Tỷ giá USD/VND giai đoạn 1989-1999

Một phần của tài liệu Kiểm định ảnh hưởng của lạm phát, giá vàng thế giới và tỷ giá hối đoái đến giá vàng tại (Trang 42 - 43)

Cuộc khùng hoảng chính trị ở Đơng Âu bắt đầu 1989 ở Ba Lan, sau đó kéo theo sự sụp đổ của Liên Bang Soviet đánh dấu sự suy giảm trong giao thương kinh tế ở trong khối. Nền kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng khá nặng nề khi chuyển sang giao thương bằng đồng USD. Cơ chế tỉ giá ổn định bị xóa bỏ, thay vào đó là TGHĐ biến động theo quan hệ cung-cầu trên thị trường.

Tháng 8/1991, với sự ra đời lần lượt của Trung tâm giao dịch ngoại tệ Thành Phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, các doanh nghiệp và ngân hàng đã chủ động được nguồn cung cầu ngoại tệ trong hoạt động kinh doanh. Thêm vào đó, NHTW quyết định bãi bỏ hình thức tỷ giá nhóm, thay vào đó là các phiên giao dịch ngoại tệ được công bố tỷ giá chính thức. Từ đó, tỷ giá USD/VND ổn định trong khoảng 11,000 kéo dài cho đến 1996.

Tuy nhiên, với sự khủng hoảng kinh tế bắt nguồn từ Thái Lan, sau đó lan rộng ra cả Châu Á năm 1997, NHTW đã đứng trước nhiều thách thức trong việc ổn định thị trường ngoại hối. Từ tháng 7/1997, đồng VND tăng giá khá cao so với khu vực, dẫn đến việc điều chỉnh biên độ giao dịch từ 5% lên 10%, khiến cho sự chênh lệch giá giữa NHTM và thị trường giao dịch chợ đen lần lượt là 12,293 USD/VND và 13,567 USD/VND. Điều này đã tạo điều kiện cho nạn đầu cơ gia tăng, tạo sự căng thẳng cho thị trường ngoại hối. Lần lượt những đợt nâng tỷ giá lên cao, có lúc lên đến 12,988 USD/VND để bù đắp sự chênh lệch tỷ giá thị trường đã từng bước cải thiện tình hình.

2.2.2 Giai đoạn 2000-2013

Một phần của tài liệu Kiểm định ảnh hưởng của lạm phát, giá vàng thế giới và tỷ giá hối đoái đến giá vàng tại (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w