Đánh giá công tác quản lý và giáo dục học sinh, sinh viên.

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý chất lượng đào tạo hệ trung cấp chuyên nghiệp của trường cao đẳng công nghiệp hưng yên (Trang 73 - 77)

Mối quan hệ của nhà trường đối với các doanh nghiệp trong việc tổ chức và quản lý thực tập cuối khoá của học sinh được đánh giá (mục 8, phục lục 3) được đánh giá là tốt. Khi học sinh đi thực tập tại các doanh nghiệp này thì nhà trường làm quyết định giao cho giáo viên đi hướng dẫn thực tập để gắn trách nhiệm giữa thầy và trò. Thầy có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra để có ý kiến điều chỉnh cho phù hợp, giúp học sinh trong thời gian thực tập tại doanh nghiệp.

Trong công tác quản lý và giáo dục học sinh, sinh viên ngay từ đầu năm học Nhà trường tổ chức học tập chính trị đầu khoá với các chuyên đề về nội quy, quy chế, đạo đức, tư cách, ý thức tổ chức kỷ luật và các chuyên đề liên quan đến an toàn giao thông, phòng chống ma tuý, tệ nạn xã hội. Các chuyên đề trên đã được giáo viên chính trị, phòng Đào tạo, phòng Công tác học sinh – sinh viên và công an địa phương đảm nhận. Hàng năm, Nhà trường phối hợp với các cơ quan văn hoá của tỉnh, của Trung ương tổ chức chiếu phim, giao lưu văn hoá văn nghệ, tổ chức hội nghị giáo viên chủ nhiệm, thường xuyên giữ mối liên lạc giữa Nhà trường với gia đình học sinh trong việc rèn luyện giáo dục học sinh, sinh viên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

-71-

- Về công tác quản lý giáo dục học sinh trong giờ học và ngoài giờ được đánh giá chung là tốt, có tới 52,5% ý kiến được hỏi đánh giá tốt, 22,5 % đánh giá khá, chỉ có 5,0% đánh giá mức trung bình.

Bảng 2.31. Đánh giá công tác quản lý học sinh trong và ngoài giờ học

Tần số Tỷ lệ % thực Tỷ lệ % hợp lệ Tỷ lệ % tích luỹ Số quan sát hợp lệ Trung bình 2 5,0 5,0 5,0 Khá 9 22,5 22,5 27,5 Tốt 21 52,5 52,5 80,0 Rất tốt 8 20,0 20,0 100,0 Tổng 40 100,0 100,0

- Về việc quản lý học sinh kết hợp giữa nhà trường và phụ huynh học sinh ở( mục 9, phụ lục 3). Hàng kỳ nhà trường vẫn gửi thư về cho phụ huynh học sinh, đây là công việc mà nhà trường và gia đình có được sự liên lạc thường xuyên góp phần giáo dục cho học sinh tốt hơn. Công việc này đã được học sinh đánh giá là tốt với 95% ý kiến.

- Đánh giá tính công bằng trong thi và kiểm tra của học sinh, là một trong những việc làm luôn được các cấp quản lý giáo dục trong Nhà trường quan tâm. Cùng với việc tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục, định kỳ Nhà trường triển khai công tác thanh tra giáo dục việc thực hiện nội qui, quy chế của giáo viên, việc cho điểm qua các kỳ thi và kiểm tra môn học. Những năm qua trong Trường không xảy ra các hiện tượng tiêu cực đảm bảo tốt tính công bằng trong đánh giá kết quả học tập của học sinh. Đánh giá từ phía người học (phục lục 3) được đánh giá chung công tác này ở mức tốt: Có tới 65% đánh giá tốt, 25% đánh giá mức khá và 10% đánh giá ở mức trung bình.

- Trong những năm qua, sự phối kết hợp giữa giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn và phòng Công tác học sinh trong việc theo dõi đánh giá điểm rèn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

-72-

luyện của học sinh được đánh giá chung là khá, công tác này có tới 65% ý kiến của học sinh đánh giá ở mức khá, 26% đánh giá mức tốt chỉ có 3% đánh giá mức kém.

Bảng 2.32. Đánh giá công tác xét điểm rèn luyện của học sinh

Tần số Tỷ lệ % thực Tỷ lệ % hợp lệ Tỷ lệ % tích luỹ Số quan sát hợp lệ Kém 3 3,0 3,0 3,0 Trung bình 5 5,0 5,0 8,0 Khá 57 57,0 57,0 65,0 Tốt 26 26,0 26,0 91,0 Rất tốt 9 9,0 9,0 100,0 Tổng 100 100,0 100,0

2.2.4. Phương pháp đánh giá chất lượng đào tạo thông qua khảo sát sự

hài lòng của người học về chất lượng đào tạo.

Đợt thu thập ý kiến học sinh, sinh viên về chất lượng đào tạo của Trường là một hoạt động, một phương pháp đánh giá chất lượng đào tạo tại Trường, qua đó tìm hiểu, thu thập thông tin để so sánh và kiểm chứng với kết quả đánh giá theo các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo ở trên.

Đối tượng học sinh tham gia đợt thu thập ý kiến thuộc 04 khoa, mỗi khoa chọn ngẫu nhiên 20 học sinh để khảo sát. Bảng câu hỏi mà đề tài nghiên cứu khảo sát tại trường (phục lục) gồm 20 câu hỏi chính thức và 01 câu hỏi mở liên quan đến sự hài lòng của người học về chất lượng đào tạo. Nội dung của phiếu thăm dò ý kiến học sinh về chất lượng đào tạo gồm 04 phần:

- Học tập và giảng dạy (từ câu 1 đến câu 9).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

-73- - Thư viện (từ câu 16 đến câu 18).

- Đời sống văn hoá - dịch vụ phục vụ học sinh (từ câu 19 đến câu 20). Trong bảng câu hỏi khảo sát sự hài lòng của học sinh, mỗi khía cạnh cụ thể của quá trình giáo dục được học sinh đánh giá bằng hai thang đo 5 điểm. Thang đo thứ nhất để đánh giá mức độ quan trọng của chất lượng phục vụ đối với học sinh. Thang đo thứ hai để đánh giá mức độ hài lòng của học sinh về các dịch vụ mà nhà trường đang đáp ứng. Từ cách thức này có thể cho biết được những khía cạnh cụ thể nào là quan trọng, mức độ hài lòng của người học về khía cạnh đó thế nào, giúp cho Nhà trường có những biện pháp cụ thể để nâng cao sự hài lòng về chất lượng đào tạo của học sinh.

Nhìn vào số liệu thống kê trong bảng 2.35, ta có thể thấy mức độ quan trọng và sự hài lòng của học sinh - sinh viên về từng khía cạnh của chất lượng đào tạo. Kết quả cụ thể tổng hợp như sau:

- Những điểm mạnh (có điểm trên 4 trở lên): không có điểm nào.

- Những điểm đạt yêu cầu (có điểm đánh giá ở mức 3 trở lên và nhỏ hơn mức 4): gồm 18/20 câu, đạt tỷ lệ 90% trên tổng số câu hỏi.

- Những điểm không đạt yêu cầu (có điểm đánh giá ở mức 2 trở lên và nhỏ hơn mức 3): gồm 2/20 câu, đạt tỷ lệ 20%.

Bảng 2.33. Mô tả kết quả trả lời phiếu thăm dò học sinh khoá 2009- 2011

Câu hỏi đánh giá Quan Điểm mức độ Trọng

Hài Lòng Câu 1: Phương pháp giảng dạy của giáo viên 3,81 3,75 Câu 2: Nội dung kiến thức truyền đạt trong các buổi học 3,69 3,61 Câu 3: Khối lượng học tập 3,36 3,20 Câu 4: Trình tự sắp xếp môn học phù hợp và có logic 3,56 3,42 Câu 5: Kiến thức nhận được giúp học sinh phát triển tư duy và

đưa ra các giải pháp

3,20 3,00

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

-74-

Câu 7: Môi trường khuyến khích bạn học tập và nghiên cứu khoa học

3,16 3,00

Câu 8: Phát triển kỹ năng ngoại ngữ và tin học 3,52 2,90 Câu 9: Bạn luôn có ý thức tìm tài liệu tham khảo thêm cho môn

học

3,54 3,00

Câu 10: Chất lượng phòng học và các thiết bị trong phòng học 3,57 3,20 Câu 11: Phương tiện hiện đại phục vụ giảng dạy, học tập 3,79 3,36 Câu 12: Chất lượng các phòng thực hành, phòng thí nghiệm 3.56 3,20 Câu 13: Sự sẵn có về nơi dành cho bạn tự học 3.42 3,00 Câu 14: Dụng cụ thể thao 3,25 3,00 Câu 15: Sự thoải mái, dễ chịu của môi trường cảnh quan 3,30 3,20 Câu 16: Chất lượng giáo trình, tài liệu tham khảo của từng môn

học

3,58 3,42

Câu 17: Số lượng và sự cập nhật thường xuyên tài liệu, sách báo của thư viện

3,29 2.90

Câu 18: Thời gian mở cửa phục vụ của thư viện 3,23 3,16 Câu 19: Các dịch vụ phục vụ học sinh (y tế, căng tin, chỗ gửi

xe)

3,14 3,00

Câu 20: Chương trình hoạt động tập thể cho học sinh 3,39 3,20 Qua phỏng vấn trực tiếp từ học sinh thì họ cho rằng chất lượng đào tạo của trường còn ở mức trung bình. Học sinh đề nghị có cơ hội được đi thực tế tiếp xúc với những doanh nghiệp nhiều hơn nữa, để được làm quen với những máy móc thiết bị hiện đại để khi ra trường đến nơi công tác được tự tin hơn. Đó là những thông tin phản hồi hữu ích cho cả người thầy và các nhà quản lý để kịp thời điều chỉnh lại các công việc liên quan nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo phục vụ và đáp ứng nhu cầu của người học.

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý chất lượng đào tạo hệ trung cấp chuyên nghiệp của trường cao đẳng công nghiệp hưng yên (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)