Cơ sở khoa học và thực tiễn.

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý chất lượng đào tạo hệ trung cấp chuyên nghiệp của trường cao đẳng công nghiệp hưng yên (Trang 95 - 98)

- Cùng với nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất nói chung, trang thiết bị dạy và học nói riêng là một trong những nhân tố nhân tố quan trọng tác động tích cực tới việc nâng cao chất lượng dạy và học, đảm bảo chất lượng đào tạo của một trường; giúp cho người học đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng lao động, tiếp cận ngay và làm chủ công nghệ nơi công tác một cách có hiệu quả.

- Cùng với trang thiết bị dạy học, các công trình phụ trợ trong các cơ sở đào tạo, như nhà giáo dục thể chất, thư viện, nhà ăn tập thể, nhà ký túc xá cho học sinh, hệ thống điện nước, hệ thống đường nội bộ, khuôn viên.... cũng tác động lớn đến chất lượng chung trong quá trình đào tạo.

- Những năm qua, mặc dù Nhà trường đã có nhiều cố gắng trong công tác đầu tư cơ sở vật chất phục vụ nhiệm vụ đào tạo song so với nhu cầu hiện tại vẫn chưa đáp ứng đủ. Đặc biệt để phục vụ cho chiến lược phát triển của Trường đến năm 2015, việc đầu tư nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất là việc cần thiết và hợp lý.

3.2.3.2. Nội dung

Biện pháp 1: Đầu tư nâng cấp và xây dựng mới các phòng học lý thuyết,

phòng học chuyên môn và các xưởng thực hành nghề. - Khu học tập lý thuyết:

+ Cải tạo nâng cấp số phòng học hiện có và tiếp tục xây dựng mới bổ sung về phòng học lý thuyết đảm bảo đủ nhu cầu về lớp học do quy mô đào tạo của Nhà trường hàng năm không ngừng tăng lên.

+ Khu học tập lý thuyết được bố trí theo từng hệ đào tạo, từng ngành đào tạo, đảm bảo tiêu chuẩn về diện tích, ánh sáng và các trang bị phục vụ cho dạy và học của giáo viên và học sinh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

-93-

+ Để sử dụng triệt để khu học tập lý thuyết, ngoài giờ học chính khoá Nhà trường nên có quy định về thời gian mở cửa buổi tối để cho học sinh – sinh viên tự học trên giảng đường.

- Khu xưởng thực hành:

Hệ thống xưởng thực hành của Nhà trường gồm có: xưởng May công nghiệp, xưởng Điện dân dụng, xưởng Điện tử, xưởng Gò hàn, phòng Tin học, xưởng Mộc mỹ nghệ. Hiện nay, Nhà trường chưa có điều kiện xây dựng tập trung theo từng khu thực hành. trong khi đó một số xưởng diện tích chưa đủ so với tiêu chuẩn và còn nằm quá gần khu học tập lý thuyết. Vì vậy các giải pháp trong thời gian tới là:

+ Quy hoạch từng khu các xưởng thực hành theo ngành nghề đào tạo, mỗi khu xưởng đảm bảo giao thông và các tiêu chuẩn khác về nhà xưởng công nghiệp.

+ Tăng cường các trang thiết bị, đặc biệt các thiết bị chuyên dùng cho các xưởng đào tạo nghề: Cơ khí, Điện, May.. như thiét bị hàn hơi, hàn cắt PLazma, máy tiện, máy bào, máy công cụ CNC và các thiết bị điện.

- Hệ thống phòng học chuyên môn:

Để đáp ứng nhu cầu đào tạo trong thời gian tới, việc đầu tư các phòng học chuyên môn là cần thiết. Hiện nay, Nhà trường mới chỉ có 01 phòng học Lab với đầy đủ trang thiết bị hiện đại, song so với nhu cầu những năm tới, Trường cần đầu tư thêm một số phòng học chuyên môn như: phòng thiết kế thời trang, phòng vẽ kỹ thuật, phòng CNC.

Biện pháp 2: Nâng cấp nhà Thư viện, đầu tư mua thêm tài liệu phục vụ

cho công tác giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học của cán bộ, giáo viên và học sinh.

- Vị trí nhà Thư viện phải được xây dựng tách khỏi khu học lý thuyết và thực hành để đảm bảo sự yên tĩnh cho các độc giả, đảm bảo giao thông thuận tiện với các khu chức năng như: Khu học lý thuyết, khu ở và trục giao thông chính.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

-94-

- Nhà thư viện phải có đầy đủ các phòng như: phòng đọc cho học sinh, phòng đọc cho giáo viên, phòng diễn giảng, kho sách, thư viện điện tử và khối phụ trợ.

- Nhà trường cần dành một phần ngân sách thoả đáng cho việc đầu tư tăng thêm đầu sách, tài liệu chuyên ngành và nối mạng Internet tạo điều kiện công tác nghiên cứu của giáo viên và học sinh.

Biện pháp 3: Đẩy mạnh công tác biên soạn, chỉnh lý giáo trình môn học.

- Tiếp tục tiến hành chỉnh lý những giáo trình môn học đã có của một số ngành nghề đào tạo, đảm bảo tính khoa học và tính thực tiễn cao. Đồng thời, đầu tư cho in ấn đủ số lượng đáp ứng nhu cầu giảng dạy, học tập của giáo viên và học sinh.

- Đối với những ngành nghề mới, Nhà trường có kế hoạch phân công cán bộ giáo viên biên soạn giáo trình, sau khi được Hội đồng khoa học Nhà trường kiểm định tiến hành in ấn để đảm bảo 100% các môn học có giáo trình học tập.

Biện pháp 4: Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực tài chính của Nhà trường.

- Xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm sát thực để xác định đúng nhu cầu tài chính của Nhà trường trong một năm, từ đó có biện pháp huy động các nguồn tài chính kịp thời. Đồng thời, kế hoạch tài chính cũng là căn cứ để kiểm tra, đánh giá tình hình thu – chi tại Nhà trường, phấn đấu tiết kiệm chi phí hoạt động. Kế hoạch tài chính cần được xây dựng từ các bộ phận trực thuộc, sau đó Phòng Tài chính kế toán tổng hợp theo từng cơ sở và toàn bộ Trường.

- Quy định rõ về chế độ thu học phí của học sinh, sinh viên tránh tình trạng thất thu, chậm thu dẫn đến việc khó khăn trong thực hiện các kế hoạch chi tiêu của nhà trường.

- Tận dụng các nguồn tài trợ bên ngoài để giảm gánh nặng tài chính cho Nhà trường, đặc biệt là từ các nguồn tài trợ của doanh nghiệp.

- Liên kết đào tạo với các doanh nghiệp để tận dụng cơ sở vật chất hiện đại của các doanh nghiệp phục vụ cho quá trình đào tạo của Nhà trường, góp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

-95-

phần tránh việc đầu tư tràn lan vào các thiết bị dạy học nhưng hiệu quả sử dụng không cao.

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý chất lượng đào tạo hệ trung cấp chuyên nghiệp của trường cao đẳng công nghiệp hưng yên (Trang 95 - 98)