy thuộc vào bối cảnh kinh tế của từng nước nghiên cứu. Do đó, việc nghiên cứu sự tác động của các yếu tố vĩ mô này lên giá vàng nếu được đặt trong một giai đoạn nghiên cứu khác nhau, và trong những nền kinh tế đặc thù khác nhau sẽ cho ra kết quả nhận định không giống nhau. Việc kiểm định mối quan hệ này đặt trong bối cảnh kinh tế của Việt Nam là rất cần thiết, vì đây sẽ là một bằng chứng tham khảo rất có giá trị trong việc vận dụng điều hành nền kinh tế trong thực tiễn.

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA LẠM PHÁT, GIÁ VÀNG THẾ GIỚI VÀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN GIÁ VÀNG TẠI VIỆT NAM

2.1 Thực trạng lạm phát tại Việt Nam 2.1.1 Giai đoạn 1989-1999

Một phần của tài liệu Kiểm định ảnh hưởng của lạm phát, giá vàng thế giới và tỷ giá hối đoái đến giá vàng tại (Trang 32 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w